Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Làm sao để phát hiện ra bệnh bàn chân phẳng? Cách điều trị ra sao?

Cập nhật: 24/11/2020 10:02 | Trần Thị Mai

Bàn chân phẳng là tình trạng khi vòm ở lòng bàn chân bị phẳng, đồng thời toàn bộ lòng bàn chân chạm vào sàn nhà khi đứng lên. Hiện tượng này diễn ra khá phổ biến và bất cứ giới tính nào cũng có thể gặp phải. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu kỹ hơn các thông tin về bệnh như nguyên nhân, dấu hiệu, kỹ thuật chẩn đoán, điều trị...  

Làm sao để phát hiện ra bệnh bàn chân phẳng? Cách điều trị ra sao?

Nguyên nhân gây ra bàn chân phẳng

Lòng bàn chân phẳng xảy ra với trẻ sơ sinh và những trẻ mới biết đi là do vòm bàn chân chưa phát triển hết.

Đa phần mọi người sẽ phát triển vòm chân trong suốt quãng thời thơ ấu, tuy nhiên cũng có những trường  hợp không bao giờ phát triển vòm này. Đây cũng là một biến thể bình thường của các loại bàn chân.  Không có vòm bàn chân có thể hoặc sẽ không xảy ra vấn đề gì.

Khi trẻ có bàn chân phẳng linh hoạt thì nhìn thấy khi trẻ  ngồi hoặc đứng trên đầu ngón chân và sẽ biến mất khi trẻ đứng.

Vòm bàn chân cũng có thể thấp dần theo thời gian. Gân chạy dọc theo bên trong mắt cá chân giúp hỗ trợ vòm bàn chân sẽ bị hao mòn theo thời gian. 

Các nguyên nhân gây ra bàn chân phẳng như:

  • Mắc dị tật bàn chân phẳng là do di truyền từ ba mẹ, gia đình đã có tiền sử mắc bàn chân phẳng.
  • Các mô kết nối ở chân bị kéo giãn và sưng lên điều này là do hoạt động quá sức, chấn thương, viêm khớp, béo phì…
  • Dây chằng là một dải mô kết nối các xương với nhau và giữ vai trò quan trọng trong việc định hình vòm cong bàn chân. Trong trường hợp dây chằng lỏng lẻo các xương sẽ không được cố định tốt và làm mất khả năng cong vòm bàn chân.
  • Do chênh lệch chiều dài của cả hai chân: khi một trong hai chân dài hơn bên còn lại bàn chân của  bên chân dài hơn sẽ có vòm phẳng hơn nhằm tạo nên sự cân bằng.
  • Mất mô kết nối trong cơ thể do hội chứng hội chứng Ehlers-Danlos và hội chứng tăng động khớp.
  • Các bệnh lý ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh như nứt đốt sống, loạn dưỡng cơ.

Ngoài ra còn có các yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bàn chân phẳng như:

  • Người có tình trạng thừa cân, béo phì.
  • Mắc các tổn thương bàn chân hoặc mắt cá chân.
  • Có tiền sử mắc viêm khớp dạng thấp.
  • Người bệnh đã có các  triệu chứng bị lão hóa.
  • Mắc bệnh tiểu đường.

Sẽ còn các nguyên nhân và yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh bàn chân phẳng khác. Tuy nhiên chưa được liệt kê ở trên, nếu bạn đọc thắc mắc hãy hỏi ý kiến chuyên khoa để thêm nhiều thông tin chi tiết.

ban-chan-phang
Bàn chân phẳng có thể gây ảnh hưởng cả khớp cổ chân, khớp gối, khớp háng…

Triệu chứng của lòng bàn chân phẳng

Theo các giảng viên Khoa Điều dưỡng của nhà trường thì chia sẻ thường thì sẽ không có dấu hiệu hoặc triệu chứng liên quan đến bàn chân phẳng nhưng những có trường hợp bị đau chân ở vùng gót chân hoặc khu vực vòm. Mức độ đau gia tăng lên khi hoạt động hoặc sưng dọc ở bên trong mắt cá chân.

Khi nhận thấy cơ thể có các triệu chứng như bàn chân bị đau khi mang ủng, dép nhanh chóng bị mòn rất nhanh, lòng bàn chân phẳng, bàn chân yếu, tê hoặc co cứng…là khi này tình trạng bệnh bàn chân phẳng đã gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Có rất nhiều cách để phát hiện ra mắc bàn chân phẳng

Từ 2 – 3 tuổi thì vòm bàn chân đã bắt đầu được hình thành nên từ đó bố mẹ bắt đầu kiểm tra cho con khi trong độ tuổi này.

  • Cách 1: làm cho bàn chân của trẻ ướt. Sau đó đặt chân lên một tờ giấy trắng. Quan sát bằng mắt thường nếu thấy dấu ấn của cả bàn chân thì đã mắc tình trạng bàn chân phẳng. Còn khi hình in trên giấy có khoảng trống thì không cần lo lắng vì trẻ không mắc tình trạng bàn chân phẳng.
  • Cách 2: tương tự như cách 1 nhưng thay thế bằng cát. Cho trẻ dẫm chân lên cát nên quan sát hình in bàn trên. Nếu thấy không có đường cong thì là đã mắc bàn chân phẳng.
  • Cách 3: dùng trực tiếp ngón tay sờ vào lòng bàn chân khi trẻ đứng trên mặt phẳng. Nếu ngón tay không luồn được gan bàn chân thì trẻ đã mắc tình trạng bàn chân phẳng.

Kỹ thuật chẩn đoán bệnh bàn chân phẳng

Nhận thấy có các triệu chứng của bệnh bàn chân phẳng thì bác sĩ sẽ thực hiện các kỹ thuật giúp chẩn đoán bệnh chính xác. Một số các kỹ thuật thường được dùng trong chẩn đoán bệnh bàn chân phẳng như:

  • Chụp X-quang: Kỹ thuật hình ảnh này sẽ giúp phân biệt và phát hiện với tình trạng viêm khớp. Chụp X-quang là sử dụng một lượng nhỏ phóng xạ tạo ra hình ảnh của xương và khớp ở bàn chân. 
  • Chụp CT: Cũng tương tự với kỹ thuật X-quang, tuy nhiên sẽ được kiểm tra ở nhiều góc độ khác nhau và có thể nhìn thấy nhiều chi tiết hơn so với chụp X- quang thông thường.
  • Siêu âm. Nếu bác sĩ nghi ngờ gân bị thương, họ có thể yêu cầu siêu âm, là sử dụng sóng âm để tạo ra hình ảnh chi tiết các mô mềm trong cơ thể.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại bậc nhất bằng việc sử dụng sóng radio và từ trường mạnh sẽ cung cấp được chi tiết của cả mô cứng và mô mềm.

Phương pháp điều trị bệnh bàn chân phẳng

Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh của từng người mà đưa ra phương pháp điều trị tương ứng, phù hợp hơn. Một số các phương pháp giúp điều trị bệnh bàn chân phẳng như:

  • Sử dụng dụng cụ hỗ trợ vòm (dụng cụ chỉnh hình): Đây là phương pháp không cần dùng đến thuốc mà giúp được mức độ đau do bàn chân phẳng gây ra. Dụng cụ này bác sĩ có thể đúc theo đúng khuôn chân của người bệnh hoặc thiết kế tùy chỉnh. Tuy không có tác dụng chữa bàn chân phẳng nhưng sẽ giúp cải thiện được các triệu chứng khó chịu do bệnh này gây ra.
  • Luyện tập kéo giãn. Một số người bị bàn chân phẳng cũng có gân Achilles rút ngắn. Các bài tập căng gân có thể giúp đỡ.
  • Dùng giày hỗ trợ: So với các đôi giày dép bình thường thì việc đi một đôi giày hỗ trợ theo chuẩn kích thước của bệnh nhân bàn chân phẳng sẽ thoải mái hơn rất nhiều.
  • Các phương pháp vật lý trị liệu: Bàn chân phẳng có thể góp phần tăng chấn thương ở một số vận động viên. Bác sĩ chuyên khoa vật lý có thể hướng dẫn giúp người bệnh các bài tập phù hợp với thể trạng người bệnh hơn.

Phẫu thuật

Phương pháp phẫu thuật mặc dù sẽ không giúp điều trị dứt điểm bàn chân phẳng, tuy nhiên khi thực hiện phẫu thuật sẽ hạn chế được tình trạng rách hoặc đứt gân có thể xảy ra.

Ngoài các phương pháp điều trị bệnh bàn chân phẳng ở trên thì việc thay đổi lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với lòng bàn chân phẳng:

  • Hạn chế tối đa các hoạt động làm cho tình trạng bệnh của bạn nặng hơn. Chỉ nên tham gia vào các hoạt động nhẹ nhàng như đi xe đạp, đi bộ, đi bơi...
  • Dụng cụ vòm hỗ trợ. Vòm hỗ trợ không cần toa có thể làm tăng sự thoải mái.
  • Thuốc giảm đau không cần toa có thể giúp giảm đau. Trong trường hợp cần thiết phải dùng thuốc giảm đau thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để có liều dùng và cách dùng chính xác.
  • Chế độ giảm cân: Giảm cân có thể làm giảm áp lực trên đôi chân. Nên giữ trọng lượng có thể ở mức tốt nhất để không tạo áp lực lên đôi chân và làm tình trạng bệnh tồi tệ hơn.

Các thông tin ở trên chia sẻ về bệnh bàn chân phẳng là hữu ích với bạn đọc. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo nếu người bệnh có thắc mắc hãy hỏi bác sĩ chuyên khoa.