Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Dấu hiệu nhận biết sớm cơ thể đang bị thiếu máu do thiếu sắt

Cập nhật: 20/12/2021 10:31 | Trần Thị Mai

Thiếu máu do thiếu sắt là gì? Nguyên nhân nào gây ra bệnh? Các dấu hiệu nhận biết tình trạng thiếu máu do thiếu sắt?... Tất cả những thông tin về bệnh sẽ được giải đáp chi tiết dưới bài viết. Bạn đọc hãy cùng theo dõi nhé.  

Dấu hiệu nhận biết sớm cơ thể đang bị thiếu máu do thiếu sắt

Nguyên nhân gây ra thiếu máu do thiếu sắt

Thiếu máu do thiếu sắt là tình trạng thiếu máu do cơ thể không đủ sắt để đáp ứng cho nhu cầu tạo hồng  cầu vì nhiều nguyên nhân khác nhau.

Thiếu máu do thiếu sắt là bệnh lý khá phổ biến và có tác động đến hàng tỷ người trên thế giới, đặc biệt là phụ nữ tuổi sinh đẻ, phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. Trên thực tế hiện nay thì ngày càng có nhiều người bị ảnh hưởng bởi bệnh thiếu máu thiếu sắt hơn so bất cứ sự thiếu hụt vi chất dinh dưỡng nào.

Khi thiếu máu xảy ra, thiếu sắt đã làm ảnh hưởng đến những chức năng khác, mỗi năm có khoảng 2000 ca tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi và khoảng một phần năm gánh nặng tử vomng của người mẹ.

Có 3 nhóm nguyên nhân chính gây ra thiếu máu do thiếu sắt xảy ra bao gồm:

Nhóm 1: Do không cung cấp đủ nhu cầu về sắt

Trẻ em tuổi dậy thì hoặc phụ nữ thời kỳ kinh nguyệt, phụ nữ có thai và đang trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ sẽ có nhiều hơn nhu cầu về sắt tăng lên.

Chế độ ăn uống không được cân đối, thiếu sắt đặc biệt ở những người ăn kiêng, người nghiện rượu, người lớn tuổi.

Thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm làm giảm hấp thu sắt như tanin, nước uống có ga, cà phê…

Mắc các bệnh lý như viêm loét dạ dày, viêm ruột, cắt đoạn dạ dày, ruột, tiểu đường… làm giảm đi việc hấp thụ sắt của cơ thể.

Nhóm 2: Mất máu do thiếu máu mạn tính

Các trường hợp cơ thể bị loét dạ dày, túi thừa meckel, u mạch máu, bệnh lý viêm đường ruột, mất máu quá nhiều trong chu kỳ kinh nguyệt, viêm chảy máu đường tiết niệu, sau phẫu thuật hoặc sau chấn thương, u xơ tử cung… gây ra cơ thể bị mất máu.

Nhóm 3: Rối loạn chuyển hóa sắt bẩm sinh 

Do cơ thể không thể tổng hợp được transferrin vận chuyển sắt. Đây là căn bệnh khá nguy hiểm và có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng đến các bộ phận khác như gan, tim, xương khớp, đau xương khớp, tiểu đường.

Bên cạnh đó các đối tượng có nguy cơ cao mắc thiếu máu do thiếu sắt như:

  • Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ: Phụ nữ độ tuổi sinh đẻ bắt đầu từ khi có kinh nguyệt nhu cầu sắt tăng cao nếu không đáp ứng đủ nên dẫn có nguy cơ mắc thiếu máu do thiếu sắt. Ở độ tuổi này nhu cầu sắt trung bình là khoảng 1,4mg/ ngày.
  • Phụ nữ có thai: Trong quá trình mang thai phụ nữ có nhu cầu sắt cao để phát triển bào thai, nhau thai và sức khỏe của người mẹ. Một người phụ nữ mang thai cần đến khoảng 1000mg nên nếu không được cung cấp đủ sắt thì dễ gặp phải tình trạng thiếu máu do thiếu sắt.
  • Trẻ em trong độ tuổi từ 6 - 24 tháng tuổi và trẻ em sơ sinh thiếu tháng cũng có nhu cầu sắt rất cao. Đối với trẻ sinh đủ tháng sẽ có dự trữ sắt trong cơ thể tốt hơn và đủ để đáp ứng đến khoảng 6 tháng tuổi. 

Ngoài ra sẽ còn có rất nhiều các nguyên nhân và yếu tố khác dẫn đến tình trạng thiếu máu do thiếu sắt mà chưa được liệt kê ở trên. Người bệnh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa nếu thắc mắc về thông tin bệnh thiếu máu do thiếu sắt.

Triệu chứng của bệnh thiếu máu do thiếu sắt

Mặc dù căn bệnh thiếu máu do thiếu sắt sẽ không phải là bệnh lý cấp tính nhưng nếu kéo dài gây ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng sức khỏe hoặc gây ra biến chứng nguy hiểm đến phụ nữ có thai

Một số các triệu chứng phổ biến của bệnh thiếu máu do thiếu sắt như:

  • Cơ thể người bệnh mệt mỏi kèm theo dấu hiệu yếu ớt, mức năng lượng thấp và rất khó để tập trung làm việc, học tập dẫn đến giảm năng suất làm việc.
  • Da của người bệnh xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt do lúc này cơ thể không sản xuất đủ hemoglobin cho các tế bào máu đỏ, dẫn đến kết quả làn da bị nhợt nhạt hơn.
  • Bị đau ngực, khó thở, mức độ trở nên nghiêm trọng hơn khi hoạt động thể lực hay gắng sức, lúc này có thể là do hàm lượng hemoglobin trong cơ thể ít hơn bình thường làm cho lượng oxy bị hạn chế khi vận chuyển đến các tế bào.
  • Hoa mắt, chóng mặt, đau đầu: Khi oxy lên não không đủ sẽ làm cho các mạch máu sưng lên tạo áp lực dẫn đến đau đầu hoặc đau nửa đầu.
  • Nhịp tim đập nhanh, mức độ nghiêm trọng hơn sẽ dẫn đến suy tim.

Ngoài ra thì tình trạng thiếu máu do thiếu sắt còn có các triệu chứng khác như: sưng lưỡi, đau miệng, móng tay chân dễ gãy, tóc hư tổn hoặc mắc triệu chứng chân bồn chồn…

thieu-mau-do-thieu-sat

Bổ sung sắt qua thực phẩm

Các phương pháp điều trị thiếu máu do thiếu sắt

Bác sĩ chuyên khoa sẽ dựa vào kết quả chẩn đoán, mức độ mắc bệnh và nguyên nhân gây ra bệnh thì sẽ chỉ định phù hợp từng phương pháp điều trị khác nhau.

Các phương pháp điều trị thiếu máu do thiếu sắt như:

Bổ sung các chế phẩm sắt

Trên thực tế hiện nay có rất nhiều chế phẩm bổ sung sắt như:

  • Dạng uống bao gồm: ferrous sulfate, ferrous gluconate, ferrous fumarate,… Loại này thường dùng với liều 2mg sắt/kg cân nặng/ ngày, dùng liên tục 6 – 12 tháng. Tốt nhất nên bổ sung viên sắt vào lúc đói để hạn chế được tác dụng phụ hay các kích ứng về đường tiêu hóa, phân có màu đen, táo bón. Chú ý, thời điểm uống viên sắt tốt nhất là lúc sáng mới thức dậy, hoặc sau ăn sáng 1-2 giờ. Không được uống sắt cùng lúc với canxi, không uống thuốc bằng nước trà, cà phê.
  • Dạng truyền tĩnh mạch như iron sucrose, iron dextran,… dạng này sẽ được bác sĩ chỉ định dùng cho các trường hợp như thiếu máu do thiếu sắt nặng hoặc những đối tượng không hấp thu được sắt qua đường uống.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Ngoài bổ sung các chế phẩm sắt thì người bệnh cần xây dựng chế độ ăn cân đối giàu sắt và vitamin như:

  • Bổ sung các loại thịt màu đỏ như thịt trâu, thịt bò, thịt gia cầm, trứng, hải sản…
  • Sử dụng các loại rau xanh đậm và bữa ăn hàng ngày như rau ngót, muống, dền… 
  • Nên kết hợp những loại thực phẩm khác nhau để cân đối hơn về giá trị và các vi chất dinh dưỡng.
  • Uống nước hoa quả như cam, chanh khi uống đồ uống có chứa Vitamin C nhiều sắt để giúp làm tăng hấp thu sắt ở người thiếu máu.
  • Không nên uống thường xuyên các đồ uống như trà, cà phê, rượu, bia…

Cần tẩy giun định kỳ hàng năm bằng Mebendazol và Albendazol, đặc biệt cho phụ nữ và trẻ em trên 2 tuổi. Thường xuyên vệ sinh môi trường, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh…

Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh thiếu máu do thiếu sắt, hy vọng nó sẽ hữu ích cho bạn đọc. Tuy nhiên những thông tin ở trên chỉ mang tính chất tham khảo, nếu người bệnh thắc mắc gì hãy hỏi bác sĩ để được giải đáp chi tiết nhất.