Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Triệu chứng điển hình của bệnh viêm loét dạ dày là gì?

Cập nhật: 29/04/2022 06:19 | Trần Thị Mai

Viêm loét dạ dày diễn ra khá phổ biến hiện nay và nó gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Chính vì vậy mà việc hiểu rõ các thông tin về bệnh sẽ giúp bạn phát hiện sớm bệnh để được điều trị kịp thời và hạn chế những biến chứng nguy hiểm có thể gây ra.  

Triệu chứng điển hình của bệnh viêm loét dạ dày là gì?

Viêm loét dạ dày là tình trạng tổn thương gây viêm và loét trên niêm mạc dạ dày. Những tổn thương này sẽ gây ra khi lớp niêm mạc bảo vệ cuối cùng của bệnh dạ dày bị bào mòn làm cho lớp mô bên dưới bị lộ ra. 

Bệnh viêm loét dạ dày có thể gây ra tình trạng xuất huyết tiêu hóa nếu ổ loét quá lớn hoặc có triệu chứng chảy máu. Người bệnh nếu không phát hiện sớm triệu chứng xuất huyết tiêu hóa để cầm máu nhanh chóng, kịp thời thì có thể dẫn đến tử vong do mất máu quá nhiều.

Bệnh lý viêm loét dạ dày có thể gặp ở mọi lứa tuổi và đặc biệt nhiều ở những người già, chiếm khoảng 60% tổng số các trường hợp.

Nguyên nhân gây loét dạ dày

Trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân gây ra loét dạ dày, cụ thể như:

Do vi khuẩn HP:  đây là vi khuẩn sau khi xâm nhập sinh sống trong phát triển tại lớp nhầy niêm mạc dạ dày người. Lúc các vi khuẩn tiết ra độc tố sẽ làm mất khả năng chống lại acid của niêm mạc và đây sẽ là nguyên nhân gây ra bệnh viêm loét dạ dày mạn tính lâu dần thành loét dạ dày hoặc nghiêm trọng dẫn đến ung thư dạ dày.

Sử dụng sai cách hoặc quá lạm dụng các loại thuốc giảm đau và kháng viêm: việc sử dụng kéo dài những loại thuốc giảm đau và kháng viêm khi sử dụng lâu có tác dụng ức chế các chất bảo vệ niêm mạc dạ dày và gây loét.

Bạn thường xuyên bị căng thẳng, buồn phiền, tức giận… sẽ làm mất cân bằng chức năng cho dạ dày làm dịch vị dạ dày tăng tiết và làm cho niêm mạc bảo vệ dạ dày bị tổn thương gây viêm loét dạ dày.

Do chế độ ăn uống và sinh hoạt không điều độ đúng bữa, ăn quá no hoặc quá đói, uống quá nhiều rượu… trong suốt một thời gian dài sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động co bóp của dạ dày và gây ảnh hưởng  đến dịch vị tăng tiết, khiến lớp bảo vệ niêm mạc bị tổn thương dần sẽ dẫn đến viêm dạ dày và gây loét dạ dày.

Ngoài ra sẽ có nguyên nhân dẫn đến tự miễn, do hóa chất…

Các dấu hiệu của bệnh viêm loét dạ dày

Đau vùng thượng vị

Dấu hiệu điển hình của bệnh viêm loét dạ dày. Thường những cơn đau sẽ xuất hiện vào thời điểm lúc đói hoặc lúc sau khi ăn khoảng 2 – 3 tiếng hoặc cũng có thể đau vào lúc nửa đêm về sáng, sau dần sẽ lan ra sau lưng.

Cơn đau xuất hiện âm ỉ, đau tức  bụng hoặc đau quặn  từng cơn.

Đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn hoặc nôn mửa

Dấu hiệu khá phổ biến của viêm loét dạ dày như đầy bụng, buồn nôn… đây là do dạ dày đã bị tổn thương và hoạt động tiêu hóa sẽ bị chậm lại nên người bệnh sẽ thấy xuất hiện các triệu chứng giống bị rối loạn tiêu hóa.

Mất ngủ, ngủ không ngon giấc

Do người bệnh cảm thấy bị đầy hơi, bụng nặng và có cảm giác khó tiêu, đau bụng hoặc bụng đói nửa đêm về gần sáng nên sẽ gây ngủ không ngon giấc.

Thượng vị nóng rát, ợ hơi, ợ chua

Hầu hết bệnh nhân bị viêm loét đều có triệu chứng ợ hơi, ợ chua và thường gặp ở những bệnh nhân mắc bệnh trong thời kỳ đầu.

Có các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa

Tiêu chảy hoặc táo bón cũng là những dấu hiệu để nhận biết viêm loét dạ dày – tá tràng. Khi việc tiêu hóa không ổn định nên người bệnh có thể bị sụt cân nhanh chóng.

Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng loét dạ dày  nào trên đây, cần có những thăm khám và chữa trị. Tuy nhiên những thông tin về triệu chứng nhận biết viêm loét dạ dày ở trên chưa đầy đủ nên nếu người bệnh có thắc mắc hãy trực tiếp hỏi bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn chi tiết và chính xác.

loet-da-day
Việc điều trị loét dạ dày người bệnh cần tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả cao trong điều trị

Phương pháp điều trị viêm loét dạ dày

Điều trị bằng thuốc

Theo các giảng viên khoa Điều dưỡng hầu hết các vết loét có thể được điều trị bằng đơn thuốc, nhưng trong một số ít trường hợp, có thể cần phải phẫu thuật.

Khi xác định được nguyên nhân của viêm loét dạ dày do H.pylori thì cần được điều trị bằng thuốc kháng sinh và thuốc ức chế bơm proton để ngăn ngừa tế bào dạ dày sản xuất axit.

Phẫu thuật

Phẫu thuật được chỉ định trong các trường hợp điều trị bằng thuốc không có hiệu quả, cộng thêm các biến chứng như hẹp môn vị, chảy máu, thủng dạ dày, cần mổ cấp cứu…

Một số các phương pháp phẫu thuật như loại bỏ toàn bỏ vết loét, lấy một phần ruột vá lên tại vị trí loét, động mạch bị tắc gây chảy máu, thực hiện phẫu thuật liên hệ thần kinh dạ dày để sản xuất axit dạ dày.

Trong các phương pháp điều trị thì thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt là yếu tố quyết định kết quả điều trị cũng như dự phòng được bệnh tái phát.

Chế độ ăn uống lành mạnh

Trên thực tế thì chế độ ăn uống lành mạnh sẽ có lợi rất nhiều cho đường tiêu hóa của người mắc viêm loét dạ dày. Cụ thể như:

Thực hiện chế độ ăn kiêng, bổ sung nhiều trái cây, rau và chất xơ.

Ăn thường xuyên bông cải xanh, bắp cải, củ cải và súp lơ

Thực hiện ăn rau xanh đặc biệt là  các loại rau bina, cải xoăn… loại bỏ vi khuẩn H. pylori có hại.

Dưa cải bắp, sữa chua, thực phẩm giàu chế  phẩm sinh học… người bệnh nên duy trì ăn thường xuyên để tăng số lượng vi khuẩn có lợi cho đường tiêu hóa.

Nên tránh xa thực phẩm cay và chua trong quá trình điều trị bệnh để các triệu chứng không diễn biến nghiêm trọng hơn.

Bỏ thuốc lá ngay lập tức, điều này không chỉ giúp cho bạn cải thiện bệnh viêm dạ dày-tá tràng.

Hy vọng với những chia sẻ về tình trạng loét dạ dày sẽ hữu ích với bạn đọc, tuy nhiên những thông tin chỉ mang tính chất tham khảo nên nếu bạn có thắc mắc thì hãy hỏi trực tiếp bác sĩ chuyên khoa. Hãy thường xuyên cập nhật các bài viết về bệnh lý cùng chuyên mục này để có thêm thông tin y khoa tốt cho sức khỏe.