Nguyên nhân gây ra hội chứng đau nhức vùng sọ mặt
Hội chứng đau nhức sọ mặt bao gồm rất nhiều các bệnh lý gây ra đau nhức ở vùng sọ, đáy sọ và vùng mặt. Đây là tình trạng đau mãn tính ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống thường ngày và lâu dài sẽ gây mệt mỏi điều này làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Có rất nhiều các nguyên nhân gây ra hội chứng đau nhức vùng sọ mặt, bao gồm:
- Do các nguyên nhân gây viêm, nhiễm trùng và các khối u: Xuất hiện những tổn thương ở vị trí trung ương sọ não hoặc các dây thần kinh ngoại biên.
- Mắc các bệnh lý viêm xương, phình mạch cảnh, tắc mạch máu, khối u hậu nhãn cầu sau ổ mắt, khối u vòm mũi họng, các nguyên nhân gây ra tăng áp lực nội sọ….
- Mắc các bệnh về tai mũi họng như ung thư hoặc mắc hội chứng Eagle do chèn ép dây thiệt hầu, quá phát mỏm trâm hay canxi hóa dây chằng trâm nóng.
- Bị nhiễm trùng ổ mắt.
- Mắc các vấn đề về răng hàm mặt như nha chu viêm, khối u, sâu răng.
- Chấn thương vùng mặt là nguyên nhân gây ra viêm, thoái hóa dây thần kinh và rất khó để xác định.
Những nguyên nhân khác cũng sẽ gây ra hội chứng đau nhức vận mạch vùng sọ mặt như rối loạn vận mạch, đau đầu, thay đổi thói quen sinh hoạt làm việc.
Nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc hội chứng đau nhức vùng sọ mặt như:
- Mắc các chấn thương vùng mặt
- Có những viêm nhiễm ở vị trí đầu, hầu họng, vùng mặt.
- Người xuất hiện các khối u vùng đầu, hầu họng.
- Những người có độ tuổi trên 50.
Sẽ còn có rất nhiều các nguyên nhân và yếu tố khác gây ra hội chứng đau nhức vùng sọ mặt chưa được liệt kê ở trên, nếu người bệnh có bất cứ thắc mắc gì về bệnh hãy hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết.
Các triệu chứng nhận biết hội chứng đau nhức vùng sọ mặt
Mỗi nguyên nhân gây ra bệnh sẽ có những triệu chứng nhận biết bệnh khác nhau, cụ thể như:
Khi bị đau nhức vùng sọ mặt do dây thần kinh sinh ba sẽ xuất hiện các triệu chứng:
- Cơn đau xuất hiện đột ngột hoặc có thể bị kích hoạt do chạm vào mặt, nhai hoặc ngay cả khi đánh răng.
- Đau trong khoảng vài giây thậm chí là vài phút.
- Cơn đau lặp lại trong suốt nhiều ngày, vài tuần, vài tháng.
- Xuất hiện cảm giác đau kèm theo nóng rát trước những cơn đaunhư co thắt dây thần kinh sinh ba.
- Những khu vực có chứa dây thần kinh sinh ba như má, răng, nướu, môi, mắt và trán đều bị đau.
- Ở một khuôn mặt sẽ bị đau ở một thời điểm nhất định và cũng có trường hợp bị ảnh hưởng đến ở cả hai bên của khuôn mặt.
- Mức độ đau có thể tập trung hoặc lan rộng ở một điểm hoặc ở mô hình rộng hơn.
- Mức độ đau ngày càng gia tăng hơn nếu kéo dài thời gian.
Khi bị đau nhức vùng sọ mặt do dây thần kinh IX, X sẽ xuất hiện các triệu chứng:
- Các cơn đau sẽ diễn ra theo cơn và tương tự giống với triệu chứng đau dây V.
- Triệu chứng đau thường diễn ra ở bên trái phía ông tai ngoài, đáy lưỡi và lan tỏa về phía tai, góc hàm.
- Dễ bị viêm tai hoặc viêm màng nhĩ. Ban đầu sẽ khới phát từ niêm mạc họng nên khi nuốt, ho, xoay đầu, khi nói, há miệng sẽ có cảm giác đau.
- Triệu chứng đau sẽ kèm theo ho, loạn nhịp tim và tăng tiết nước bọt. Hoặc cũng có thể xuất hiện triệu chứng hạ huyết áp hoặc ngất.
Danh mục về các dấu hiệu của hội chứng đau vùng sọ mặt khác mà chưa được liệt kê ở trên, do đó người bệnh không được chủ quan mà hãy đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị đúng cách.
Các biện pháp điều trị hội chứng đau nhức vùng sọ mặt
Hai phương pháp được sử dụng phổ biến trong điều trị hội chứng đau nhức vùng sọ mặt là điều trị nội khoa và ngoại khoa.
Điều trị nội khoa
Đây là phương pháp điều trị chủ yếu các triệu chứng của bệnh, đồng thời hạn chế diễn biến bệnh lan tỏa đến não. Một số nhóm thuốc được dùng phổ biến trong điều trị bao gồm:
Nhóm thuốc chống co giật như nhóm carbamazepine sẽ giúp điều trị đau dây thần kinh sinh ba và nó được chứng minh đạt được hiệu quả trong điều trị bệnh. Thuốc chống co giật để điều trị đau dây thần kinh sinh ba. Tuy nhiên có những tác dụng phụ do thuốc gây ra cho người sử dụng như chóng mặt, buồn ngủ, buồn nôn… Nên người bệnh chú ý sử dụng thuốc theo đúng liệu trình điều trị của bác sĩ chuyên khoa.
Nhóm thuốc giãn cơ như baclofen, lioresal, gablofen kết hợp với carbamazepine. Các tác dụng phụ do nhóm thuốc gây ra như nhầm lẫn, buồn ngủ, buồn nôn.
Tiêm botox giúp giảm đau nhanh chóng và được chỉ định dùng cho các trường hợp không dùng được thuốc.
Điều trị phẫu thuật
Chủ yếu là phẫu thuật dây thần kinh sinh ba. Các phương pháp phẫu thuật điển hình như:
Phẫu thuật giải nén vi mạch: Phương pháp này bác sĩ sẽ cắt bỏ một phần của dây thần kinh sinh ba trong quá trình thực hiện thủ thuật. Khi giải nén vi mạch sẽ giúp giảm đau nhanh chóng. Tuy nhiên sẽ có một số rủi ro có thể xảy ra như yếu cơ mặt, tê mặt, đột quỵ, thính lực bị ảnh hưởng.
Phẫu thuật xạ hình não: Phương pháp này sẽ bác sĩ sẽ phẫu thuật bức xạ tập trung vào gốc rễ của dây thần kinh sinh ba. Mục đích của phương pháp này là bức xạ để làm tổn thương dây thần kinh sinh ba và hạn chế được cơn đau.
Tiêm glycerol: Dùng một lượng nhỏ glycerol vô trùng làm tổn thương dây thần kinh sinh ba và chặn lại những triệu chứng đau. Nhưng cơn đau sẽ tái phát hoặc nhiều người bị tê mặt, ngứa ngáy.
Nén bóng: Phương pháp này bác sĩ sẽ sử dụng một cây kim rỗng qua mặt bạn và hướng đến một phần của dây thần kinh sinh ba đi qua đáy hộp sọ, tiếp đến luồn một ống mỏng cùng với một quả bóng ở đầu qua kim. Sau đó thì bác sĩ sẽ bơm phồng quả bóng với áp lực để làm tổn thương dây thần kinh sinh ba và hạn chế được các cơn đau.
Ngoài ra sẽ còn rất nhiều các phương pháp khác có thể được dùng trong điều trị hội chứng đau nhức vùng sọ mặ như châm cứu, phản hồi sinh học, trị liệu thần kinh cột sống, dùng liệu pháp về mặt dinh dưỡng.
Hy vọng với những thông tin ở trên bạn đọc sẽ có thêm nhiều kiến thức về hội chứng đau nhức vùng mặt sọ, tuy nhiên những thông tin ở trên chỉ mang tính chất tham khảo không có tác dụng thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.