Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Bệnh lao thanh quản có lây không? Cách điều trị bệnh lao thanh quản

Cập nhật: 20/01/2022 03:50 | Trần Thị Mai

Lao thanh quản là bệnh viêm thanh quản đặc hiệu do vi trùng lap là Mycobacterium tuberculosis gây ra. Bạn đọc hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về tình trạng bệnh lao thanh quản dưới bài viết.   

Bệnh lao thanh quản có lây không? Cách điều trị bệnh lao thanh quản

Nguyên nhân gây ra bệnh lao thanh quản

Lao thanh quản là một thể lao ngoài phổi thứ phát sau khi mắc lao sơ nhiễm, bệnh tích khu trú ở thanh quản.

Chính đây là một thể lao ngoài phổi có ảnh hưởng trực tiếp đến lao phổi. 

Ban  đầu vi khuẩn lao sẽ từ phổi khạc ra ngoài dính vào thanh quản lúc đi qua cơ quan này dẫn đến nhiễm bệnh, nghiêm trọng hơn có thể mắc các tổn thương viêm, phù nề… Hoặc từ đường máu và đường bạch huyết các vi khuẩn lao có thể đến thanh quản.

Bệnh lao thanh quản là do vi khuẩn lao M.tuberculosis qua ba con đường chính là đường máu, được bạch mạch, đường hô hấp.

Lao thanh quản là bệnh lý đường hô hấp nên sẽ có khả năng lây nhiễm nhanh chóng qua đường hô hấp thông thường do tiếp xúc với dịch nước bọt, dịch đờm của người bệnh. 

Bên cạnh đó nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh lao thanh quản như:

  • Người tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây bệnh.
  • Không tiêm phòng bệnh lao.
  • Do môi trường sinh sống thường xuyên bị ô nhiễm hoặc có nhiều chất độc hại, khói bụi không đảm bảo được vệ sinh.
  • Mắc các bệnh lý mãn tính như bệnh gan, bệnh thận, đái tháo đường, mắc các vấn đề về máu, lao phổi.
  • Bị nhiễm virus, sởi, quai bị.
  • Người bị nghiện rượu và hút thuốc lá trong suốt thời gian dài.
  • Qúa lạm dụng các loại thuốc như ức chế hệ miễn dịch, suy giảm miễn dịch, mắc bệnh lý ung thư.

Còn rất nhiều các nguyên nhân và yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh lao thanh quản khác mà chưa được liệt kê ở trên, người bệnh hãy hỏi thêm ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết.

Dấu hiệu nhận biết bệnh lao thanh quản

Ban đầu khi mới mắc lao thanh quản người bệnh sẽ có các triệu chứng như sụt cân, sốt nhưng cũng tùy vào từng mức độ tổn thương mà bệnh gây ra các triệu chứng nhận biết bệnh khác nhau.

Các dấu hiệu nhận biết cơ năng bao gồm:

  • Khàn tiếng: ban đầu sẽ bị khàn tiếng và lâu dần người bệnh sẽ bị ho hoặc mất tiếng.
  • Bị vướng khi nuốt: Phần sụn phễu và mép sau đã bị tổn thương và gây đau nhói khi nuốt, mức độ đau ngày càng gia tăng khi người bệnh ho.
  • Có các triệu chứng khó thở: Đến giai đoạn cuối khi mắc bệnh thì phổi sẽ bị tổn thương rất nặng nề và còn cảm thấy khó thở.
  • Người bệnh rất dễ bị ho theo từng cơn, ho nhiều và ho khan.

Các dấu hiệu của thực thể

  • Trong giai đoạn đầu mắc bệnh niêm mạc thanh quản của người bệnh sẽ có triệu chứng màu đỏ hồng kèm theo dấu hiệu sưng đỏ. Thời gian sau đó một dây sẽ trở lại bình thường và dây còn lại có dấu hiệu sung huyết nhẹ, gây ra khàn tiếng.
  • Đến giai đoạn tiếp theo các triệu chứng sẽ diễn biến nghiêm trọng hơn kèm theo các dấu hiệu lở loét, phù nề, đờm do vi khuẩn lao phát triển nhiều.
  • Trong giai đoạn thứ 3 thì bệnh lao thanh quản đã phát triển rất nhiều và ngày càng tấn công sâu vào bên trong lớp màng sụn, nghiêm trọng hơn sẽ gây hoại tử.

Để hạn chế các biến chứng nghiêm trọng do bệnh gây ra thì ngay khi có những triệu chứng bất thường thì nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.

lao-thanh-quan
Nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị bệnh đạt hiệu quả hơn

Phương pháp điều trị bệnh lao thanh quản

Tùy vào mức độ mắc bệnh lao thanh quản mà bác sĩ sẽ chỉ định điều trị theo phác đồ phù hợp nhằm cải thiện nhanh chóng tình trạng và các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.

Hiện nay có các phương pháp điều trị bệnh lao thanh quản như:

Điều trị đặc hiệu:

Việc điều trị lao thanh quan sẽ được điều trị theo hai giai đoạn là tấn công và duy trì. Trong đó giai đoạn tấn công sẽ diễn ra trong khoảng từ 2 - 4 tháng và giai đoạn duy trì điều trị kéo dài từ 4 - 6 tháng.

Điều trị không đặc hiệu:

Đối với người bệnh thì không nên làm việc và nên dành thời gian cho việc nghỉ ngơi để nhanh chóng được hồi phục.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất, vitamin, chất xơ để cơ thể có nhiều sức khỏe, đồng thời tăng cường sức đề kháng và hạn chế được những tác nhân gây hại cho cơ thể.

  • Tránh uống các đồ có cồn  hoặc chứa chất kích thích vì như vậy sẽ gây ra các ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, điều này cũng có thể làm cho bệnh diễn biến nghiêm trọng hơn.
  • Suốt quá trình mắc bệnh thì không nên nói nhiều, to vì sẽ làm ảnh hưởng đến vùng thanh quản.
  • Trong quá trình mắc lao thanh quản nếu người bệnh có các triệu chứng khó thở thì bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh phải mở khí quản để giúp thuận tiện hơn cho quá trình hô hấp.

Vì bệnh lao thanh quản có các triệu chứng dễ bị nhầm lẫn với những bệnh lý khác như u nang thanh quản, viêm thanh quản, cảm cúm… Nên tốt nhất để hạn chế tình trạng bệnh có diễn biến nghiêm trọng hơn thì không  nên mua thuốc về tự điều trị làm ảnh hưởng đến tính mạng.

Ngoài ra đối với những người khỏe mạnh thì cần hết sức chú ý khi chăm sóc hoặc tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh lao thanh quản. Cụ thể các biện pháp để hạn chế tình trạng lây nhiễm bệnh  như:

  • Nên thực hiện cách ly người mắc bệnh lao thanh  quản ra phòng riêng, sạch sẽ, thoáng khí.
  • Đối với người bệnh thì  không nên ho khạc đờm lung tung để tránh tình trạng các khuẩn lao bị xâm nhập vào không khí và dẫn đến lây nhiễm cho người khác.
  • Tuyệt đối không được sử dụng chung các đồ dùng cá nhân như dao cạo râu, bàn chải đánh răng… với những người đang mắc bệnh lao thanh quản.
  • Không được tiếp xúc với những người mắc bệnh hoặc tụ tập nơi đông người, tốt nhất nên tự thực hiện các biện pháp để bảo vệ bản thân khi đi ra ngoài.
  • Thường xuyên giữ gìn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, giặt chăn màn và phơi dưới nắng to để loại bỏ tốt những tác nhân chính gây ra bệnh.

Trên đây là những thông tin về bệnh lao thanh quản được chúng tôi tổng hợp và chia sẻ hy vọng sẽ đem đến cho bạn đọc nhiều những thông tin y khoa hữu ích. Tuy nhiên những thông tin ở trên chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa.