Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Cách điều trị viêm ruột thừa và chế độ chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật

Cập nhật: 17/12/2020 09:53 | Trần Thị Mai

Ruột thừa có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên trong khoảng từ 10 – 30 tuổi sẽ dễ mắc bệnh hơn. Phương pháp chủ yếu khi mắc viêm ruột thừa sẽ là cắt bỏ. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để căn cứ vào các triệu chứng xảy ra phát hiện sớm bệnh và thực hiện điều trị kịp thời.  

Cách điều trị viêm ruột thừa và chế độ chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật

Nguyên nhân gây ra viêm ruột thừa

Ruột thừa có cấu trúc hình ống nhỏ như ngón tay xuất phát từ đầu ruột già gọi là manh tràng. Viêm ruột thừa xảy ra khi ruột thừa bị nhiễm trùng và viêm. Khi ruột thừa bị viêm sẽ sưng to lên và một số trường hợp có thể gây vỡ.

Nguyên nhân gây ra ruột thừa là do sự tắc nghẽn ở lòng ruột thừa trong đó có sỏi mật là nguyên nhân gặp phổ biến nhất.

Chính sự tắc nghẽn sẽ làm gia tăng áp lực trong lòng ruột thừa và vi khuẩn phát triển tại đó sẽ gây nhiễm trùng,  điều này càng làm tăng tiết dịch của lớp lót trong lòng ruột thừa. Hậu quả sẽ thấy ruột thừa bị viêm và sưng to chứa đầy dịch mủ. 

Bên cạnh đó còn có các yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc viêm ruột thừa như:

  • Người bệnh bị nhiễm trùng đường ruột.
  • Gia đình đã từng có người mắc viêm ruột thừa hoặc bị xơ nang.
  • Trẻ em và thai phụ cũng là đối tượng có khả năng bị viêm ruột thừa.

Ngoài ra sẽ còn có các nguyên nhân, yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh viêm ruột thừa. Bạn đọc nếu thắc mắc hãy hỏi ý kiến chuyên khoa để thêm nhiều thông tin giải đáp chi tiết.

Khi không được điều trị đúng cách và kịp thời sẽ dẫn đến hoại tử ruột thừa hoặc vỡ gây viêm nhiễm lan tràn trong ổ bụng khi đó gọi là viêm phúc mạc.

Triệu chứng nhận biết tình trạng viêm ruột thừa

Dấu hiệu đầu tiên và điển hình sẽ là đau bụng khi mắc viêm ruột thừa. Cơn đau bụng sẽ kéo dài trong khoảng vài tiếng và vị trí đau ở bên phải. Bắt đầu sẽ đau xung quanh rốn ở vùng thượng vị sau đó sẽ lan dần xuống bụng dưới cạnh hố chậu bên phải. Mức độ đau sẽ âm ỉ hoặc tăng lên đau dữ dội khiến người bệnh khó chịu.

Bên cạnh đó tình trạng viêm ruột thừa còn kèm theo một số các biểu hiện khác như:

  • Người bệnh chán ăn kèm theo cảm giác buồn nôn. Đây là dấu hiệu của viêm ruột thừa cấp và sẽ xuất hiện sau khi đau bụng.
  • Tiêu chảy: khi mắc viêm ruột thừa thể tiểu khung hoặc ruột thừa viêm sẽ có biến chứng vỡ tạo ổ viêm ở túi cùng Douglas dẫn đến kích thích đi cầu.
  • Sốt trong khoảng từ 38 – 39 độ C, thường triệu chứng sốt sẽ xảy ra vào giai đoạn sau của viêm ruột  thừa.
  • Tần suất đi tiểu giảm, tiểu khó hoặc tiểu dắt: Do khi bị đau ruột thừa thì tình trạng đi tiểu sẽ gặp cảm giác khó khăn.

Trong một vài ngày kể từ khi có triệu chứng đầu tiên của đau ruột  thừa thì người bệnh sẽ không đi đại tiện được dẫn đến đoạn ruột thừa đó bị nổi cục và sưng cứng ở vùng bụng dưới bên phải.

Những triệu chứng của bệnh viêm ruột thừa sẽ dễ bị nhầm lẫn với các  bệnh lý của bụng, vùng chậu nên khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám bởi các bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn, thực hiện xét nghiệm và đưa ra kết quả chẩn đoán chính xác.

viem-ruot-thua
Siêu âm sẽ giúp một chẩn đoán hình ảnh trong bệnh viêm ruột thừa

Biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm ruột thừa

Khi mắc viêm ruột thừa mà không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:

Vỡ ruột thừa: nếu khi ruột thừa bị vỡ thì các vi khuẩn sẽ tràn ra khắp bụng và có thể sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng. Lúc này cần ngay lập tức phẫu thuật bỏ ruột thừa và làm sạch bụng.

Ổ áp xe trong bụng: ruột thừa nếu để quá lâu hoặc khi bị điều trị không đúng cách nên các cơ quan trong ổ bụng sẽ tạo thành ổ mủ khu trú trong bụng gọi là ổ áp xe. Khi cần điều trị cho trường hợp này thì sẽ cần chọc dẫn lưu dưới hướng dẫn của siêu âm và kết hợp điều trị với kháng sinh theo phác đồ. Sau khoảng 6 tháng thì sẽ tiến hành.

Do đó nên khi thấy người bệnh có các triệu chứng nghi ngờ mắc viêm ruột thừa thì các bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán như:

Xét nghiệm máu: đánh giá tình trạng viêm, nhiễm trùng giúp ích nhiều cho hỗ trợ chẩn đoán và điều trị.

Chẩn đoán hình ảnh: người bệnh sẽ được chỉ định dùng các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như chụp X-quang, siêu âm hoặc chụp CT  scan ở bụng để đưa ra kết quả chẩn đoán chính xác tình trạng viêm ruột thừa.

Cách điều trị viêm ruột thừa

Cho đến thời điểm hiện tại thì khi mắc tình trạng viêm ruột thừa thì việc cắt bỏ ruột thừa bị viêm sẽ là phương pháp được lựa chọn điều trị phổ biến.

Có hai phương pháp cắt ruột thừa phổ biến đó là cắt ruột thừa nội soi và cắt ruột thừa hở.

  • Cắt ruột thừa nội soi: sẽ thực hiện dùng đèn soi vào bên trong ổ bụng sau đó quan sát và tiến hành cắt bỏ ruột thừa.
  • Cắt ruột thừa hở: mổ một đường ở bên phải của bụng dưới và sau đó sẽ tiến hành thủ thuật cắt ruột thừa.

Bên cạnh phương pháp phẫu thuật cắt bỏ thì bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh dùng thuốc kháng sinh để hạn chế tình trạng nhiễm trùng, dùng thuốc giảm đau hoặc thuốc làm mềm phân.

Thường thì sau khi phẫu thuật cắt  bỏ ruột thừa thì bệnh nhân có thể nghỉ ngơi 1 – 2 ngày tại bệnh viên và sau đó về nhà nghỉ ngơi. Tuy nhiên khi trường hợp bị vỡ ruột  thừa viêm thì cần nằm viện để theo dõi và truyền kháng sinh.

viem-ruot-thua

Chế độ dinh dưỡng cũng cần được chú ý sau điều trị viêm ruột thừa

Chế độ sinh hoạt phù hợp sau phẫu thuật viêm ruột thừa

Thời gian hồi phục của người bệnh sẽ phụ thuộc vào phương pháp nội soi hoặc mổ hở và tình trạng sức khỏe trước đó.

Sau khi mổ người bệnh cần chú ý đến chế độ sinh hoạt, việc sử dụng thuốc và cả chế độ dinh dưỡng để rút ngắn thời gian hồi phục lại, cụ thể như:

Xây dựng chế độ sinh hoạt và dùng thuốc

- Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa như thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau. Nếu không muốn lệ thuộc vào thuốc thì người bệnh có thể dùng túi chườm nóng hoặc nước đá chườm lên vết mổ để giảm đau.

- Khi mới trải qua ca phẫu thuật thì bệnh nhân nên chú ý vận động nhẹ nhàng, tuyệt đối không được hoạt động nặng hay mang vác nhiều đồ hay tham gia hoạt động gắng sức.

- Thực hiện rửa vết mổ một cách nhẹ nhàng có thể nhờ đến sự giúp đỡ của nhân viên y tế. Không nên băng bó quá nhiều, tốt nhất nên để vết mổ tiếp xúc với không khí để sẽ bề mặt hạn chế dùng bột hoặc kem thoa lên vết mổ.

- Tuyệt đối không nên tham gia các hoạt động dưới nước trong một tháng hoặc ít nhất cho đến khi bệnh nhân lành hẳn.

- Mặc quần áo thoải mái để không gây bó sát với vết mổ vì có thể gây kích ứng vùng da quanh vết mổ.

- Khi ho cần bảo vệ bụng bằng cách đặt gối trước bụng và đè vào ngay cả khi cười để giảm đau.

- Không lái xe cho tới lần tái khám đầu tiên sau mổ.

- Sau phẫu thuật viêm ruột thừa cấp có thể tập luyện thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, đi cầu thang chậm rãi...

- Nếu có ý định quan hệ tình dục thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.

- Vết sẹo liền lại sau 4 - 6 tuần và sẽ mềm, nhạt dần theo thời gian.

Chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho người bệnh

- Chia nhỏ bữa ăn thành nhiều lần sau khi phẫu thuật.

- Muốn quay trở về ăn uống như chế độ cũ thì nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

- Uống nhiều nước và thức uống không chứa caffeine, hạn chế tối đa việc ăn nhiều chất béo, dầu mỡ,... để tránh táo bón sau phẫu thuật.

Bài viết ở trên được giảng viên của nhà trường chia sẻ về tình trạng viêm ruột thừa chỉ mang tính chất tham khảo do đó nếu có thắc mắc người bệnh hãy hỏi bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết hơn. Bạn đọc hãy thường xuyên ghé chuyên mục để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích về sức khỏe khác.