Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Những điều bạn cần biết về bệnh Viêm mào tinh hoàn

Cập nhật: 16/03/2022 11:24 | Trần Thị Mai

Viêm mào tinh hoàn là gì? Nguyên nhân nào gây ra bệnh? Các triệu chứng nhận biết bệnh ra sao? Sử dụng phương pháp nào để điều trị hiệu quả?... Tất cả những thắc mắc về bệnh viêm mào tinh hoàn của bạn đọc sẽ được giải đáp chi tiết dưới bài viết. Mời các bạn cùng theo dõi!  

Những điều bạn cần biết về bệnh Viêm mào tinh hoàn

Viêm mào tinh hoàn là gì?

Mào tinh hoàn là một ống cuộn tròn, hình chữ C nằm phía trên mào tinh hoàn và nhìn giống như mào gà nên được gọi là mào tinh.

Mào tinh hoàn sẽ bao gồm 3 phần: Phần đầu phình to ở trên và gắn với tinh hoàn bằng các ống xuất, phần thân và phần đuôi nhỏ lại so với phần đầu. Đây chính là nơi chứa tinh trùng và cũng là nơi để tinh trùng trưởng thành, sau đó tinh trùng  đi đến ống dẫn tinh và xuất tinh ra  ngoài.

Viêm mào tinh hoàn là tình trạng sưng viêm xảy ra khu trú tại mào tinh hoàn. Căn cứ vào thời gian tồn tại các triệu chứng mà bệnh được chia thành 2 loại là cấp tính và mãn tính. Cụ thể như:

Viêm mào tinh hoàn cấp tính: Ban đầu loại bệnh này sẽ gayảnh hưởng đến đuôi mào tinh và lâu dần sẽ lan đến toàn bộ mào tinh. Nếu không được điều trị sớm có thể ảnh hưởng đến chức năng sản xuất tinh trùng của tinhhoàn và tắc đường dẫn tinh gây ra vô sinh.

Viêm mào tinh hoàn mãn tính: kéo dài trong suốt một thời gian và không có phương pháp điều trị phù hợp sẽ dẫn đến vô sinh ở nam giới.

Nguyên nhân gây ra viêm mào tinh hoàn

Nguyên nhân chính gây ra  viêm mào tinh hoàn là do vi khuẩn hoặc virus:

Viêm mào tinh hoàn do vi khuẩn

Do nhiễm trùng niệu đạo hoặc nhiễm khuẩn bàng quang dẫn đến lây lan đến bộ phận mào tinh hoàn. Nguyên nhân chủ yếu gây ra nhiễm trùng là do bệnh nhân mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục và đặc biệt là bệnh lậu và chlamydia.

Viêm mào tinh hoàn do virus

Phần lớn là do virus hậu quả của bệnh quai bị. Khoảng 1/3 số nam giới quai bị sau tuổi dậy có nguy cơ phát triển viêm tinh hoàn liên quan đến quai bị, thường trong vòng 4 - 6 ngày sau khi khởi phát.

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao

Bên cạnh những nguyên nhân ở trên còn có các yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh viêm mào tinh hoàn như:

  • Những người chưa được tiêm phòng ngừa bệnh quai bị.
  • Đàn ông trong độ tuổi trung niên khoảng trên 45 tuổi.
  • Có tiền sử mắc nhiễm trùng đường tiết niệu và tái diễn rất nhiều lần.
  • Thực hiện  các phẫu thuật liên quan đến bộ phận sinh dục, đường tiết niệu.
  • Bẩm sinh đã gặp phải các bất thường ở đường tiết niệu.

Ngoài ra sẽ còn có nhiều các nguyên nhân và yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh viêm mào tinh hoàn khác chưa  được liệt kê ở trên. Nếu người bệnh thắc mắc hãy liên hệ bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết.

Các triệu chứng của viêm mào tinh hoàn

Đau và sưng sẽ là dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh viêm mào tinh hoàn, ngoài ra sẽ còn có các triệu chứng khác như:

  • Bìu ấm kèm theo sưng hoặc đỏ.
  • Đau ở một bên của tinh hoàn, mức độ đau có thể nặng hơn sau khi đi tiểu.
  • Đi tiểu cũng bị đau.
  • Khi giao hợp hoặc xuất tinh sẽ có cảm giác đau.
  • Cơ thể sốt từ 39 – 40 độ C.
  • Khó chịu ở vùng bụng dưới hoặc đau ở vùng xương chậu.
  • Mủ bị chảy ra từ dương vật.
  • Trong máu kèm theo tinh dịch.
  • Xuất hiện có khối u trên tinh hoàn.
  • Viêm mào tinh hoàn có thể lây truyền ngược dòng từ đường tiết niệu hoặc nhiễm khuẩn qua đường tình dục.

Để hạn chế diễn biến bệnh xấu đi thì ngay khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh viêm mào tinh hoàn, bạn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời, đúng cách nhất.

Theo dõi cơ thể thường xuyên và đi khám định kỳ, chữa bệnh ngay khi phát hiện các triệu chứng bất thường để không gặp phải các biến chứng nguy hiểm như: teo tinh hoàn, áp xe bìu và nguy hiểm hơn là viêm mào tinh hoàn mãn tính.

viem-mao-tinh-hoan
Nên đi khám nam khoa tại các địa chỉ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị đúng cách

Các kỹ thuật chẩn đoán và phương pháp điều trị bệnh viêm mào tinh hoàn

Kỹ thuật chẩn đoán bệnh

Bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng của người bệnh và chỉ định thực hiện các kỹ thuật cần thiết hỗ trợ cho việc chẩn đoán, vì hiện tại không có xét nghiệm nào để xác định chắc chắn người bệnh có mắc bệnh viêm mào tinh hoàn hay không.

Một số các xét nghiệm thường được dùng trong chẩn đoán bệnh như:

  • Xét nghiệm máu để xác định chính xác nguyên nhân gây ra bệnh.
  • Xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra nhiễm trùng.
  • Thực hiện xét nghiệm dịch tiết niệu đạo phát hiện tác nhân gây bệnh lây truyền qua đường tình dục và từ đó lựa chọn loại kháng sinh phù hợp.
  • Chụp tinh hoàn.
  • Siêu âm Doppler.

Các biện pháp điều trị bệnh viêm mào tinh hoàn

Khi đã có kết quả chẩn đoán bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với từng trường hợp.

Điều trị bằng thuốc

Trong trường hợp người bệnh mắc viêm mào tinh hoàn do nhiễm trùng vi khuẩn STI thì cần sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị. Cả đối tác tình dục của người bệnh cũng cần phải điều trị.

Trong quá trình sử dụng điều trị bệnh bằng thuốc thì cần chú ý tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ ngay cả khi tình trạng bệnh đã được thuyên giảm.

Sử dụng các biện pháp giảm đau

Cảm giác đau của người bệnh  sẽ được giảm bớt sau khoảng vài tuần. Trong thời gian đó thì cần sử dụng các biện pháp giảm đau như chườm nước đá hoặc thuốc giảm đau để hạn chế triệu chứng khó chịu.

Trường hợp người bệnh có nhọt mủ hình thành thì cần thực hiện phẫu thuật tất cả hoặc một phần của mào tinh hoàn để hạn chế biến chứng xảy ra.

Thay đổi chế độ sinh hoạt lành mạnh

Người bệnh cần xây dựng thói quen hàng ngày phù hợp với tình trạng bệnh sẽ giúp quá trình điều trị đạt hiệu quả hơn, bao gồm:

  • Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi trên giường.
  • Quá trình nằm xuống nên để bìu của bạn cao hơn.
  • Mang dụng cụ hỗ trợ như quần lót cố định bìu.
  • Hạn chế lao động quá sức, nâng vật nặng.
  • Tránh quan hệ tình dục để không làm cho tình trạng nhiễm trùng nặng hơn.
  • Sinh hoạt tình dục an toàn, quan hệ tình dục một vợ một chồng, luôn sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.
  • Khám sức khỏe định kỳ, siêu âm kiểm tra để phát hiện những bất thường và điều trị kịp thời.

Bài viết ở trên được giảng viên giảng dạy khoa Điều dưỡng chia sẻ một số những dấu hiệu của bệnh viêm mào tinh hoàn, từ đó bạn đọc có thêm nhiều kiến thức y khoa hữu ích. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.