Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Nhận biết bệnh tổ đỉa nhờ những dấu hiệu nào?

Cập nhật: 26/03/2019 18:19 | Nhâm PT

Bệnh tổ đỉa là một căn bệnh ngoài da thường gặp ở các nước nằm trong vùng nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Tuy vậy, do chưa hiểu rõ về căn bệnh nên nhiều người vẫn còn nhầm lẫn tổ đỉa với các căn bệnh ngoài da khác. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh này.

Nhận biết bệnh tổ đỉa nhờ những dấu hiệu nào?

Bệnh tổ đỉa và nguyên nhân gây bệnh

Bệnh tổ đỉa là một loại viêm da, có tên khoa học là Dysidrose được đặc trưng bởi các mụn nước ngứa trên lòng bàn tay và lòng bàn chân. Các mụn nước thường có kích thước là 1-2 mm và lành sau hơn ba tuần. Đỏ da ít khi xuất hiện nhưng thường tái phát. Bệnh tổ đỉa xuất hiện lặp đi lặp lại có thể gây ra những vết nứt và dày da. Bệnh thường gặp ở tuổi từ 20 đến 40, nam nữ có tỷ lệ bằng nhau.

 Nguyên nhân gây ra bệnh tổ đỉa khá phức tạp và khó xác định

Nguyên nhân gây ra bệnh tổ đỉa khá phức tạp và khó xác định

Nguyên nhân bệnh rất đa dạng và phức tạp, một số yếu tố liên quan như dị ứng với hóa chất trong sinh hoạt, trong nghề nghiệp như xăng dầu, xà phòng, xi măng, do nhiễm khuẩn trong khi tiếp xúc với bùn đất, nước bẩn hay gặp nhất là do liên cầu trùng trong thể tổ đỉa nung mủ; do dị ứng với nhiễm nấm ở kẽ chân; do thay đổi thời tiết theo mùa, do ảnh hưởng của ánh sáng và nóng ẩm. Sang chấn tinh thần-stress cũng có thể gây bệnh này.

Nhận biết bệnh tổ đỉa nhờ những dấu hiệu nào?

Là một căn bệnh ngoài da, việc nhận biết bệnh tổ đỉa cần phải có sự hiểu biết nhất định và quan sát kỹ lưỡng, nếu không có thể dẫn đến nhầm lẫn với các bệnh ngoài da khác. Một số triệu chứng để xác nhận bệnh tổ đỉa:

  • Các mụn nước rất nhỏ (đường kính 3 mm hoặc nhỏ hơn). Chúng xuất hiện trên đầu và hai bên ngón tay, ngón chân, lòng bàn tay và lòng bàn chân;
  • Các mụn nước đục và nằm sâu. Chúng bằng hoặc hơi cao hơn so với bề mặt da và không dễ bị vỡ. Cuối cùng, những mụn nước kết hợp với nhau và tạo thành mụn nước lớn;
  • Các mụn nước có thể gây ngứa, đau hoặc không có triệu chứng gì cả. Mụn nước gây khó chịu hơn sau khi tiếp xúc với xà phòng, nước hoặc các chất kích thích;
  • Mụn nước sẽ vỡ khi gãi, giải phóng chất dịch bên trong khiến cho da trở nên cứng và cuối cùng là nứt. Nứt da gây đau đớn cũng như mất thẩm mỹ và thường phải mất vài tuần hoặc thậm chí cả tháng để chữa lành. Da khô và sẽ có vảy trong giai đoạn này;
  • Chất dịch từ các mụn nước là huyết thanh tích lũy giữa các tế bào da bị kích thích;
  • Trong một số trường hợp, bóng nước xuất hiện trong lòng bàn tay hoặc ngón tay có thể kèm theo tình trạng hạch bạch huyết sưng. Lúc này, bạn sẽ có cảm giác ngứa ran ở cẳng tay và xuất hiện những hạch trong nách;
  • Móng tay hoặc móng chân bị ảnh hưởng có thể mất hình dạng thông thường.

Điều trị tổ đỉa bằng cách nào?

Bệnh tổ đỉa có thể điều trị bằng nhiều cách khác nhau, và tùy thuộc vào cơ địa của từng người bệnh khác nhau mà tốc độ hồi phục sẽ có sự khác nhau.

Có nhiều cách điều trị bệnh tổ đỉa hiệu quả

Có nhiều cách điều trị bệnh tổ đỉa hiệu quả

Tương ứng với từng giai đoạn mắc bệnh sẽ có các cách điều trị phù hợp và hiệu quả:

  • Giai đoạn cấp tính có thể sử dụng những loại thuốc: Dung dịch xanh metylen bôi lên vết thương, dung dịch jarish để đắp lên vùng da bị tổn thương. Uống thuốc kháng khuẩn histamin, phòng bội bị nhiễm.
  • Giai đoạn bán tính: Bôi hồ nước cho đỡ bị phù nề và cùng kết hợp với các loại thuốc kháng sinh có thành phần kháng viêm.
  • Giai đoạn mãn tính: Bôi thuốc mỡ có chứa chất kháng viêm kết hợp thuốc bôi làm ẩm da. Sử dụng thuốc kháng sinh chống viêm và ngứa.

Ngoài ra, dùng các loại thảo dược tự nhiên cũng có thể giúp trị mẩn đỏ, mụn nước, đau rát như lô hội, trà xanh, nghệ, trầu không,...

Hi vọng rằng sau bài viết, bạn đã có thêm những hiểu biết cần thiết về bệnh tổ đỉa. Đây là một căn bệnh dễ mắc phải nên hãy vệ sinh sạch sẽ và chăm sóc thật tốt sức khỏe cho gia đình bạn.

Nguồn: Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn tổng hợp