Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Nguy cơ nào gây ra bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm?

Cập nhật: 04/01/2022 11:38 | Trần Thị Mai

Thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm là một dạng thiếu máu di truyền do không có đủ oxy trong cơ thể người bệnh. Bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để nắm rõ hơn các thông tin về bệnh thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm.     

Nguy cơ nào gây ra bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm?

Nguyên nhân của bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm

Ở cơ thể khỏe mạnh thì các tế bào hồng cầu của bạn sẽ linh hoạt và tròn, di chuyển dễ dàng trong những mạch máu. Khi bệnh thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm thì tế bào hồng cầu sẽ trở nên cứng, dính và có hình dạng giống như lưỡi liềm hoặc mặt trăng khuyết.

Các tế bào có hình dạng bất thường này sẽ bị mắc kẹt trong những mạch máu nhỏ điều này dẫn đến chậm hoặc chặn lưu lượng máu chứa oxy và dinh dưỡng đến các bộ phận của cơ thể.

Do đột biến gen sản xuất hemoglobin là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm. Các gene tế bào hình liềm được di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Bên cạnh đó còn các đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh hồng cầu lưỡi liềm như:

Khi em bé sinh ra bị thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm thì cả bố và mẹ sẽ cần phải mang gen đột biến của tế bào hồng cầu hình lưỡi liềm. 

Thường những người mắc bệnh hồng cầu lưỡi liềm là người da đen.

Ngoài ra sẽ còn các nguyên nhân và yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ mắc hồng cầu lưỡi liềm mà chưa được liệt kê ở trên. Nếu bạn đọc thắc mắc hãy liên hệ bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết.

Triệu chứng nhận biết bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm

Mỗi người bệnh sẽ có các triệu chứng nhận biết bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm khác nhau và mức độ của bệnh cũng sẽ thay đổi thời gian nên người bệnh cần chú ý.

Các triệu chứng điển hình của bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm như:

  • Xuất hiện triệu chứng thiếu máu: Do những tế bào hồng cầu hình lưỡi liềm dễ dàng bị phá vỡ và chết đi điều này dẫn đến tình trạng cơ thể không có đủ tế bào hồng cầu.
  • Cơ thể người bệnh thường xuyên mệt mỏi trong cả công việc và học tập do không đủ tế bào hồng cầu thì cơ thể của bạn không thể nhận được oxy và dinh dưỡng cần thiết nên không đủ năng lượng để cung cấp cho cơ thể.
  • Có những cơn đau định kỳ hoặc xuất hiện một triệu chứng chính của bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm. Đặc biệt mức độ đau tăng lên khi những tế bào hồng cầu hình lưỡi liềm này sẽ ngăn chặn máu qua các mạch máu nhỏ đến ngực, khớp và bụng của người bệnh. Trong xương của người bệnh cũng có thể xuất hiện các cơn đau.
  • Mức độ của những cơn đau sẽ kéo dài trong khoảng từ vài giờ hoặc vài tuần. Trong trường hợp cơn đau diễn ra nghiêm trọng thì cần phải tiến hành nhập viện ngay để kịp thời xử lý.
  • Người lớn hoặc một số thanh thiếu niên mắc bệnh thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm sẽ bị đau mãn tính hoặc tổn thương xương khớp, loét.
  • Khi các tế bào hồng cầu hình liềm sẽ ngăn chặn lưu lượng máu đến tay và chân nên dẫn đến sưng đau tay, chân.
  • Mắc các nhiễm trùng khác vì các tế bào hồng cầu hình lưỡi liềm sẽ làm tổn thương cơ quan nào đó giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng nên người bệnh sẽ dễ mắc nhiễm  trùng hơn. 
  • Trẻ sơ sinh và trẻ em mắc bệnh hồng cầu lưỡi liềm sẽ dễ bị tăng trưởng chậm do những tế bào hồng cầu cung cấp cho cơ thể oxy và chất dinh dưỡng không đủ.
  • Mắc các vấn đề về tầm nhìn hoặc thị lực vì những mạch máu nhỏ cung cấp cho mắt của người bệnh có thể bị bít do những tế bào hình liềm và nghiêm trọng hơn dẫn đến hỏng võng mạc.
thieu-mau-hong-cau-hinh-luoi-liem
Cơ thể mệt mỏi là một trong những triệu chứng nhận biết của bệnh thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm

Ngay khi người bệnh có các triệu chứng nghiêm trọng hơn thì nên đến những cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị đúng cách, kịp thời. Cụ thể các dấu hiệu nghiêm trọng hơn như:

  • Xuất hiện những cơn đau như đau bụng, ngực, xương hoặc khớp mà không thể xác định được nguyên nhân gây ra đau.
  • Tay hoặc chân của người bệnh bị sưng.
  • Cơ thể  bị sốt, đây cũng là một trong những dấu hiệu đầu tiên của tình trạng nhiễm trùng.
  • Bề mặt da nhợt nhạt.
  • Có triệu chứng đột quỵ, cơ thể người bệnh bị tê liệt một bên hoặc yếu ở mặt, cánh tay, chân, đi lại gặp nhiều khó khăn, tầm nhìn bị ảnh hưởng.

Để hạn chế những biến chứng do bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm có thể xảy ra thì ngay khi cơ  thể có những triệu chứng bất thường thì nên đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám.

Phương pháp điều trị bệnh

Hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu bệnh thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm nhưng các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị nhằm cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.

Trường hợp người bệnh bị quá đau sử dụng thuốc kháng sinh không đem lại hiệu quả thì bác sĩ sẽ tiêm trực tiếp vào cơ hoặc vào khớp với những loại thuốc giảm đau loại mạnh như narcotic, chính hydroxyurea sẽ gây ức chế tủy sản xuất hồng cầu sẽ được dùng để chỉ định nhằm ngăn cơn đau và xuất hiện thường xuyên.

Song song với đó thì những người bệnh cũng cần bổ sung nước, các chất dinh dưỡng liên tục và cần được truyền máu theo đúng định kỳ. Lúc đó các máu có hồng cầu hình liềm sẽ được thay thế bằng máu khỏe mạnh hơn.

Đồng thời trẻ cũng cần được dùng thường xuyên penicillin để hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn có thể xảy ra.

Bác sĩ chuyên khoa cũng có thể chỉ định trẻ hoặc người bệnh tiến hành phẫu thuật, tuy nhiên phương pháp này sẽ cần nhiều các yếu tố khác thì mới có thể thành công được.

Ngoài những phương pháp được bác sĩ chỉ định thực hiện thì người bệnh cũng cần thay đổi chế độ sinh hoạt lành mạnh, phù hợp với thể trạng sức khỏe.

Một số thay đổi về chế độ sinh hoạt mà người bệnh cần lưu ý như:

  • Nên uống nhiều nước để cơ thể được cung cấp đủ cho các hoạt động khác và đề phòng mất nước.
  • Bổ sung nhiều giàu xanh vào chế độ ăn hàng ngày, đặc biệt những loại rau xanh giàu folate.
  • Duy trì việc luyện tập thể dục thường xuyên với các bài tập phù hợp thể trạng sức khỏe như đi bộ, đạp xe, đánh cầu lông, tập yoga… để tăng cường sức đề kháng.
  • Tuyệt đối không nên lạm dụng thuốc giảm đau mà chỉ dùng những loại thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Tránh xa rượu, bia, chất gây nghiện để không làm các triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Hy vọng những thông tin về bệnh thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm ở trên sẽ giúp bạn đọc có thêm nhiều kiến thức đa khoa hữu ích. Tuy  nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo mà không có tác dụng thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.