Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Bệnh áp xe là gì? Các biện pháp điều trị bệnh Áp xe như thế nào?

Cập nhật: 19/10/2021 03:52 | Trần Thị Mai

Áp xe là tình trạng bệnh có thể xảy ra trên nhiều bộ phận của cơ thể. Trong trường hợp không được điều trị sớm thì áp xe sẽ phát triển thành áp xe có mủ, gây đau đớn cho người bệnh. Tìm hiểu kỹ hơn thông tin về bệnh, cách điều trị ở bên dưới bài viết nhé!  

Bệnh áp xe là gì? Các biện pháp điều trị bệnh Áp xe như thế nào?

Áp xe chính là tình trạng  nhiễm trùng da và thường xuất hiện ở các vị trí trên cơ thể như vùng nách, bẹn, gần hậu môn, âm đạo, xương cùng cột sống, áp xe ở răng… Hoặc có thể bị áp xe cả bên trong cơ thể như áp xe não, áp xe gan, áp xe phổi, áp xe vú…

Đặc điểm nhận biết của áp xe là một khối mềm trên da có màu hồng hoặc đỏ đạm và bên trong đó có mủ. Nếu chạm vào khối áp xe có thể sẽ bị đau.

Nguyên nhân gây ra áp xe

- Theo các thầy cô là giảng viên Cao đẳng Dược chia sẻ nguyên nhân chính gây ra tình trạng áp xe khi gặp phải tình trạng dưới đây:

  • Do tuyến bã nhờn hoặc tuyến mồ hôi đang trong tình trạng bị tắc nghẽn.
  • Lớp nang lông bị viêm, nhiễm trùng.
  • Do vật nhọn đâm vào da gây ra vết thủng.

- Khi các nguyên nhân trên xuất hiện sẽ tạo  điều kiện thích hợp để cho các vi khuẩn, vi trùng xâm nhập vào cơ thể. Tiếp đến hệ miễn dịch kích hoạt các tế bào bạch cầu và những hợp chất hóa học khác để tạo ra đề kháng chống lại tác nhân gây nhiễm trùng.

- Bên cạnh các vi khuẩn xâm nhập vào mô dưới da hoặc các tuyến bài tiết thì ký sinh trùng như các loại giun chỉ, sán lá gan, giòi.. có thể là nguyên nhân gây áp xe bên trong các tạng của cơ thể như áp xe gan do sán lá gan.

- Áp xe là căn bệnh có thể được lây truyền tuy nhiên đường lây truyền sẽ thay đổi theo từng nguyên nhân gây ra bệnh.

- Ngoài ra còn có các yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ mắc áp xe, trong đó những đối tượng dưới đây sẽ dễ bị mắc áp xe như:

  • Sinh sống trong môi trường, điều kiện thiếu vệ sinh.
  • Hay bị mắc các triệu chứng bị nhiễm trùng da hoặc tiếp xúc với người mắc nhiễm trùng da.
  • Người có thể trạng gầy yếu, sức đề kháng kém.
  • Có tiền sử mắc các bệnh như tiểu đường, viêm loét đại tràng, bệnh Crohn, ung thư…
  • Mắc các bệnh lý về máu (bệnh bạch cầu, hình liềm).
  • Trải qua chấn thương nặng.
  • Sử dụng các loại thuốc tiêm tĩnh mạch, corticoid trong suốt thời gian dài, quá lạm dụng.
  • Đang trong khoảng thời gian điều trị hóa trị.

Nếu bạn đọc vẫn còn có thắc mắc về nguyên nhân gây ra áp xe, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết và chính xác.

Dấu hiệu nhận biết của bệnh áp xe

Các dấu hiệu nhận biết sẽ giúp người bệnh nhận biết có thật sự mắc bệnh không, cụ thể như:

  • Với trường hợp bị áp xe dưới da
  • Xuất hiện 1 khối sưng bất thường.
  • Bề mặt da chỗ khối sưng đỏ ửng.
  • Có cảm giác đau, nóng và sờ thấy mủ bên trong.
  • Khi không điều trị kịp thời và bị nhiễm trùng sẽ gây sốt, cơ thể người bệnh mệt mỏi.
  • Với trường hợp bị áp xe bên trong cơ thể
  • Cơ thể người bệnh sẽ nóng và sốt.
  • Có cảm giác rét run.
  • Môi khô, lưỡi bẩn.
  • Cơ thể mệt mỏi, suy yếu, gầy gò, xanh xao.
  • Đau ở vị trí xuất hiện áp xe.

Triệu chứng nhận biết áp xe của mỗi người sẽ không giống nhau vì còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh. Nên nếu thấy bản thân có triệu chứng bất thường thì hãy đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị theo liệu trình phù hợp.

ap-xe
Áp xe có thể xuất hiện nhiều nơi trên cơ thể

Kỹ thuật chẩn đoán áp xe

Bác sĩ căn cứ vào biểu hiện lâm sàng của người bệnh và sẽ yêu cầu tiến hành các kỹ thuật xét nghiệm tương ứng nhằm đưa ra kết quả chính xác.

Một số các kỹ thuật xét nghiệm thường được dùng trong chẩn đoán áp xe như:

  • Công thức máu: là xét nghiệm cơ bản nhằm mục đích khảo sát các loại tế bào máu về số lượng, kích thước, hình thái của hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.
  • Xét nghiệm thể hiện phản ứng viêm trong cơ thể: tốc độ lắng máu, fibrinogen và globulin tăng cao. Định lượng Protein C phản ứng viêm, nhiễm trùng trong cơ thể sớm hơn.
  • Cấy máu dương tính: Xét nghiệm này giúp xác định xem các vi sinh vật như vi khuẩn, vi nấm, nấm có xuất hiện trong máu và gây nhiễm trùng hay  không.
  • Siêu âm: Kỹ thuật này sẽ sử dụng trong trường hợp áp xe ở những vị trí sâu như áp xe ở gan, mật, co thắt lưng, cơ đùi…
  • Các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như: CT scan, MRI nhằm phát hiện hình ảnh các ổ áp xe ở các cơ quan như áp xe phổi, gan.
  • Sinh thiết tổn thương
  • Chọc dò dịch, hút mủ làm xét nghiệm
  • CRP: được sử dụng để đánh giá, xác định tình trạng viêm của cơ thể, có ý nghĩa chẩn đoán hoặc hỗ trợ chẩn đoán, điều trị bệnh. 

Hướng dẫn chăm sóc áp xe đúng cách

Việc chăm sóc áp xe đúng cách sẽ làm giảm tình trạng viêm nhiễm, nhiễm trùng. Người bệnh có thể tự thực hiện cách chăm sóc áp xe đơn giản, dễ thực hiện như:

- Rửa tay

  • Dùng xà phòng hoặc các dung dịch sát khuẩn để rửa tay sạch trước khi chăm sóc ổ áp xe.
  • Việc này nhằm hạn chế vi khuẩn đến vị trí vết thương và không để lây lan vi khuẩn từ ổ áp xe đến những nơi khác trên cơ thể.

- Loại bỏ mủ viêm tại ổ áp xe

  • Dùng cách chườm ấm để thực hiện loại bỏ viêm mủ cho những trường hợp nhẹ.
  • Lợi ích của việc chườm ấm là giúp tăng lưu thông máu, từ đó máu sẽ có nhiệm vụ mang đến nhiều tế bào bạch cầu, kháng thể đến vị trí bị áp xe hơn. Đồng thời chườm ấm còn có tác dụng như sát trùng loại bỏ vi khuẩn.

- Chườm ấm cho ổ áp xe đúng cách bao gồm:

  • Chuẩn bị trước miếng gạc hoặc khăn mềm sạch đã làm ấm.
  • Sau đó tiến hành đắp gạc, khăn mềm lên khu vực bị áp xe trong khoảng thời gian từ 20 – 30 phút.
  • Còn bới những trường hợp áp xe nặng thì sẽ cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để rạch lưu dẫn mủ.

Tuy nhiên hãy nhớ không được dùng nước quá nóng hoặc cố gắng ấn mạnh tại vị trí áp xe vì như vậy sẽ vô tình đẩy vi khuẩn vào sâu hơn bên trong.

- Sát khuẩn

  • Sử dụng các dung dịch sát khuẩn để giúp tiêu diệt vi khuẩn ở ổ áp xe. Nên lựa chọn các  loại dung dịch sát khuẩn có khả năng diệt khuẩn tốt, không gây đau rát, không độc hại và dễ sử dụng. Vì đây chính là bước để loại bỏ nguyên nhân gây bệnh.
ap-xe
Có phương pháp nào được dùng trong điều trị áp xe?

Biện pháp điều trị áp xe hiệu quả

Các biện pháp điều trị bác sĩ chuyên khoa đưa ra sẽ dựa vào kết quả chẩn đoán bệnh, tình trạng loại áp xe mô bên dưới da nông hay sâu trong cơ thể người bệnh.

  • Trường hợp áp xe ở mô bên dưới da

Khi này cách tốt nhất sẽ là rạch dẫn lưu mủ ra bên ngoài.

Dùng gạc cầm máu khi dịch ngừng chảy và băng bó vết thương để tránh nhiễm khuẩn.

Lưu ý đối với trường hợp này thì việc kết hợp dùng thuốc kháng sinh sẽ không đem lại hiệu quả cao nên người bệnh tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

  • Trường hợp áp xe nhiễm nông và nhỏ

Khi đó dịch bên trong khối mủ sẽ tự chảy và khô mà không cần đến sự can thiệp của ngoại khoa.

Trong đó thì người bệnh có thể dùng kết hợp với thuốc giảm đau, kháng viêm, tiêu sưng. Tuy nhiên những bệnh nhân có tiền sử dị ứng thuốc thì nên theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

  • Trường hợp bị áp xe sâu

Can thiệp ngoại khoa với các kỹ thuật cắt rạch, dẫn lưu cho khối mủ nhiễm khuẩn thoát ra ngoài được. Trong suốt quá trình rạch dẫn lưu mủ cần thực hiện dưới sự điều phối của phương tiện chẩn đoán bằng hình ảnh như siêu âm.

Cần sử dụng kết hợp cả với thuốc kháng sinh để hạn chế viêm nhiễm.

Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để có các can thiệp y khoa nếu bạn nhận thấy những triệu chứng của áp xe. Những thông tin hữu ích ở trên về áp xe chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế các hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.