Có nên tiến hành mổ u tuyến giáp không?
Để quyết định được việc có nên mổ u tuyến hay không các bác sĩ sẽ dựa vào triệu chứng bệnh tuyến giáp về vị trí, kích thước hay tính chất của khối u cũng như thể trạng sức khỏe của bệnh nhân,...và xác định chính xác đó là u lành tính hay ác tính.
Trường hợp đối với khối u tuyến giáp lành tính thì có thể điều trị bằng cách:
- Nếu khối u tuyến giáp có kích thước nhỏ với đường kính khoảng từ 1-2 cm thì bệnh nhân chỉ cần khám, theo dõi định kỳ, chọc xét nghiệm tế bào định kỳ hàng năm. Nếu khối u tăng kích thước nhanh hay có xuất hiện tế bào ung thư sẽ được chỉ định làm phẫu thuật.
- Nếu khối u tuyến giáp có kích thước trung bình với đường kính khoảng 2-3 cm thì bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị bằng hooc môn tuyến giáp L-T4 trong vòng ít nhất khoảng 6 tháng. Sau đó sẽ làm kiểm tra và đánh giá lại, nếu khối u nhỏ hơn trước tức là u lành tính thì sẽ tiếp tục điều trị, theo dõi, tái khám. Nếu khối u lớn hơn hoặc không thấy nhỏ đi thì có thể bạn sẽ phải phẫu thuật.
- Trong trường hợp khối u có kích thước lớn trên 4 cm gây sưng vùng cổ, chèn ép, khó nuốt, khó thở thì cần phải phẫu thuật mổ u tuyến giáp.
Bên cạnh đó, nếu đó là khối u ác tính thì bạn sẽ được chỉ định phương pháp phẫu thuật. Hiện nay, ung thư tuyến giáp thể nhú chiếm tỷ lệ cao nhất, những khối u này thường phát triển chậm và di căn hạch cổ. Phương pháp phẫu thuật cắt bỏ thùy tuyến giáp thường được lựa chọn để điều trị K tuyến giáp biệt hóa khi khối u còn nhỏ và không có dấu hiệu lây lan.
Mặt khác thì trên thực tế, việc mổ u tuyến giáp cũng có thể xảy ra một số biến chứng và rủi ro vì vậy tùy vào tình trạng bệnh để quyết định có nên mổ hay không.
Những rủi ro có thường gặp:
- Bạn có thể bị khàn tiếng tạm thời, vĩnh viễn hoặc bị mất tiếng nói do bị dây thần kinh thanh quản đã bị chấn thương.
- Cơ thể bị tụt canxi, rối loạn chức năng kiểm soát nồng độ canxi trong máu do tuyến cận giáp bị tổn thương dẫn đến nồng độ canxi xuống thấp và gây co thắt cơ bắp có biểu hiện tê tay và ngứa.
- Vết mổ bị nhiễm trùng, bị chảy máu nhiều gây hình thành cục máu đông.
Bạn nên chuẩn bị như thế nào trước khi phẫu thuật tuyến giáp
Chuẩn bị gì trước khi phẫu thuật tuyến giáp
Về thực phẩm và thuốc men nếu bạn mắc bệnh cường giáp, bác sĩ có thể kê toa những dung dịch iốt và kali để điều chỉnh chức năng tuyến giáp và giảm nguy cơ chảy máu. Bên cạnh đó bạn cũng phải tránh ăn uống trong một khoảng thời gian nhất định do biến chứng gây tê trước khi phẫu thuật. Hãy sắp xếp một người bạn hoặc người thân đến chăm sóc sau khi phẫu thuật.
Các loại phẫu thuật tuyến giáp
Tùy theo từng tình trạng bệnh mà có những loại phẫu thuật tuyến giáp khác nhau phổ biến nhất là:
Cắt bỏ một phần tuyến giáp
Khi u bướu tuyến giáp chỉ xảy ra ở một thùy tuyến giáp thì bác sĩ sẽ chỉ cắt bỏ một trong 2 thùy và phần còn lại sẽ tiếp tục duy trì thực hiện chức năng của nó.
Cắt bỏ hầu hết tuyến giáp
Bệnh nhân được phẫu thuật cắt bỏ hầu hết tuyến giáp nhưng vẫn giữ lại một phần nhỏ các mô tuyến giáp để giữ một số chức năng tuyến giáp. Nhiều người sau khi phẫu thuật bị suy giáp do tuyến giáp không đủ sản sinh đủ hooc môn cần thiết, nhưng bạn có thể dễ dàng điều trị bằng việc bổ sung hooc môn tuyến giáp mỗi ngày.
Cắt toàn bộ tuyến giáp
Bệnh nhân được cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp và mô tuyến giáp và được áp dụng khi nốt u, sưng, hoặc viêm ảnh hưởng đến toàn bộ tuyến giáp, hoặc khi có bệnh cảnh ung thư.
Những biện pháp chăm sóc sau phẫu thuật
Sau khi thực hiện phẫu thuật xong thì bạn vẫn có thể hoạt động bình thường nhưng nên chờ sau 10 ngày hoặc đến khi được bác sĩ cho phép thì mới được tham gia vào các hoạt động gắng sức nhu tập thể dục ở c ường độ cao.
Cổ học có thể đau trong vài ngày, để giảm đau bạn có thể uống thuốc giảm đau và nếu không đỡ có thể đến gặp bác sĩ để kê đơn thuốc hiệu quả. Ngoài ra, bạn cũng có thể mắc chứng nhược giáp. Bác sĩ sẽ kê toa một số dạng levothyroxine để giúp hormone trở về bình thường ở mức cân bằng. Có thể bạn sẽ cần làm một vài xét nghiệm máu để điều chỉnh và tìm liều lượng tốt nhất.
Chế độ ăn tốt cho bệnh nhân sau phẫu thuật tuyến giáp
Những thức ăn tốt cho bệnh tuyến giáp
Để phục hồi sức khỏe nhanh chóng thì các bệnh nhân nên chú trọng đến chế độ ăn. Trước khi phẫu thuật bạn phải nhịn ăn vì vậy sau đó bạn sẽ cảm thấy rất đói sau khi vừa mới phẫu thuật xong. Lúc này bạn được các bác sĩ chỉ định chỉ được ăn những thức ăn lỏng như: nước cốt gà, nước ép hoa quả,…
Sau khi mổ bạn cảm thấy họng rất đau vì vậy để giảm đau bạn nên ăn những thực phẩm mềm như: súp, khoai tây nghiền, phô mai, sữa chua, bột yến mạch,…Để hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo những thực phẩm, chế độ ăn tốt cho người phẫu thuật tuyến giáp như sau:
- Thực phẩm giàu vitamin C
Những thực phẩm chứa Vitamin C giúp hạn chế hình thành sẹo
Một trong những thực phẩm giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng đó là vitamin C. Đây là một dưỡng chất rất quan trọng và cần thiết để chữa lành vết thương và hạn chế quá trình hình thành sẹo. Những loại thực phẩm, trái cây chứa vitamin C cực tốt như: dâu tây, bông cải xanh, súp lơ, ớt chuông, nước ép cam, nước ép cà chua,…
- Thực phẩm giàu kẽm
Kẽm cũng có công hiệu chữa lành vết thương nhanh chóng
Kẽm cũng là một trong những khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong việc chữa lành vết thương. Kẽm có trong những thực phẩm giàu protein như: thịt gà, thịt bò, thịt lợn, các loại đậu, hạt và ngũ cốc nguyên hạt,…
Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm canxi và vitamin D để giúp điều chỉnh lượng canxi trong cơ thể. Sau khi phẫu thuật mỗi người sẽ có tốc độ hồi phục khác nhau nhung nhìn chung bạn nên quay lại chế độ ăn bình thường sau khoảng 3-4 ngày sau khi phẫu thuật. Với những người bệnh bị táo bón thì cần phải uống nhiều nước và ăn những thực phẩm có nhiều chất xơ,…
Những người bị biếu tuyến giáp nên kiêng thức ăn cay nóng, đồ uống kích thích. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng nên tránh ăn những loại thực phẩm có nguồn gốc động vật hay quá giàu canxi như tôm, cua, cá,…Tốt nhất bạn nên có chế độ ăn theo chỉ dẫn, chỉ định của bác sĩ để có thể phục hồi nhanh chóng nhất.
Mổ u tuyến giáp ở đâu là tốt nhất ?
Bệnh viện K
Bệnh viện K là bệnh viện hàng đầu về điều trị ung bưới có bề dày truyền thống và kinh nghiệm nhất cả nước. Hiện nay, bệnh viện có tất cả 3 cơ sở tại Hà Nội tạo cơ hội cho người dân được điều trị nhanh chóng hơn.
Đây là bệnh viện có quy mô lớn với 1000 giường bệnh, hiện đại đầy đủ cơ sở vật chất và trang thiết bị về Y tế, đạt tiêu chuẩn là một Bệnh viện chuyên khoa về Ung thư hạng I, ngang tầm khu vực, đáp ứng được các nhu cầu cấp bách về khám và điều trị Ung bướu của Nhân dân.
Bệnh viện Ung bướu Hà Nội
Bệnh viện Ung bướu Hà Nội là Bệnh viện chuyên khoa hạng II của thành phố Hà Nội. Bệnh viện tiếp nhận điều trị cho các bệnh nhân Ung thư trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận từ miền Trung trở ra. Bệnh viện luôn chú trọng đầu tư mua sắm và nâng cấp trang thiết bị hiện đại thông qua các nguồn vốn ngân sách Nhà nước cũng như xã hội hóa Y tế.
Bệnh viện Ung Bướu thành phố Hồ Chí Minh
Sau nhiều khó khăn trong quá trình hình thành, Bệnh viện Ung bướu đã từng bước phát triển thành một bệnh viện chuyên khoa với 335 giường nội trú. Phòng khám Đa khoa được hình thành bao gồm nhiều đơn vị chuyên môn như Phụ khoa, Tổng quát, Tai mũi họng và tổ chức thêm khoa Ngoại với hai phòng mổ trung, đại phẫu.
Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh là một bệnh viện công lập đa khoa hạng I. Bệnh viên được hoạt động theo mô hình tiên tiến kết hợp Trường – Viện.
Hiện tại, bệnh viện hiện có khoảng 1000 giường bệnh với 66 phòng khám ngoại trú và 17 phòng mổ. Các phòng được trang bị nhiều thiết bị hiên đại: máy phẫu thuật tạo hình, máy phẫu thuật nội soi, máy X quang di động, dao cắt đốt siêu âm,…
Bệnh viện luôn áp dụng những kỹ thuật, phương pháp mới trong chẩn đoán và điều trị nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả trong công tác khám chữa bệnh có thể sánh ngang tầm các nước trong khu vực và thế giới.
Tóm lại mổ u tuyến giáp có thể dẫn đến những tình trạng nguy hiểm và rủi ro đối với bệnh nhân. Bạn nên nghe theo sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa, cân nhắc thật kỹ, bàn bạc với người thâm để có những quyết định sáng suốt và hợp lý nhất.