Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị của hội chứng Sjogren

Cập nhật: 02/12/2021 04:00 | Trần Thị Mai

Hội chứng Sjogren là gì? Nguyên nhân gây ra hội chứng là gì? Dấu hiệu nhận biết? Phương pháp điều trị hội chứng Sjogren?... Các thắc mắc về hội chứng Sjogren sẽ được giải đáp chi tiết dưới bài viết. Bạn đọc hãy cùng theo dõi nhé!  

Tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị của hội chứng Sjogren

Hội chứng Sjogren là một bệnh lý tự miễn và có liên quan đến các tuyến ngoại tiết có trong cơ thể như tuyến lệ, tuyến nước bọt. Bệnh sẽ xảy ra khi hệ miễn dịch tấn công các tuyến nước bọt và tuyến lệ khiến cho chúng ngưng hoạt động.

Bệnh sẽ thường gặp ở nữ giới và tập trung nhiều trong độ tuổi từ 40 - 60 và không gây lây nhiễm. Hiện chưa xác định được nguyên nhân cụ thể gây ra hội chứng Sjogren, tuy nhiên theo nhiều chuyên gia nghiên cứu thì một số đoạn gen có liên quan đến khả năng mắc bệnh và cũng có nghiên cứu gợi ý chỉ ra rằng cơ chế kích gợi cần thiết để khởi phát bệnh là một đợt nhiễm trùng với một chủng hoặc vi khuẩn đặc hiệu. Chính vì vậy một số tác nhân chính dẫn đến hội chứng Sjogren như môi trường, di truyền, gen sẽ làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh.

Bên cạnh đó còn có một số yếu tố làm tăng khả năng gặp phải hội chứng Sjogren bao gồm:

  • Do độ tuổi: những người có độ tuổi trên 40 sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Giới tính: Nữ giới có khả năng mắc bệnh cao hơn nam giới.
  • Người mắc các bệnh tự miễn khác như thấp khớp hoặc lupus ban đỏ cũng sẽ có khả năng bị hội chứng Sjogren.
  • Có người thân trong gia đình mắc hội chứng Sjogren, đặc biệt là khi bố, mẹ, anh chị ruột mắc bệnh.

Ngoài ra sẽ còn có nhiều nguyên nhân và yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ mắc hội chứng Sjogren mà chưa được liệt kê ở trên. Nếu người bệnh thắc mắc hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết.

Các dấu hiệu của hội chứng Sjogren

Hai cơ quan bị ảnh hưởng nhiều nhất khi mắc hội chứng Sjogren là tuyến nước mắt và tuyến nước bọt nên các triệu chứng phổ biến sẽ liên quan đến mắt, khô miệng. Cụ thể những dấu hiệu nhận biết sớm bao gồm:

Khô mắt: Thấy tuyến lệ bị thâm nhiễm tế bào lympho và tương bào nên nước bọt sẽ bị giảm đi dẫn đến viêm kết giác mạc khô, đỏ mắt hoặc viêm mí mắt. Do đó mà người bệnh sẽ cảm thấy ngứa, nóng rát hai mắt, cộm và nhạy cảm với ánh sáng. Trường hợp mắc bệnh nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến biến chứng loét mắt.

Có triệu chứng khô miệng: giảm tiết nước bọt nên người bệnh dễ bị hôi miệng, khó nhai, khó nuốt, mất vị giác. Dễ bị mắc tình trạng viêm nướu, sâu răng. Khá giống với tuyến lệ do sự thâm nhiễm của tế bào lympho  và tương bào xảy ra đối với tuyến nước bọt.

Mũi, họng, thanh phế quản, da và âm đạo cũng có thể mắc tình trạng khô niêm mạc tương tự như mắt và môi.

Ngoài ra thì khi mắc hội chứng Sjogren người bệnh  cũng có thể gặp phải các triệu chứng khác như:

  • Cơ thể mệt mỏi.
  • Thị lực bị ảnh hưởng và suy giảm khá rõ rệt.
  • Khớp đau.
  • Xuất hiện triệu chứng sưng viêm tuyến mang tai.
  • Sưng hạch.
  • Đau dạ dày.
  • Mắc các triệu chứng như suy thận, viêm thận hoặc tổn thương cầu thận.
  • Bị viêm màng phổi.
  • Viêm tụy hoặc viêm mạch máu.

Danh mục về các triệu chứng nhận biết hội chứng Sjogren ở trên chưa được liệt kê đầy đủ, do đó để được điều trị sớm thì tốt nhất ngay khi có các triệu chứng bất thường người bệnh nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị đúng cách.

hoi-chung-sjogren
Khô miệng là một dấu hiệu điển hình của hội chứng Sjogren

Phương pháp điều trị hội chứng Sjogren

Hiện tại chưa có phương pháp để điều trị hội chứng Sjogren một cách triệt để, tuy nhiên bác sĩ có thể căn cứ vào mức độ mắc bệnh của bạn mà đưa ra các cách để kiểm soát tốt và giảm nhẹ những triệu chứng của bệnh. Cụ thể bao gồm:

Sử dụng thuốc trong điều trị

Dùng một số loại thuốc trong điều trị hội chứng Sjogren giúp làm giảm viêm mắt, khô mắt, tăng tiết nước bọt, giảm đau khớp, ức chế được khả năng miễn dịch. Một số loại thuốc dùng trong điều trị như:

Thuốc điều trị khô mắt: Đối với trường hợp mắc hội chứng Sjogren ở mức độ nhẹ và trung bình sẽ được chỉ định dùng nước mắt nhân tạo và thuốc tăng tiết nước mắt. Còn đối với những trường hợp mắc bệnh năng với các biến chứng đi kèm như viêm mí mắt, loét giác mạc… nên sử dụng thêm  những loại thuốc kháng sinh, thuốc mỡ hoặc huyết thanh tự thân.

Thuốc điều trị khô mắt: Pilocarpin có tác dụng làm tăng tiết nước bọt, giảm khô miệng cho bệnh nhân;

  • Thuốc ức chế miễn dịch: Gồm corticoid, hydroxychloroquine, methotrexate có tác dụng làm chậm diễn tiến và giảm mức độ trầm trọng của bệnh;
  • Thuốc khác: Thuốc chống viêm không steroid, các thuốc giảm đau thông thường giúp làm giảm triệu chứng đau, sưng nề.

Xây dựng lối sống lành mạnh

Chế độ sinh hoạt hàng ngày được xây dựng phù hợp và lành mạnh sẽ cải thiện nhanh chóng các triệu chứng bệnh và ngăn ngừa viến chứng nặng cho hội chứng Sjogren. Cụ thể:

Thăm khám nha khoa thường xuyên và vệ sinh răng miệng, làm sạch kẽ răng sau mỗi bữa ăn.

Nên trao đổi kỹ với bác sĩ nếu trong đang thời kỳ mang thai hoặc thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

Các sản phẩm đang sử dụng có khả năng tạo ẩm, giữ ẩm cho mắt, miệng, da… thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa. Trường hợp nước mắt nhân tạo sẽ khiến mắt bị nóng rát thì  bệnh nhân nên chuyển sang sử dụng loại khác theo lời khuyên của bác sĩ. Trường hợp bị khô mắt vào ban đêm có thể sử dụng thuốc mỡ để được bác sĩ kê đơn.

Hạn chế tình trạng khô mắt, miệng, mũi thì nên sử dụng máy tạo độ ẩm không khí vào ban đêm.

Sử dụng thuốc mỡ bôi cho da khô để giữ độ ẩm trên da.

Tốt nhất nên báo bác sĩ  chuyên khoa nếu bị đau dạ dày nghiêm trọng, đau mắt hoặc thay đổi về thị lực.

Cách phòng ngừa hội chứng Sjogren

Vẫn chưa xác định được các phương pháp phòng ngừa đặc hiệu của bệnh do chưa xác định chính xác được nguyên nhân cũng như các yếu tố gây ra hội chứng. Mặc dù vậy người bệnh có thể tham khảo một số cách dưới đây để hạn chế tới mức tối đa diễn biến hoặc các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra như:

  • Nên đảm bảo vệ sinh răng miệng để nâng cao ý thức của bản thân và nên thường xuyên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết.

  • Uống nhiều nước để cung cấp  cho các hoạt động cần thiết của cơ thể.

  • Ngừng hút thuốc lá hoặc uống sử dụng những chất kích thích, rượu, bia.

  • Sử dụng nước mắt nhân tạo, thuốc nhỏ mắt theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, không tự ý sử dụng. Mang kính khi đi ra ngoài để bảo vệ mắt

  • Dùng kem dưỡng ẩm cho da phù hợp với da của bạn.

  • Nên đến gặp bác sĩ hoặc thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa ngay khi xuất hiện các triệu chứng mới để ngăn ngừa tình trạng bệnh trở nên nặng nề hơn.

Hy vọng bài viết ở trên được chia sẻ ở trên giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về thông tin hội chứng Sjogren, từ đó biết cách điều trị cũng như phòng ngừa hiệu quả nhất. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.