Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Bệnh dịch hạch là gì? Bệnh dịch hạch lây qua đường nào?

Cập nhật: 17/03/2022 11:48 | Trần Thị Mai

Dịch hạch là một căn bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn gây ra và nếu không được phát hiện, điều trị sớm thì người bệnh có khả năng cao tử vong. Vậy có cách nào để nhận biết sớm tình trạng bệnh? Phương pháp điều trị và phòng ngừa của dịch hạch như thế  nào?... Bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp các thắc mắc.  

Bệnh dịch hạch là gì? Bệnh dịch hạch lây qua đường nào?

Dịch hạch là bệnh truyền nhiễm do trực khuẩn Yersinia Pestis gây ra, loại vi khuẩn này lưu hành trong quần thể các loài gặm nhấm chủ yếu là chuột và bọ chét, đặc biệt kể đến là chuột một trong những mầm bệnh nguy hiểm.

Các vi khuẩn sẽ chết ở nhiệt độ 550 độ C trong vòng 30 phút và ở nhiệt độ 1000 độ C trong vòng 1 phút hoặc bị tiêu diệt bởi thuốc sát khuẩn.

Bệnh dịch hạch có khả năng lây lan nhanh và khả năng nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao từ 30 – 60%. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và cả nam, nữ và chủ yếu ở người dưới 20 tuổi. Nếu sống trong môi trường đông đúc, chật chội, vệ sinh kém hoặc những nơi có nền đất cát… thường xảy ra vào mùa khô, phù hợp với mùa phát triển của vác vật chủ trung gian là chuột, bọ chét phát triển.

Dịch hạch lây qua con đường nào?

Vi khuẩn gây dịch hạch sẽ có thể xâm nhập vào cơ thể con người bằng nhiều bệnh lý khác nhau với nhiều con đường gây bệnh, cụ thể như:

  • Đường máu: vết đốt của bọ chét, rận làm cho các trực khuẩn Yersinia Pestis xâm nhập vào cơ thể.
  • Đường hô hấp: trực khuẩn Yersinia Pestis theo các giọt nước bọt nhỏ bắn ra từ đương hô hấp của bệnh nhân truyền sang đường hô hấp của người khỏe mạng và gây dịch hạch ở thể phổi.
  • Đường da, niêm mạc: các vật thể nhiễm vi khuẩn tiếp xúc trực tiếp qua niêm mạc hầu họng, kết mạc mắt…
  • Đường tiêu hóa: Do lây qua đường ăn uống như người khỏe mạng ăn chuột bệnh hoặc sinh hoạt với nguồn nước bị ô nhiễm.

Các dấu hiệu nhận biết bệnh dịch hạch

Bệnh dịch hạch bao gồm nhiều thể bệnh như thể hạch, thể phổi, thể màng não, thể nhiễm khuẩn huyết. Thể hạch là phổ biến nhất và chiếm đến 90% các trường hợp mắc bệnh.

Một số các triệu chứng dễ nhận biết bệnh dịch hạch như:

Khi tiếp xúc với nguồn lây bệnh hoặc các vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể sẽ mất từ 3 – 7 ngày để ủ bệnh. Từ đó tùy thuộc vào mức độ khác nhau mà sẽ có xác triệu chứng tương ứng.

Đối với thể hạch

Khi đã trải qua thời gian ủ bệnh thì sẽ xuất hiện các triệu chứng giống như cram cúm bao gồm sốt cao, ớn lạnh, đau cơ, mệt mỏi, ói mửa…

Lâu dần sẽ có các dấu hiệu của nhiễm trùng, nhiễm độc, sưng hạch với kích thước hạch to bằng ngón tay và kèm theo đau nhức. Ban đầu sẽ cứng chắc sau đó hạch mềm hóa mủ.

Không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các vi khuẩn xâm nhập vào máu dẫn đến nhiễm khuẩn huyết và nếu xâm nhập vào phổi thì sẽ gây ra dịch hạch thể phổi.

Đối với thể nhiễm khuẩn huyết

Ở thể này đường xâm nhập có thể trực tiếp vào máu hoặc với các biểu hiện nhiễm khuẩn kể cả khi chưa có dấu hiệu sưng hạch hoặc từ thể hạch chuyển sang do không được điều trị.

Cơ thể người bệnh sốt cao trên 40 độ C kèm theo triệu chứng rét run.

Bên cạnh đó đi kèm các triệu chứng như rối loạn tinh thần, hôn mê, mạch nhanh, tụt huyết áp… tỷ lệ tử vong ở thể này rất cao và người bệnh có thể chết trong khoảng từ 3 – 5 ngày.

Đối với thể phổi

Đây cũng là thể bệnh nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao vì biến chứng phù phổi cấp lây nhiễm trực tiếp từ dịch tiết đường hô hấp của người bệnh và có thể trong thời gian ngắn lây lan trở thành dịch bệnh qua đường hô hấp, đặc biệt khi ngườikhỏe mạnh tiếp xúc với người bệnh trong giai đoạn tiến triển của thể hạch.

Thân nhiệt cơ thể sốt cao trên 40 độ kèm theo lạnh run, mệt mỏi, đau nhức.

Ho có nhiều đờm và đôi khi kèm theo máu chứa nhiều vi khuẩn và trở thành nguồn lây lan bệnh.

Huyết áp giảm bất thường, khó thở, thở nhanh.

Đau đầu thường xuyên.

Đối với thể viêm màng não

Khi các vi khuẩn vượt qua hàng rào máu não gây bệnh với các biểu hiện điển hìnhnhư đau đầu, tiêu chảy hoặc táo bón.

Như các thông tin về triệu chứng nhận biết dịch hạch ở trên thì bạn đọc có thể thấy rằng bệnh luôn tiềm ẩn các nguy hiểm. Do đó ngay khi nhận thấy cơ thể có các triệu chứng khác thường thì bạn nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử lý nhanh chóng, chính xác.

dich-hach
Xét nghiệm máu sẽ xác nhận được bạn có mắc dịch hạch không

Phương pháp điều trị dịch hạch 

Ngay khi có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh dịch hạch thì người bệnh cần phải nhập viên ngay. Kể cả những người thân tiếp xúc với bệnh nhân mắc Dịch hạch cũng cần dùng kháng sinh dự phòng phơi nhiễm nhóm tetracyclines hoặc cloramphenicol.

Các bác sĩ sẽ căn cứ mức độ bệnh và đưa ra chỉ định dùng các loại kháng sinh nhóm aminoglycosides (streptomycin, gentamycin), nhóm tetracyclines (tetracyclin, doxycycline), nhóm fluoroquinolones (ciprofloxacin, levofloxacin), nhóm sulfonamides (trimethoprim – sulfamethoxazole) và chloramphenicol. Trong đó, kháng sinh streptomycin hiệu quả nhất trong điều trị bệnh Dịch hạch, có thể dùng đơn độc hoặc phối hợp với các loại thuốc kháng sinh khác.

Các yếu tố về  tình trạng sức khỏe của người bệnh như chức năng thận, khả năng dung nạp kháng sinh, độ tuổi, giới tính, tình trạng bệnh, nhóm đối tượng sử dụng... mà bác sĩ cần biết để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp hơn hạn chế tối đa các tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến sức khỏe có thể xảy ra.

Bên cạnh việc dùng kháng sinh để điều trị bệnh thì cần dùng kết hợp thuốc giảm đau, truyền dịch để hạ sốt nhanh chóng và chống được suy đa phủ tạng...

Có những trường hợp bệnh nặng và điều trị muộn thì cần hạch hóa mủ cần phải chích rạch, tháo mủ để bệnh nhân hết sốt và khỏi bệnh.

Phòng ngừa bệnh như thế nào?

Các giảng viên của Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn chia sẻ phương pháp phòng bệnh dịch hạch được đẩy mạnh do tính chất nguy hiểm của bệnh và khả năng lây lan thành ổ dịch lớn. Các biện pháp phòng bệnh dịch hạch bao gồm:

  • Có các phương pháp để đảm bảo an toàn và vệ sinh thực phẩm bằng cách che đậy an toàn và nấu chín đồ ăn thật kỹ trước khi ăn.
  • Hạn chế tình trạng chuột chui rúc và làm tổ thì nên dọn dẹp thường xuyên, đảm bảo môi trường sạch sẽ.
  • Thực hiện các biện pháp diệt vật chủ trung gian gây bệnh bao gồm: Diệt chuột, bọ chét, phá hủy nơi sinh sản của chuột. Nhất là ở những địa phương có dịch hạch lưu hành.
  • Dùng thuốc chống côn trùng: Giám sát chặt chẽ khi trẻ nhỏ hoặc vật nuôi ở ngoài và ở khu vực có nhiều chuột hoặc các loại gặm nhấm khác. Dùng thuốc chống công trùng trước khi ra ngoài.
  • Vắc-xin phòng bệnh dịch hạch được dùng rộng rãi, tuy nhiên không thấy có chứng minh phòng được bệnh nên chỉ được dùng cho những người có nguy cơ cao như đi vào vùng dịch hoặc tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh.

Hy vọng những thông tin về bệnh dịch hạch ở trên đã giúp bạn đọc có thêm nhiều thông tin hữu ích về bệnh cũng từ đó biết cách nhận biết sớm để được điều trị kịp thời tránh các biến chứng có thể xảy ra. Nếu còn thắc mắc gì hãy hỏi trực tiếp bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết hơn.