Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Chia sẻ cách chữa trị hiệu quả bệnh mồ hôi tay chân

Cập nhật: 16/06/2021 11:36 | Trần Thị Mai

Bệnh mồ hôi tay chân gây ra rất nhiều phiền toái cho người mắc phải, khi bị ra mồ hôi sẽ làm cho cơ thể bị mất nước, cơ thể nhanh mệt mỏi. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới  đây để tìm hiểu về bệnh và các biện pháp chữa bệnh ra mồ hôi tay chân.  

Chia sẻ cách chữa trị hiệu quả bệnh mồ hôi tay chân

Ra mồ hôi tay chân là bệnh gì?

Quá trình ra mồ hôi là một trình tự sinh lý tự nhiên của cơ thể dưới sự chỉ huy của hệ thần kinh giao cảm. Khi ở trong môi trường quá nóng hay khi uống nhiều rượu, nia, các chất kích thích, đồ ăn cay nóng… lúc này hệ thần kinh giao cảm sẽ bị kích thích tuyến mồ hôi bài tiết nhiều hơn mồ hôi bốc hơi trên da  và mang theo nhiệt lượng dư thừa giúp cơ thể được làm mát.

Đổ mồ hôi tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra mà sẽ được phân loại khác nhau, cụ thể các loại tăng tiết mồ hôi như:

Tăng tiết mồ hôi tiên phát: thường gây tăng mồ hôi ở lòng bàn tay và lòng bàn chân (tăng tiết mồ hôi tay chân)và đôi khi là ở cả mặt.

Tăng tiết mồ hôi thứ phát: Đây là tình trạng tăng tiết mồ hôi do một tình trạng bệnh lý nào đó của cơ thể.

Nguyên nhân gây ra bệnh mồ hôi tay chân

Hiện nay có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh và có nhiều loại như: phụ nữ có thai, cảm xúc thay đổi, người trong độ tuổi mãn kinh, khối u di căn chèn ép hoàn toàn thần kinh tủy sống, uống thuốc hạ nhiệt quá liều....

Đa phần các trường hợp bị đổ mồ hôi tay chân khi đối mặt với các tình huống căng thẳng, cảm xúc lo lắng, gắng sức trong quá trình lao động tay chân...

Các hoạt động hay những tình huống căng thẳng dẫn đến nhiệt độ cơ thể tăng cao. Chính vì vậy tuyến mồ hôi cần hoạt động mạnh hơn để làm mát cơ thể hơn.

Trong trường hợp bạn bị ra mồ hôi tay khi đang nghỉ ngơi thì rất có thể đang gặp về vấn đề sức khỏe nào đó.

Một số nguyên nhân chính gây ra tình trạng đổ mồ hôi tay chân như:

  • Do di truyền.
  • Có các hoạt động thể chất quá mức.
  • Thời tiết nóng, bức.
  • Chế độ ăn uống hàng ngày không đầy đủ chất dinh dưỡng hoặc mất cân bằng.
  • tình trạng sức khỏe yếu.
  • Việc sử dụng thuốc không đúng cách hoặc quá lạm dụng các vấn đề về thuốc.
  • Chứng tăng nhãn áp gây ra các ảnh hưởng.

Bên cạnh đó những đối tượng dễ có nguy cơ mắc bệnh đổ mồ hôi tay chân như:

  • Người thường xuyên phải lo lắng, hồi hộp, căng thẳng.
  • Có tiền sử mắc các bệnh lý như viêm khớp, chấn thương tủy sống, rối loạn hệ máu, căng thẳng thần kinh..
  • Dùng thuốc tiểu đường thường xuyên.

Ngoài ra sẽ còn có nhiều nguyên nhân và yếu tố khác dẫn đến tình trạng đổ mồ hôi tay chân chưa liệt kê ở trên. Bạn đọc có thể hỏi thêm ý kiến bác sĩ chuyên khoa, dược sĩ để có lời giải đáp chi tiết hơn.

Dấu hiệu nhận biết bệnh mồ hôi tay chân

Tăng tiết mồ hôi tay chân rất dễ để nhận thấy ở tay, chân, nách, mặt xảy ra trong giờ thức giấc, ít nhất một lần/ tuần.

Thường thấy mồ hôi ở cả 2 bên cơ thể.

Mồ hôi tay chân đổ ra nhiều khi tập thể dục, trong môi trường nắng nóng, lo lắng, bị căng thẳng.

Dấu hiệu nhận biết bệnh ở trên chưa được liệt kê đấy đủ nhưng nếu tiết mồ hôi tay chân đi kèm với triệu chứng chóng mặt, đau ngực, buồn nôn thì hãy nên đến cơ sở y tế chuyên khoa sớm để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Ngoài ra khi gặp phải những trường hợp dưới đây người bệnh cần đi khám ngay, cụ thể như:

  • Việc đổ mồ hôi tay chân dẫn đến gián đoạn thói quen hàng ngày.
  • Gây ra bất tiện, bối rối trong sinh hoạt hàng ngày.
  • Bất thường ra mồ hôi nhiều và nghiêm trọng hơn.
  • Ngay cả ban đêm cũng bị đổ mồ hôi.
benh-mo-hoi-tay-chan
Người mắc bệnh mồ hôi tay chân nên đi khám bác sĩ để có phương pháp điều trị đúng

Kỹ thuật chẩn đoán và điều trị bệnh đổ mồ hôi tay chân

Kỹ thuật chẩn đoán bệnh

Để đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả với tình trạng bệnh của từng người thì trước tiên bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định thực hiện một số các kỹ thuật chẩn đoán bệnh như:

Ban đầu nên tìm hiểu tiền sử và các triệu chứng của người bệnh.

Chỉ định một số xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân như:

  • Xét nghiệm: Thực hiện các xét nghiệm máu, nước tiểu để xem liệu mồ hôi của bạn có phải do một tình trạng bệnh lý khác
  • Xét nghiệm mồ hôi: giúp xác định được những vị trí đổ mồ hôi và mức độ nghiêm trọng tình trạng của bạn.

Biện pháp điều trị bệnh tăng tiết mồ hôi tay chân

Những phương pháp điều trị sẽ có tác dụng kiểm soát mồ hôi quá mức. Từ việc thực hiện kỹ thuật chẩn đoán bệnh bác sĩ căn cứ vào kết quả đó để lựa chọn cách điều trị phù hợp nhất.

Một số phương pháp điều trị tăng tiết mồ hôi tay chân như:

  • Điều trị nội khoa
  • Đây là phương pháp dùng thuốc trong quá trình điều trị với những loại phổ biến như:
  • Thuốc chống mồ hôi.
  • Kem bôi 
  • Các thuốc ức chế thần kinh. 
  • Thuốc chống trầm cảm.
  • Tiêm Botulinum.

Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn chia sẻ rằng nhằm tránh những tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, đồng thời nâng cao hiệu quả điều trị thì người bệnh cần  tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc theo sở thích cá nhân.

Phương pháp điều trị ngoại khoa

  • Liệu pháp vi ba: Phương pháp này sẽ sử dụng một thiết bị cung cấp năng lượng vi sóng để nhằm phá huy tuyến mồ hôi. Thông thường quá trình điều trị sẽ diễn ra hai buổi với thời gian từ 20 – 30 phút. Khoảng cách giữa các buổi là ba tháng. Liệu pháp vi ba có thể dẫn đến những tác dụng phụ như bề mặt da bị thay đổi cảm giác, khó chịu. Thêm điểm trừ nữa là kinh phí để thực hiện liệu pháp này tốn kém và trung tâm, thành phố mới đầy đủ kỹ thuật áp dụng kỹ thuật này.
  • Loại bỏ tuyến mồ hôi: nếu mồ hôi đổ quá nhiều thì sẽ thực hiện áp dụng phương pháp này. Tuy nhiên việc loại bỏ các tuyến mồ hôi có thể đạt hiệu quả nếu nách của bạn.
  • Phẫu thuật thần kinh:  Khi tất cả các phương pháp trên thất bại thì phương pháp phẫu thuật được áp dụng. Trong đó bác sĩ phẫu thuật cắt, đốt hoặc kẹp các hạch thần kinh cột sống kiểm soát mồ hôi trên tay của bạn. 

Phòng ngừa bệnh tăng tiết mồ hôi tay chân

Đổ mồ hôi tay chân là một trong những tình trạng rất khó để phòng tránh, tuy nhiên bạn có thể giảm các yếu tố gây ra bệnh nếu thực hiện tốt các biện pháp dưới đây:

  • Xây dựng chế độ ăn, sinh hoạt phù hợp và hạn chế được bệnh đái tháo đường xảy ra.
  • Thăm khám ngay khi có các triệu chứng bất thường để phát hiện và điều trị các tình trạng nhiễm trùng, viêm khớp hoặc những bệnh lý khác.
  • Luôn giữ tinh thần, tâm trạng thoải mái, cân bằng.
  • Giữ vệ sinh cá nhân, đặc biệt là tắm hàng ngày. Tắm sẽ  giúp kiểm soát số lượng vi khuẩn trên da của bạn.
  • Trường hợp cần đi giày tất thường xuyên thì nên thay tất chân hoặc rửa một hoặc hai lần một ngày. Nên chọn giày và tất làm bằng vật liệu tự nhiên để ngăn mồ hôi chân do thoát nhiệt tốt hơn. 

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn đọc có thêm nhiều thông tin hữu ích về bệnh mồ hôi tay chân, từ đó tìm hiểu thêm cách điều trị bệnh tại nhà với mức độ nhẹ. Bạn đọc hãy thường xuyên theo dõi các bài viết khác kiến thức y khoa khác cùng chuyên mục này.