Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Có những dấu hiệu nào để nhận biết hội chứng urê huyết tán huyết?

Cập nhật: 05/01/2022 05:01 | Trần Thị Mai

Hội chứng urê huyết tán huyết là gì? Nguyên nhân nào gây ra bệnh? Dấu hiệu nhận biết bệnh ra sao? Phương pháp điều trị như thế nào?... Các thông tin về bệnh sẽ được giải đáp chi tiết dưới bài viết. Bạn đọc hãy cùng theo dõi nhé.

Có những dấu hiệu nào để nhận biết hội chứng urê huyết tán huyết?

Nguyên nhân gây ra hội chứng urê huyết tán huyết

Hội chứng urê huyết tán huyết là một bệnh đặc trưng bởi tan máu, giảm tiểu cầu và chấn thương thận cấp tính. Đây cũng là tình trạng có thể xảy ra khi các mạch máu nhỏ trong thận bị tổn thương và viêm nhưng nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì có thể phục hồi hoàn toàn và đặc biệt là trẻ nhỏ.

Nguyên nhân chính gây ra hội chứng urê huyết tán huyết đặc biệt ở trẻ em dưới 5 tuổi nhiễm một số chủng vi khuẩn E.coli nhất định. Đa phần các loại E.coli đều bình thường và sẽ vô hai, tuy nhiên có một số chủng E.coli gây ra tiêu chảy, chính những chủng này cũng sẽ gây ra một số loại độc tố Shiga. Đến khi bị nhiễm chủng này các độc tố này sẽ xâm nhập vào máu và gây ra tổn thương và dẫn đến hội chứng urê huyết tán huyết.

Còn có các nguyên nhân khác làm gia tăng nguy cơ mắc hội chứng urê huyết tán huyết như:

  • Người bệnh mắc các bệnh nhiễm trùng khác như suy giảm hệ miễn dịch ở người bị HIV hoặc cúm, mắc vi khuẩn phế cầu khuẩn…
  • Sử dụng quá liều hoặc dùng sai cách các loại thuốc điều trị ung thư, thuốc tránh thai hoặc làm ức chế hệ thống miễn dịch của những người ghép tạng.
  • Do mắc các biến chứng thai kỳ hoặc người mắc những tình trạng sức khỏe như bệnh ung thư hoặc tự miễn.
  • Mắc các vi khuẩn như Shigella, Samonella hoặc một số vi khuẩn đường ruột khác.
  • Trẻ em dưới 5 tuổi sẽ có nguy cơ cao mắc hội chứng urê huyết tán huyết.
  • Người có những thay đổi gen di truyền dễ mắc bệnh.

Ngoài ra còn có nhiều các nguyên nhân và yếu tố khác dẫn đến hội chứng urê huyết tán huyết mà chưa được liệt kê ở trên. Khi bạn đọc có các thắc mắc về bệnh hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết.

Các triệu chứng nhận biết hội chứng urê huyết tán huyết 

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh mà sẽ có những dấu hiệu và triệu chứng nhận biết khác nhau. Một số các dấu hiệu điển hình của hội chứng urê huyết tán huyết như:

  • Người bệnh bị tiêu chảy kèm máu.
  • Đầy bụng, đau bụng.
  • Chuột rút.
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa.
  • Cơ thể sốt, thân nhiệt tăng cao.
  • Da đổi màu xanh nhợt nhạt.
  • Xuất hiện các triệu chứng khó thở.
  • Bị bầm tím ở nhiều chỗ nhưng không xác định được nguyên nhân.
  • Máu mũi và miệng bị chảy máu bất thường.
  • Tần suất đi tiểu giảm hoặc xuất hiện máu trong nước tiểu.
  • Bàn chân, chân, mắt cá chân, tay có triệu chứng sưng phù hoặc nghiêm trọng hơn là sưng toàn bộ cơ thể.
  • Co giật hoặc có các triệu chứng đột quỵ.
  • Có các biểu hiện của bệnh huyết áp cao.

Ngoài ra thì hội chứng urê huyết tán huyết có những triệu chứng nhận biết theo từng thể lâm sàng khác nhau. Cụ thể dấu hiệu của ba thể lâm sàng như:

  • Thể xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối: Loại bệnh này thường gặp ở độ tuổi từ 10 - 50 tuổi. Dấu hiệu điển hình là sốt, ban xuất huyết, có các dấu hiệu thần kinh bất thường,  triệu chứng giống cúm, xuất hiện ban xuất huyết, suy thận…
  • Thể trẻ em: Đây là giai đoạn nhiễm khuẩn hoặc nhiễm virus đường ruột. Khi mắc thể này thì người bệnh thường nôn, ỉa chảy nặng, dấu hiệu của bệnh suy thận diễn biến nghiêm trọng hơn, tình trạng tăng huyết áp diễn ra thường xuyên hơn.
  • Thể người lớn: Có một số trường hợp kết hợp với các tình trạng bệnh lý khác như có thai trong ba tháng cuối, mắc bệnh lupus, ung thư niêm mạc đường tiêu hóa, ung thư tiền liệt tuyến, hóa trị liệu…

Nếu không phát hiện sớm tình trạng bệnh thì có thể mắc các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh như:

  • Bệnh suy thận xuất hiện đột ngột.
  • Mắc tình trạng huyết áp cao.
  • Bị đột quỵ hoặc động kinh.
  • Mắc các vấn đề khác về đông máu và dẫn đến nguy cơ chảy máu bất thường.
  • Xuất hiện các vấn đề về tim mạch.
  • Rối loạn đường tiêu hóa như túi mật, ruột hoặc tuyến tụy.

Để hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra thì người bệnh ngay khi có những triệu chứng bất thường thì nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị đúng cách.

hoi-chung-ure-huyet-tan-huyet
Khi mắc hội chứng ure huyết tán huyết sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi

Phương pháp điều trị hội chứng urê huyết tán huyết

Khi nghi ngờ người bệnh có các triệu chứng của hội chứng urê huyết tán huyết bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định người bệnh thực hiện một số các kỹ thuật chẩn đoán bệnh như xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm huyết học, xét nghiệm phân, tiền sử bệnh… Từ đó sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh.

Một số các phương pháp điều trị phổ biến hội chứng urê huyết tán huyết hiện nay như:

Truyền máu

Trong trường hợp người bệnh cần truyền hồng cầu hoặc tiểu cầu qua đường tĩnh mạch thì bác sĩ sẽ chỉ định truyền máu.

Phương pháp này sẽ giúp hồi phục các tế bào hồng cầu và cải thiện nhanh chóng triệu chứng như mệt mỏi, tim đập nhanh, khó thở, da vàng, nước tiểu sẫm màu, ớn lạnh.

Các tiểu cầu sẽ nhanh chóng hồi phục quá trình đông máu diễn ra bình thường.

Thuốc

Trong trường hợp người bệnh bị tổn thương thận kéo dài thì sẽ được kê thuốc giảm huyết áp nhằm ngăn chặn tình trạng tổn thương thận.

Bác sĩ chuyên khoa có thể kê thêm thuốc eculizumab nếu người bệnh mắc các biến chứng hoặc mang gen đột biến và gây ra bệnh. Nhóm thuốc này sẽ giúp ngăn ngừa những tổn thương các mạch máu.

Tuy nhiên trước kho sử dụng thuốc eculizumab thì cần được tiêm phòng viêm màng não để tránh tác dụng phụ của thuốc.

Phẫu thuật và các phương pháp khác

Căn cứ vào nguyên nhân gây ra bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị khác nhau, cụ thể như:

  • Lọc thận: Đây là phương pháp giúp cho người bệnh lọc chất thải và chất lỏng dư thừa ra khỏi máu, tuy nhiên phương pháp này chỉ có giá trị điều trị tạm thời đến khi thận bắt đầu hoạt động bình thường trở lại. Trong trường hợp thận của người bệnh bị tổn thương quá nặng thì sẽ cần phải điều trị lọc thận trong thời gian dài hơn.
  • Cấy ghép thận: Thay thế quả thận bị hỏng bằng một quả thận khỏe mạnh hơn.
  • Song song với quá trình điều trị thì người bệnh cần chú ý một số điều như sau:
  • Nên rửa tay sạch sẽ trước và sau khi đi vệ sinh.
  • Không nên uống sữa hay những loại trái cây, đồ uống  chưa qua tiệt trùng.
  • Hạn chế bơi lội ở những nơi không sạch  sẽ.
  • Hãy để thực phẩm sống tách biệt với các loại thực phẩm đã chế biến chín để tránh tình trạng nhiễm bẩn từ thịt sống.

Với những thông tin về hội chứng urê huyết tán huyết ở trên đã giúp bạn đọc có thêm nhiều kiến thức y khoa. Tuy nhiên các thông tin ở trên chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.