Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Các yếu tố làm gia tăng nguy cơ gây ra hội chứng Behcet và những dấu hiệu nhận biết

Cập nhật: 09/04/2022 12:14 | Trần Thị Mai

Bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu kỹ hơn các thông tin về Hội chứng Behcet: Nguyên nhân gây ra bệnh, triệu chứng nhận biết, kỹ thuật chẩn đoán và phương pháp điều trị Hội chứng Behcet.  

Các yếu tố làm gia tăng nguy cơ gây ra hội chứng Behcet và những dấu hiệu nhận biết

Nguyên nhân gây ra Hội chứng Behcet

Hội chứng Behcet là một dạng bệnh rối loạn viêm đa hệ thống mãn tính với đặc trưng bởi các vết loét ở miệng và bộ phận sinh dục gây tổn thương da và dẫn đến các bất thường ở mắt. 

Bệnh thường xuất hiện ở những người trưởng thành. Theo thống kê thì tỷ lệ nam giới mắc bệnh cao gấp đôi nữ giới.

Hiện nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính gây ra Hội chứng Behcet, tuy nhiên theo một số nghiên cứu thì bệnh có thể do di truyền.

Một số các yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc Hội chứng Behcet như:

  • Tuổi tác: thường những người trong độ tuổi từ 20 – 30 tuổi sẽ dễ bị mắc bệnh hơn.
  • Giới tính: Bệnh có thể xảy ra cả nam và nữ.
  • Di truyền: sẽ có những người có một số gen nhất định gây ra mắc Hội chứng Behcet.

Ngoài ra Hội chứng Behcet sẽ còn có các yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh nhưng chưa được liệt kê ở trên. Nếu bạn thắc mắc hãy liên hệ trực tiếp bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết hơn.

Dấu hiệu nhận biết của Hội chứng Behcet

Mỗi người sẽ có những dấu hiệu khác nhau do tùy thuộc vào tình trạng bệnh và bộ phận trên cơ thể người bệnh bị tổn thương. Các dấu hiệu điển hình cho từng bộ phận như:

  • Vị trí miệng: Xuất hiện những vết loét miệng gây ra đau đớn. Ban đầu vết loét sẽ hình tròn sau đó nổi lên trong miệng và dần biến thành vết loét. Vết loét có thể bị tái phát thường xuyên.
  • Bề mặt da: da của người bệnh sẽ có những vết loét hoặc các nốt đỏ nổi hẳn lên bề mặt da. Khi chạm vào sẽ thấy mềm và xuất hiện nhiều ở cẳng chân đổ xuống.
  • Vị trí bộ phận sinh dục: Ở bìu hoặc âm hộ sẽ có vết loét đỏ và vết loét bị hở gây ra đau đớn và kéo dài trong suốt một thời gian hình thành lên sẹo.
  • Mắt: triệu chứng thường xảy ra ở cả hai mắt do viêm màng bồ đào gây đỏ, đau và tầm nhìn bị ảnh hưởng.
  • Các khớp: thường sẽ xảy ra ở đầu gối của người bệnh với triệu chứng sưng khớp, đau. Cũng có những trường hợp xảy ra  các triệu chứng ở mắt cá chân, khuỷu tay, cổ tay. Những dấu hiệu Hội chứng Behcet ở khớp có thể kéo dài trong khoảng 3 tuần.
  • Mạch máu: người bệnh sẽ bị đỏ do tình trạng viêm tĩnh mạch và động mạch. Trường hợp xuất hiện thêm các cục máu đông thì sẽ kèm theo các triệu chứng như đau, sưng ở cánh tay hoặc chân. Khi bị viêm tại các động mạch lớn sẽ dẫn đến  những biến chứng nghiêm trọng hơn như hẹp hoặc tắc nghẽn mạch, phình động mạch.
  • Hệ thống tiêu hóa: Có hàng loạt các dấu hiệu và triệu chứng rối loạn tiêu hóa của người bệnh bao gồm tiêu chảy, đau bụng, xuất huyết dạ dày.
  • Não bộ: đau đầu, sốt, mất phương hướng, viêm não, viêm hệ thần kinh hoặc nghiêm trọng hơn là đột quỵ.

Đa phần các triệu chứng của bệnh nếu phát hiện sớm đều có thể được kiểm soát và không gây ra những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên có một số các triệu chứng quan trọng cần được điều trị nhanh chóng để tránh những ảnh hưởng dài hạn như dấu hiệu viêm mắt nếu kéo dài trong suốt một thời gian sẽ dẫn đến nguy cơ bị mất thị lực vĩnh viễn.

Các kỹ thuật chẩn đoán và phương pháp điều trị Hội chứng Behcet

Kỹ thuật chẩn đoán bệnh

Bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng của người bệnh và chỉ định thực hiện các kỹ thuật cần thiết hỗ trợ cho việc chẩn đoán, vì hiện tại không có xét nghiệm nào để xác định chắc chắn người bệnh có mắc bệnh Behcet hay không.

Một số các xét nghiệm thường được dùng trong chẩn đoán bệnh như:

  • Xét nghiệm máu để loại trừ các triệu chứng do bệnh lý khác gây ra.
  • Xét nghiệm Pathergy: bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm này bằng cách dùng kim vô trùng đâm vào da của người bệnh và kiểm tra khu vực bị đâm này sau một đến hai ngày. Trong trường hợp trên da xuất hiện vết sưng nhỏ màu đỏ ở vị trí kim đâm thì xét nghiệm dương tính.
Hoi-chung-Behcet
Tùy thuộc vào triệu chứng của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp

Các phương pháp điều trị Hội chứng Behcet

Căn cứ vào mức độ  bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, thường thì nếu người bệnh có triệu chứng nhẹ thì bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc để kiểm soát cơn đau và viêm. Còn khi các dấu hiệu của bệnh nghiêm trọng hơn thì bác sĩ sẽ kê đơn thuốc nhằm kiểm soát bệnh trên cơ thể người bệnh.

  • Dùng thuốc trong điều trị

- Dùng kem dưỡng da, gel, thuốc mỡ: bôi trực tiếp lên vết loét trên da hoặc bộ phận sinh dục nhằm giảm đau và kháng viêm.

- Nước súc miệng chứa corticosteroid và các thành phần khác: nhằm làm giảm cơn đau trong miệng người bệnh.

- Thuốc nhỏ mắt có chứa corticosteroid hoặc các loại thuốc chống viêm khác: nhằm mục đích giảm đau và giảm đỏ mắt trong trường hợp bị viêm.

  • Điều trị toàn thân cho Hội chứng Behcet

Khi dùng thuốc bôi mà tình trạng bệnh không thuyêngiảm thì bác sĩ sẽ dùng loại thuốc colchicine để điều trị loét miệng và bộ phận sinh dục. Loại thuốc này cũng có thể giúp cải thiện tình trạng sưng khớp.

Đối với những trường hợp mắc bệnh nghiêm trọng thì sẽ cần đến các phương pháp điều trị khác để hạn chế biến chứng có thể xảy ra, cụ thể như:

- Thuốc Corticosteroid, một số loại thuốc khác để kiềm chế hoạt động của hệ thống miễn dịch và kiểm soát tốt tình trạng viêm.

- Các loại thuốc ức chế hệ thống miễn dịch bao gồm azathioprine (Azasan, Imuran), cyclosporine (Gengraf, Neoral, Sandimmune) và cyclophosphamide… có tác dụng giảm bớt bằng các loại thuốc ức chế hệ thống miễn dịch của người bệnh tấn công các mô khỏe mạnh.

- Việc sử dụng của các loại thuốc người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ và trong quá trình dùng thuốc có thể gặp phải những tác dụng phụ. Nên hãy thông báo cho bác sĩ chuyên khoa biết nếu bạn gặp các tác dụng phụ để được điều chỉnh liều dùng cho phù hợp hơn.

Bài viết ở trên được giảng viên giảng dạy khoa Điều dưỡng chia sẻ một số những dấu hiệu Hội chứng Behcet, từ đó bạn đọc có thêm nhiều kiến thức y khoa hữu ích. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.