Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Bệnh Still người lớn có nguy hiểm không? Khi nào người bệnh cần gặp bác sĩ?

Cập nhật: 21/10/2022 15:51 | Trần Thị Mai

Bệnh Still ở người lớn là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Phương pháp điều trị bệnh như thế nào?... Tất cả các thông tin ở bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp những thắc mắc về bệnh Still ở người lớn. Bạn đọc hãy cùng theo dõi nhé!  

Bệnh Still người lớn có nguy hiểm không? Khi nào người bệnh cần gặp bác sĩ?

Bệnh Still ở người lớn là tình trạng viêm gây ảnh hưởng đến khớp hoặc các cơ quan bên trong, những bộ phận khác của cơ thể. Bệnh sẽ thường xuất hiện ở những người dưới 45 tuổi hoặc cũng có thể ở mọi lứa tuổi.

Căn cứ vào diễn biến và các triệu chứng lâm sàng của bệnh Still ở người lớn được chia thành các thể chính như:

  • Thể tự hạn chế bệnh: đây là thể nhẹ của bệnh với các triệu chứng điển hình như bị sốt toàn thân, bề mặt da bị nổi mẩn đỏ, xuất hiện hạch ở lách. Khi mắc thể này người bệnh sẽ có khả năng phục hồi nếu được điều trị sớm và kịp thời trong khoảng 1 năm.
  • Thể bán cấp: Khi đã ở thể cấp tính thì mức độ trung bình và có các triệu chứng điển hình ở khớp hoặc không.
  • Thể viêm khớp mãn tính: mức độ nghiêm trọng nhất khi mắc bệnh Still ở người lớn. Phác đồ điều trị sẽ cần thay khớp giả.

Nguyên nhân gây ra bệnh Still ở người lớn

Hiện nay các chuyên gia cũng chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra bệnh nhưng có nhiều giả thiết cho rằng bệnh là do nhiễm virus hoặc vi khuẩn gây ra, bệnh xảy ra có thể liên quan đến: 

  • Hệ thống HLA-B17
  • Các gen DR2, B35 và B18
  • Các Interleukin 6, cytokine IFN gamma và TNF alpha

Ngoài ra thì tuổi tác chính là yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh still ở người lớn. Hai độ tuổi có tỷ lệ mắc bệnh cao là 15 – 25 tuổi và 36 – 46 tuổi.

Sẽ còn có nhiều các nguyên nhân và yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh Still ở người lớn. Nếu người bệnh có thắc mắc hãy hỏi ý kiến chuyên khoa để biết chi tiết hơn.

Các dấu hiệu nhận biết bệnh Still ở người lớn

Các giảng viên Cao đẳng Y Dược thành phố HCM chia sẻ một số các triệu chứng để nhận biết bệnh Still ở người lớn như:

  • Cơ thể sốt cao trên 39 độ C trở lên và thường sốt nhiều hơn vào buổi chiều, tối. Tuy nhiên thông thường triệu chứng này sẽ tự hết mà không cần điều trị.
  • Bề mặt da có phát ban màu hồng, đi kèm với đó là sốt tuy nhiên sẽ không gây ngứa. Các đốm phẳng hoặc nốt sần sẽ dần xuất hiện trên cánh tay, thân, chân hoặc mặt.
  • Các khớp như khớp gối, khớp cổ tay sẽ có triệu chứng đau, tấy và sưng lên. Sau một thời gian thì các triệu chứng có thể lan sang những khớp xung quanh. Xuất hiện triệu chứng cứng khớp vào buổi sáng và kéo dài trong khoảng vài giờ.
  • Mức độ đau cơ có thể thay đổi tùy thuộc vào tình trạng bệnh.
  • Đau họng nghiêm trọng, cảm giác nóng rát trong cổ họng.
  • Trọng lượng cơ thể sụt giảm nhanh chóng.
  • Khi người bệnh hít thở mạnh sẽ có cảm giác đau.
  • Sưng hạch bạch huyết.
  • Bụng bị sưng và đau.

Tuy nhiên nếu khi bạn thấy cơ thể có các triệu chứng nghiêm trọng hơn như sốt cao, phát ban, nhức đau khớp… thì nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Mặc dù chuyên mục về triệu chứng bệnh ở trên chưa được liệt kê đầy đủ, nên người bệnh cần theo dõi kỹ hơn các triệu chứng của cơ thể để phát hiện sớm bệnh hạn chế biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.

benh-still-o-nguoi-lon
Điều trị bệnh Still ở người lớn thường dùng bằng thuốc

Bệnh still ở người lớn có nguy hiểm không?

Nếu khi mắc bệnh mà không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách thì có thể gặp phải nhiều biến chứng đến cơ hoặc hệ thống xương khớp như:

Phá hủy xương khớp: ở các khớp cổ tay và đầu gối rất dễ bị phá hủy xương khớp nếu viêm khớp mãn tính xảy ra. Tuy nhiên nếu các khớp ngón tay và hông sẽ làm hư hỏng nhưng ít mắc phải hơn.

Ảnh hưởng đến tim: viêm màng ngoài tim, viêm cơ tim, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sẽ là các biến chứng có thể xảy ra nếu bệnh biến chuyển nặng hơn.

Viêm màng phổi: Viêm có thể khiến chất lỏng tích tụ xung quanh phổi dẫn đến tình trạng khó thở.

Mắc hội chứng kích hoạt đại thực bào: Hội chứng này làm giảm đi số lượng tế bào máu và làm gia tăng chất béo trong cơ thể và gây lên các bất thường ở gan. Đây chính là hội chứng hiếm gặp của bệnh Still ở người lớn và có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh.

Chẩn đoán bệnh Still người lớn

Bên cạnh các triệu chứng lâm sàng, bác sĩ yêu cầu bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng để xác định chính xác bệnh, từ đó có hướng điều trị phù hợp. Cụ thể:

  • Thăm dò hình ảnh
  • Xét nghiệm vi sinh
  • Xét nghiệm giảm tiểu cầu hoặc giảm hồng cầu khi bệnh tiến triển
  • Xét nghiệm viêm dương tính
  • Xét nghiệm các bất thường về tế bào ngoại vi
  • Xét nghiệm miễn dịch

Điều trị bệnh Still ở người lớn

Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng của người bệnh mà đưa ra liệu trình điều trị cho phù hợp hơn. Dưới đây là một số thuốc điều trị bệnh Still thường được bác sĩ kê đơn như:

  • Thuốc chống viêm không steroid: Nhóm thuốc này sẽ có tác dụng giảm đau các khớp bị viêm nhẹ với một số loại thuốc chống viêm không steroid không kê đơn như naproxen natri (Aleve) và ibuprofen (Advil và Motrin IB). Đối với những trường hợp nặng sẽ cần sử dụng các loại chống viêm không steroid theo đơn. Dù vậy thì người bệnh nên dùng thuốc theo đúng liều lượng, đúng cách để thuốc phát huy tốt tác dụng điều trị bệnh tránh gây hại đến gan và thận.
  • Thuốc steroid: Nhóm thuốc này sẽ giúp giảm viêm mạnh mẽ nhưng sẽ làm giảm tăng cường sức đề kháng và gia tăng nguy cơ loãng xương. Do đó mà bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng thuốc để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Methotrexate: Việc dùng thuốc này sẽ thường được kết hợp với các loại thuốc khác nhằm ngăn chặn tình trạng viêm khớp tiến triển theo chiều hướng xấu gây ức chế hệ thống miễn dịch.
  • Thuốc sinh học: Một số loại thuốc thuộc nhóm này như tanercept (Enbrel), Infliximab (Remicade) và adalimumab (Humira) có tác dụng cải thiện bệnh. Tuy nhiên, khi sử dụng nếu thuốc không mang lại tác dụng chữa trị, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân sử dụng các loại thuốc khác như rituximab (Rituxan), anakinra (Kineret) và tocilizumab (Actemra).

Các biện pháp phòng ngừa bệnh Still ở người lớn

Có các phương pháp giúp bạn phòng ngừa tốt bệnh Still ở người lớn như:

  • Tuân thủ việc dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Không được phép tự ý sử dụng thuốc theo ý thích của bản thân vì như vậy sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Xây dựng chế độ bổ sung canxi và Vitamin D để ngăn ngừa tốt những triệu chứng loãng xương có thể xuất hiện do tác dụng phụ của thuốc corticosteroid.
  • Dành thời gian tập thể dục hàng ngày với các bài tập phù hợp với thể trạng sức khỏe để các hoạt động của khớp được hoạt động hoàn toàn và giảm tình trạng đau khớp, cứng khớp.

Trên đây là tất cả các thông tin về bệnh Still ở người lớn, hy vọng sẽ giúp người bệnh hiểu rõ hơn về bệnh. Từ đó có biện pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả. Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, nếu người bệnh có thắc mắc thì hãy hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để thêm nhiều giải đáp chi tiết hơn. Hãy cùng theo dõi các bài viết tiếp theo cùng chuyên mục để cập nhật tiếp các kiến thức y khoa hữu ích.