Tiêu hóa là quá trình chuyển hóa thức ăn thành những chất có thể hấp thu qua thành ống tiêu hóa để vào màu. Quá trình tiêu hóa này sẽ bắt đầu từ miệng đến ruột già.
Khi gặp phải tác nhân nào đó sẽ làm ảnh hưởng đến cản trở, đảo lộn quá trình tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa thì sẽ gọi là rối loạn tiêu hóa.
Tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài sẽ dẫn đến mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa, nghiêm trọng hơn là bệnh ung thư đường ruột.
Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa, tuy nhiên một số nguyên nhân phổ biến gây ra rối loạn tiêu hóa như:
Mắc bệnh viêm đại tràng
Đây chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa. Do lỵ amip, shigella… gây ra viêm đại tràng và gây nên hội chứng ruột kích thích.
Có tiền sử mắc bệnh lý liên quan đến dạ dày
Một số các bệnh lý như viêm dạ dày, loét dạ dày – tá tràng… làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng.
Bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột
Thông thường các vi khuẩn đường ruột sẽ có tác dụng điều hòa quá trình tiêu hóa, lên men trong đường ruột nên khi cơ sự mất cân bằng hệ vi sinh vật này sẽ gây ra những rối loạn lúc chuyển hóa thức ăn. Do lạm dụng kháng sinh hoặc sử dụng sai cách một vài loại thuốc sẽ là nguyên nhân phổ biến dẫn đến sự mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột.
Chế độ ăn uống không đảm bảo vệ sinh
Khi bạn thường xuyên ăn những loại thực phẩm không đảm bảo vệ sinh hoặc những chất không có tác dụng đến đường tiêu hóa sẽ gây rối loạn quá trình tiêu hóa. Việc ăn uống không đúng bữa, không điều độ là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Thường xuyên sử dụng đồ uống có cồn
Người lớn sẽ dễ gặp phải nguyên nhân này. Dung nạp nhiều đồ uống có cồn, rượu bia… làm mất cân bằng Ph dạ dày gây rửa trôi men tiêu hóa và ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn.
Có triệu chứng ợ nóng
Ợ nóng chính là tình trạng axit thường xuyên trào ngược hoặc quay trở về dạ dày vào thực quản gây ra bệnh.
Trong quá trình bạn nuốt, cơ vòng thực quản dưới nới lỏng để cho thức ăn và chất lỏng đi xuống dạ dày và đóng lại sau đó. Khi các cơ vòng thực quản dãn bất thường hoặc yếu, axit dạ dày có thể chảy ngược vào trong thực quản, gây ra chứng ợ nóng và làm ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hàng ngày.
Căng thẳng kéo dài
Mỗi người đều chứa Hormone Serotonin trong hệ tiêu hóa, hormone này có gây ảnh hưởng đến tâm trạng nên khi bạn bị căng thẳng trong thời gian dài thì lượng hormone này sẽ tăng sinh. Khiến cho hệ tiêu hóa dễ bị rối loạn.
Căng thẳng trong thời gian dài cũng sẽ gây cản trở quá trình lưu thông máu ở ruột. Điều này gây ảnh hưởng đến việc co bóp ở dạ dày, khi thức ăn bị ứ đọng ở ruột làm bạn bị chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy…
Bên cạnh đó một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc rối loạn tiêu hóa như:
- Người có trọng lượng cơ thể quá mức, béo phì.
- Bị thoát vị cơ hoành dạ dày.
- Phụ nữ mang thai.
- Người mắc tiểu đường, hen suyễn, liệt dạ dày.
- Mắc rối loạn các mô liên kết, chẳng hạn như xơ cứng, bì.
- Gia đình có tiền sử mắc viêm đường ruột.
- Sử dụng thuốc chống viêm không chứa steroid như ibuprofen, naproxen, diclofenac sodium và các loại khác.
Ngoài ra sẽ còn có nhiều các nguyên nhân và yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc rối loạn đường tiêu hóa khác mà chưa được liệt kê ở trên. Bạn đọc có thể tham khảo thêm bác sĩ chuyên khoa để có thêm nhiều thông tin chi tiết.
Triệu chứng nhận biết rối loạn tiêu hóa
Khi mắc tình trạng rối loạn tiêu hóa, mỗi người sẽ có các triệu chứng nhận biết bệnh khác nhau do còn tùy thuộc vào mức độ mắc bệnh.
Một số các dấu hiệu nhận biết điển hình của bệnh rối loạn tiêu hóa như:
- Chướng bụng: sau khi ăn xong người bệnh luôn cảm thấy chướng bụng, đây là do thức ăn không tiêu hóa hết dẫn đến ứ đọng trong ống tiêu hóa.
- Có cảm giác buồn nôn, nôn mửa: do nhiều tác nhân gây kích thích đường tiêu hóa dẫn đến người bệnh cảm thấy buồn nôn, nôn mửa.
- Ợ hơi, ợ nóng: Khi các rối loạn tại dạ dày và tá tràng gây nên tình trạng ợ hơi, ợ nóng. Bạn nhận thấy bản thân thường xuyên có những triệu chứng này chắc chắn bạn đã gặp vấn đề về hệ tiêu hóa.
- Đau bụng âm ỉ: triệu chứng đau bụng sẽ thường xuất hiện ở vùng bụng trên, vùng dạ dày. Ban đầu mức độ đau sẽ nhẹ và sau dần sẽ tăng lên và lan rộng ra những vị trí xung quanh.
- Chán ăn: khi mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa bệnh nhân thường thấy đầy bụng, chán ăn và không muốn ăn.
Khi nhận thấy các triệu chứng của tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài trong suốt một thời gian và nặng hơn như đi ngoài có máu, phân lỏng rắn xen kẽ, sút cân nhanh… thì nên liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Để hạn chế các ảnh hưởng đến sức khỏe thì ngay khi nhận thấy có những triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được xử lý nhanh chóng, kịp thời.
Phương pháp điều trị rối loạn tiêu hóa
Muốn việc điều trị rối loạn tiêu hóa đạt hiệu quả cao người bệnh cần tuân thủ theo đúng những hướng dẫn mà bác sĩ đưa ra và lưu ý không nên tự ý điều trị tại nhà bằng thuốc tây vì có thể vô tình làm cho tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.
Trên thực tế thì để kiểm soát nhanh chóng các triệu chứng thì bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng của người bệnh và đưa ra liều lượng dùng thuốc phù hợp. Cụ thể điều trị bằng thuốc như:
- Trường hợp có các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn sẽ được chỉ định dùng thuốc Neopeptine, Lactomin, Enterogermina, Maalox,…
- Trường hợp người bệnh xuất hiện các triệu chứng tiêu chảy, đi ngoài thì có thể dùng một số loại thuốc như Berberin; dung dịch bù nước và chất điện giải Oresol; thuốc Loperamid.
- Khi nguyên nhân gây ra rối loạn tiêu hóa là các bệnh lý thì cần dùng thuốc để điều trị tận gốc.
Bên cạnh quá trình điều trị rối loạn tiêu hóa bằng thuốc người bệnh cần chú ý xây dựng cho bản thân chế độ sinh hoạt lành mạnh, phù hợp như:
- Nên chú ý ăn chín, uống sôi.
- Không sử dụng những loại thức ăn ôi thiu, không đảm bảo vệ sinh.
- Tránh các loại thức ăn chế biến sẵn.
- Tuyệt đối không sử dụng đồ uống có cồn, có ga hoặc những chất kích thích khác.
- Bổ sung nhiều hoa quả, rau xanh và thực phẩm có lợi cho sức khỏe như khoai lang, chuối, đu đủ…
- Bổ sung cơ thể đủ 2 lít nước/ ngày.
- Duy trì một chế độ luyện tập đúng cách và điều độ để có hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Những thông tin cơ bản và cần thiết về rối loạn tiêu hóa được giảng viên Cao đẳng Dược TP HCM chia sẻ. Hy vọng đã giúp các bạn nắm bắt được nguyên nhân, dấu hiệu cũng như phác đồ điều trị rối loạn tiêu hóa hiệu quả nhất hiện nay. Tuy nhiên thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, nếu bạn đọc thắc mắc hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết, chính xác.