Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Tìm hiểu về nguyên nhân gây ra bệnh ung thư đường mật

Cập nhật: 27/10/2021 11:04 | Trần Thị Mai

Ung thư đường mật là gì? Nguyên nhân nào gây ra bệnh ung thư đường mật? Các dấu hiệu nào để nhận biết? Phương pháp nào để điều trị ung thư đường mật?... Các thông tin về bệnh ung thư đường mật sẽ được chia sẻ chi tiết dưới bài viết để giải đáp chi tiết dưới bài viết.  

Tìm hiểu về nguyên nhân gây ra bệnh ung thư đường mật

Nguyên nhân nào gây ra ung thư đường mật

Ung thư đường mật hay còn gọi là ung thư ống mật loại ung thư hiếm gặp, chủ yếu ở người trên 65 tuổi.  Bệnh phát sinh từ các tế bào lót ống dẫn mật, hệ  thống dẫn lưu cho mật được sản xuất bởi gan. Khi các ống dẫn mật thu gom mật, dẫn lưu vào túi mật và cuối cùng vào ruột non, hỗ trợ quá trình tiêu hóa.

Đây là dạng ung thư ống mật hiếm gặp với khoảng 2.500 trường hợp mới được chẩn đoán tại Hoa Kỳ hàng năm. Có 3 vị trí chính mà loại ung thư này có thể phát sinh trong hệ thống dẫn lưu mật.

  • Đường mật trong gan: ảnh hưởng đến những ống mật nằm trong gan.
  • Ngay bên ngoài gan: Nằm ở rãnh gan nơi ống dẫn mật thoát ra.
  • Xa bên ngoài gan: Gần nơi ống mật đi vào ruột.

Bệnh ung thư ống mật sẽ được tìm thấy ở bên ngoài gan và ít nhất ở trong gan.

Một số các yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư ống mật như:

  • Độ tuổi: Bệnh ít xảy ra ở người trẻ hoặc độ tuổi trung niên. Có trên 60% người bệnh từ 65 tuổi trở lên. Nên khi bước vào độ tuổi trung niên thì bạn cần chú ý tầm soát bệnh ung thư nguy hiểm.
  • Béo phì: Thừa cân, béo phì sẽ là nguy cơ gây ra một số bệnh mạn tính và ung thư trong đó có ung thư đường mật.
  • Lịch sử gia đình: tiền sử gia đình có người mắc bệnh ung thư đường mật, viêm gan.
  • Uống rượu thường xuyên trong suốt một thời gian dài.
  • Sử dụng thuốc lá làm tăng nguy cơ phát triển ung thư đường mật.

Người thường xuyên phải tiếp xúc với các hóa chất nguy hiểm như: dioxins, nitrosamines, polyclorinated biphenyls (PCBs), amiăng, radon và thorotrast...

Mắc nhiễm ký sinh trùng.

Người có tiền sử mắc các bệnh lý như  bệnh gan đa nang, viêm tụy, xơ gan, u túi mật, hội chứng ruột kích thích… điều này làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư ống mật.

Ngoài ra sẽ còn có nhiều nguyên nhân và yếu tố khác  gây ra bệnh ung thư đường mật mà chưa được liệt kê ở trên. Nếu người bệnh có bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết.

Các dấu hiệu của bệnh ung thư đường mật

Thời gian đầu  khi mắc bệnh ung  thư đường  mật sẽ có ít các triệu chứng, tuy nhiên đến giai đoạn muộn hơn sẽ xuất hiện các triệu chứng  bất thường như:

  • Vàng da: vàng da và vàng mắt xảy ra khi gan không thể tiết dịch mật làm tăng lên hàm lượng bilirubin.
  • Mẩn ngứa nổi mề đay, đa phần những người mắc bệnh ung  thư đường mật đều có triệu chứng này.
  • Phân màu sáng, nhờn do khối u ung thư ngăn chặn sự phòng thích mật và dịch tụy vào ruột nên chất béo không tiêu hóa hết sẽ làm  cho phân nhợt nhạt.
  • Nước tiểu có màu vàng sậm hơn do nồng độ bilirubin trong máu cao.
  • Đau bụng: Thông thường ung thư đường mật  sẽ không gây đau nhưng khi di căn sẽ xuất hiện triệu chứng này, đau nhiều ở dưới xương sườn phía bên phải.
  • Ăn không ngon miệng, giảm cân ngay cả khi không thực hiện chế độ giảm cân.
  • Thường xuyên có triệu chứng buồn nôn và ói mửa.

Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm thì có thể được điều trị kịp thời và hiệu quả hơn, do đó người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế khi có dấu hiệu bất thường để được thăm khám và điều trị.

ung-thu-duong-mat
Chụp cộng hưởng từ để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh ung thư đường mật

Kỹ thuật chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư đường mật

Các kỹ thuật chẩn đoán bệnh

Để có thể đưa ra chẩn đoán chính xác và phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng bệnh thì bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện một số xét nghiệm hoặc thủ thuật y tế như:

  • Thực hiện các thử nghiệm hóa học máu, công thức máu toàn phần.
  • Xét nghiệm CEA và CA19-9.
  • Sinh thiết tế bào được lấy trực tiếp từ đường mật để xác  định xem khối u lành tính hay ác tính.
  • Siêu âm: Từ kết quả của siêu âm có thể thấy được vị trí, khối lượng, kích thước, mức độ tổn thương của khối u.
  • Chụp cộng hưởng từ.
  • Nội soi ổ bụng.

Phương pháp điều trị ung thư đường mật

Bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị căn cứ vào giai đoạn phát triển của bệnh và thể trạng sức khỏe của người bệnh. Một số các phương pháp được sử dụng trong điều trị ung thư đường mật hiện nay như:

Phẫu thuật

Tùy thuộc vào vị trí và kích thước của khối u đường mật mà sẽ được chỉ định từng loại phẫu thuật khác nhau, cụ thể như:

  • Phẫu thuật cắt bỏ ống mật: Trường hợp khối u không lan  rộng ra ngoài ống mật. Tiến hành phẫu thuật này cũng có thể bao gồm việc loại bỏ các hạch bạch huyết để kiểm tra ung thư.
  • Phẫu thuật một phần: Trường hợp vị trí ung thư nằm ở gần gan thì bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật cắt bỏ một phần gan. Số lượng gan còn lại để duy trì hoạt động của chức năng gan.
  • Thủ tục Whipple: đây là một loại phẫu thuật mở rộng có thể được khuyến cáo nếu khối ung thư nằm gần tụy. 
  • Ghép gan: Bác sĩ phẫu thuật sau đó cấy ghép gan người hiến tặng.  Phương pháp này sẽ ít khi được chỉ định điều trị vì ung thư ống mật có xu hướng tái phát sau khi cấy ghép.

Hóa trị

Hóa trị là sử dụng thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư để nhằm ngăn chặn khả năng phát triển và phân chia tế  bào ung thư. Trong đó có sự kết hợp của cisplatin (Platinol) và gemcitabine (Gemzar)  nhằm kéo dài cuộc sống của người bệnh.  Các thuốc khác đã được sử dụng để điều trị ung thư ống mật bao gồm fluorouracil (5-FU, Adrucil), capecitabine (Xeloda), paclitaxel (Taxol). 

Ngoài ra thì phương pháp hóa trị còn được sử dụng sau khi phẫy thuật để ngăn ngừa tình trạng tái phát.

Liệu pháp bức xạ

Phương pháp này sẽ sử dụng tia X năng lượng cao hoặc các hạt khác để tiêu diệt những tế bào ung thư và kiểm soát các triệu chứng đau khi bệnh diễn biến nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên liệu pháp bức xạ người bệnh có thể gặp phải các tác dụng phụ như mệt mỏi, bề mặt da bị ngứa nhẹ, buồn nôn… và triệu chứng sẽ hết khi kết thúc điều trị.

Trên đây là những thông tin cần thiết về bệnh ung thư đường mật, từ đó bệnh nhân cần nắm rõ để xác định được bước đầu những biểu hiện, tác động của bệnh tới sức khỏe và vận động hàng ngày. Tuy nhiên những thông tin ở trên chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.