Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Tìm hiểu bệnh viêm tụy và những phương pháp điều trị bệnh phổ biến

Cập nhật: 04/01/2021 12:49 | Trần Thị Mai

Viêm tụy là một bệnh lý nhiễm độc đường tiêu hóa và có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bạn đọc muốn tìm hiểu kỹ hơn về bệnh này thì hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây!  

Tìm hiểu bệnh viêm tụy và những phương pháp điều trị bệnh phổ biến

Viêm tụy là gì?

Tụy là một cơ quan trong cơ thể người trực thuộc hệ tiêu hóa chịu trách nhiệm và thực hiện chức năng:

Điều tiết dịch tụy chứa enzyme trypsin, chymotrypsin, amylase hỗ trợ quá tiêu hóa protein và tinh bột trong ruột.

Giúp điều hòa lượng đường trong máu nhờ vào việc sản sinh hormone insulin và glucagon.

Viêm tụy là tình trạng dùng để mô tả tình trạng viêm ở tuyến tụy. Tụy tạng chính là một tuyến phẳng dài nằm ẩn phía sau dạ dày ở vùng bụng trên. Khi tụy phóng thích các men tiêu hóa sẽ vào ruột non để tiêu hóa thức ăn và tiết ra hormone insulin và glucagon nhằm điều chỉnh đường huyết glucose.

Hiện nay có hai loại viêm tụy là cấp tính và mãn tính.

  • Viêm tụy cấp tính: tình trạng bị viêm đột ngột trong suốt một khoảng thời gian ngắn. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà  sẽ thay đổi từ mức độ nhẹ gây khó chịu nhẹ  đến mức độ nặng gây nguy hiểm đến tính mạng.Tuy nhiên hầu hết các trường hợp bị viêm tụy cấp tính đều có khả năng phục hồi lại nếu được điều trị đúng cách và kịp thời. Có những trường hợp mắc bệnh nặng có thể dẫn đến xuất huyết tụy dẫn đến tổn thương nghiêm trọng và có thể hình thành nang giả tụy. Khi mắc viêm tụy nặng có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến các cơ quan khác như tim, phổi, thận.
  • Viêm tụy mạn tính: viêm tụy lâu dài là tình trạng xảy ra sau một đợt viêm tụy cấp tính. Nguyên nhân uống rượu nhiều thường xuyên cũng có thể gây ra bệnh. Việc dùng nhiều rượu có thể sẽ không gây hại ngay cho tuyến tụy những đến khoảng vài năm sau sẽ gây đột ngột phát triển và gây ra viêm tụy nặng. Do đó người nghiện rượu cần chú ý tình hình sức khỏe.

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm tụy

Có rất nhiều các nguyên nhân gây ra bệnh viêm tụy, trong đó phổ biến hơn cả bao gồm:

  • Người thường xuyên nghiện rượu.
  • Mắc bệnh sỏi mật.
  • Đã từng trải qua phẫu thuật ổ bụng.
  • Việc sử dụng sai cách hoặc quá lạm dụng một số loại thuốc.
  • Hút thuốc lá nhiều.
  • Sử dụng nội soi ngược dòng trong điều trị sỏi mật.
  • Gia đình có tiền sử mắc viêm tụy.
  • Nồng độ canxi trong máu cao hoặc do một tuyến cận giáp nào đó hoạt động quá mức.
  • Tăng triglyceride.
  • Mắc nhiễm trùng.

Bệnh viêm tụy có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nếu có các yếu tố dưới đây sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh viêm tụy như:

  • Mắc một số điều kiện di truyền như mắc bệnh xơ nang.
  • Nhiễm sỏi mật.
  • Xảy ra các tình trạng như tăng triglycerides.

Ngoài ra sẽ còn có các nguyên nhân và yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh viêm tụy khác chưa được liệt kê ở trên. Nếu bạn đọc có thắc mắc hãy liên hệ bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết hơn.

Những dấu hiệu của bệnh viêm tụy

Mỗi dạng mắc viêm tụy sẽ có những triệu chứng mắc bệnh khác nhau, cụ thể như:

Triệu chứng của bệnh viêm tụy cấp tính

Xuất hiện các cơn đau bụng từ phía trên và lâu dần sẽ lan ra phía sau lưng. Đặc biệt cơn đau sẽ dữ dội hơn sau khi người bệnh ăn uống thực phẩm giàu chất béo.

Có các triệu chứng sưng và chướng bụng.

Buồn nôn hoặc nôn mửa.

Thân nhiệt tăng cao hoặc sốt.

Nhịp tim tim nhanh.

Những triệu chứng của viêm tụy mạn tính

Gần giống với các triệu chứng của viêm tụy cấp tính và bên cạnh đó, có thêm triệu chứng là trọng lượng cơ thể giảm sút nhanh chóng do hấp thu thức ăn kém. Đây là do các tuyến không tiết ra đủ lượng enzyme để tiêu hóa tức ăn.

Vàng da nhẹ trong một khoảng thời gian  ngắn.

Có các triệu chứng về rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, nôn mửa xảy ra khi có cơn đau.

Người bệnh cần liên lạc với bác sĩ nếu bạn bị đau bụng dai dẳng hoặc đau bụng nghiêm trọng đứng ngồi không yên.

Tốt nhất để đảm bảo sức khỏe ở mức tốt nhất thì bạn có bất cứ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào bất thường hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn phương án điều trị thích hợp nhất.

Bệnh viêm tụy có nguy hiểm không?

Thông thường, biến chứng do bệnh viêm tụy gây nên rất hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh viêm tụy mạn có nguy cơ dẫn đến các vấn đề sức khỏe như: 

  • Thận bị tổn thương.
  • Nhiễm trùng hoặc ung thư tuyến tụy.
  • Bệnh tiểu đường(đái tháo đường).
  • Suy dinh dưỡng.

Bên cạnh đó, viêm tụy cấp lại có khả năng gây khó thở. Ngoài ra, bệnh còn có thể kéo theo tình trạng u nang giả tụy phát sinh. Những khối u này thường lành tính và có thể tự biến mất. Tuy nhiên, nếu chúng vỡ ra sẽ gây nhiễm trùng và xuất huyết nặng, đôi khi còn trực tiếp dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. 

viem-tuy
Bệnh nhân mắc viêm tụy rất cần được bổ sung nhiều nước để hạn chế máu cô đặc quá mức

Phương pháp điều trị viêm tụy

Trước khi bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị thì người bệnh sẽ cần thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán viêm tụy như:

  • Siêu âm bụng.
  • Chụp cộng hưởng từ đường mật-tụy(MRCP).
  • Chụp cắt lớp vi tính(CT scan).
  • Siêu âm nội soi (EUS).

Căn cứ vào tình trạng người bệnh mà bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định phương pháp điều trị bao gồm:

Nằm viện theo dõi để ổn định tình hình viêm tụy: Khi bạn đang mắc bệnh viêm tụy thông thường bác sĩ sẽ khuyên bạn đến bệnh viện để được chăm sóc. Những phương pháp điều trị ban đầu sẽ giúp kiểm soát tốt tình trạng viêm ở tuyến tụy để người bệnh thấy dễ chịu hơn.

  • Nhịn ăn: nhằm tạo thời gian cho tuyến tụy có thể hồi phục mà người bệnh khi ở viên sẽ ngừng ăn trong một vài ngày theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Khi kiểm soát được tình trạng viêm tuyến tụy thì có thể sẽ bắt đầu uống chất lỏng như nước lọc và ăn thức ăn nhạt. Sau đó một thời gian ổn định hơn có thể trở lại chế độ ăn uống bình thường. Đối với những trường hợp vẫn có triệu chứng đau bụng khi ăn thì bác sĩ sẽ chỉ định dung dịch dinh dưỡng tĩnh mạch để giúp bạn có được chế độ dinh dưỡng tốt hơn.
  • Dùng thuốc giảm đau: khi các cơn đau dữ dội làm cho người bệnh cảm thấy khó chịu thì sẽ cần dùng đến thuốc để kiểm soát tốt cơn đau.
  • Thuốc truyền qua đường tĩnh mạch: những trường hợp mắc viêm tụy nặng sẽ khiến ổ dịch bị tràn vào bụng đồng thời bị mất nước do nôn mửa nhiều thì cần tiến hành truyền nhiều dung dịch điện giải thông qua tĩnh mạch ở cánh tay trong thời gian nằm viện.

Khi những triệu chứng của bệnh viêm tụy đã được kiểm soát ổn định hơn thì lúc đó sẽ tiến hành điều trị nguyên nhân cơ bản của bệnh viêm tụy như:

  • Lấy sỏi đường mật.
  • Phẫu thuật túi mật.
  • Phẫu thuật tụy.
  • Cai nghiện rượu.

Bên cạnh việc lựa chọn điều trị viêm tụy thì tình trạng sức khỏe bản thân người mắc bệnh cần:

  • Thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày và đặc biệt hạn chế tới mức tối đa việc tiêu thụ chất béo theo đúng đề xuất của các chuyên gia dinh dưỡng.
  • Bổ sung enzyme để hỗ trợ tiêu hóa để bù vào phần thiếu hụt do chức năng của tuyến tụy đã bị suy giảm. Thường nên sử dụng liệu pháp này trong bữa ăn.

Bài viết ở trên được giảng viên khoa Dược Cao đẳng Y Dược Sài Gòn chia sẻ các thông tin bệnh viêm tụy, nếu bạn đọc có bất cứ thắc  mắc nào hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để nhận được thông tin giải đáp chi tiết. Hy vọng bạn đọc thường xuyên ghé thăm chuyên mục này để cập nhật nhiều bài viết hữu ích khác về sức khỏe.