Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc U lympho tế bào T?

Cập nhật: 27/01/2022 04:42 | Trần Thị Mai

U lympho tế bào T là loại trong u lympho không Hoggkin. Nhóm bệnh này sẽ gây ra tăng sinh ác tính các tế bào dòng lympho. Những lứa tuổi dễ có nguy cơ mắc bệnh như 44 - 55 tuổi tuy nhiên sẽ rất hiếm gặp ở trẻ em. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về thông tin bệnh.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc U lympho tế bào T?

Nguyên nhân gây ra tế bào U lympho tế bào T

Hiện chưa xác định được nguyên nhân gây ra bệnh U lympho tế bào T nhưng bên cạnh đó sẽ có những yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh như:

  • Do bị nhiễm khuẩn HIV, EBV đây cũng chính là nhóm virus làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Do hệ miễn dịch bị suy giảm hoặc mắc phải hệ suy giảm miễn dịch.
  • Mắc bệnh tự miễn.
  • Do tiếp xúc thường xuyên  với các môi trường độc hại có chứa nhiều phóng xạ, thuốc trừ sâu, dioxin… 
  • Người có nhiều bạn tình và quan hệ tình dục không an toàn.
  • Độ tuổi cao.
  • Mắc các bệnh lý tự miễn như viêm khớp dạng thấp.
  • Người đã từng cấy ghép vú có thể gây ra tình trạng U lympho tế bào Tlớn tự ghép trong mô vú.
  • Những người bị bệnh béo phì sẽ có khả năng cao mắc bệnh.

Ngoài ra sẽ còn có những nguyên nhân và yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh U lympho tế bào T nhưng chưa được liệt kê ở trên. Nếu người bệnh có bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp  chi tiết.

Triệu chứng nhận biết U lympho tế bào T

Một số các dấu hiệu sẽ giúp bạn nhận biết sớm tình trạng bệnh U lympho tế bào T như:

  • Nổi hạch: Tỷ lệ người mắc bệnh U lympho tế bào T sẽ bị nổi hạch to, gặp nhiều ở vùng cổ, hố thượng đòn, nách, bẹn, hạch ổ bụng.
  • Xuất hiện các tổn thương ngoài hạch: Số  người bệnh bị tổn thương ngoài hạch chiếm đến 40% với các biểu hiện như amydal, dạ dày, hốc mắt, lách có thể to vào giai đoạn muộn của bệnh.
  • Người bệnh cũng có thể gặp phải các triệu chứng sốt, ra mồ hôi vào ban đêm và trọng lượng cơ thể giảm trong khoảng 6 tháng khi mắc bệnh. Vào giai đoạn muộn thì người bệnh thì có triệu chứng thiếu máu, xuất huyết, chèn ép, xâm lấn của tổ chức lympho.

Mỗi giai đoạn khác nhau mà bệnh U lympho tế bào T được chia thành các giai đoạn khác nhau  như:

  • Giai đoạn 1: Mắc những tổn thương vùng hạch hoặc một vị trí ngoài hạch,
  • Giai đoạn 2: Vào giai đoạn này thì người bệnh sẽ có những tổn thương ở hai vùng hạch trở lên trên ở cùng một phía với cơ hoành. Bị mắc những tổn thương ở vị trí hoặc một cơ quan nào đó ngoài hạch.
  • Giai đoạn 3: Đến thời gian này thì sẽ bọ tổn thương hai phía bên cơ hoành, bên cạnh đó có thể bị tổn thương ở vùng lách, ngoài hạch.
  • Giai đoạn 4: Lúc này những tổn thương sẽ lan tỏa ra nhiều tạng hoặc mô phía ngoài hạch.

Có rất nhiều những dấu hiệu để nhận biết tình trạng bệnh U lympho tế bào T nên ngay khi có các dấu hiệu thông thường người bệnh hãy đến ngay những cơ sở y tế chuyên khoa để có hướng điều trị phù hợp.

te-bao-u-lympho
Bệnh U lympho tế bào T sẽ gây ra rất nhiều triệu chứng khác nhau cho người bệnh

Kỹ thuật chẩn đoán và các phương pháp điều trị bệnh

Kỹ thuật chẩn đoán bệnh

Người bệnh có các triệu chứng lâm sàng nghi ngờ mắc bệnh u lympho tế bào T bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán như:

Xét nghiệm máu: Kỹ thuật này sẽ giúp tìm thấy những bất thường trong máu.

Sinh thiết da: Đây là kỹ thuật cắt đi một mẫu da nhỏ để làm xét nghiệm và đưa ra chẩn đoán bệnh u lympho tế bào T ở da.

Chụp  hình ảnh bằng các kỹ thuật như chụp cắt lớp vi tính, chụp cắt lớp phát xạ. Trường hợp nghi ngờ tế bào ung thư đã lan sang những bộ phận khác của cơ thể để kiểm tra hình ảnh.

Căn cứ vào những kết quả của các kỹ thuật chẩn đoán thì người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp với mức độ người bệnh.

Các phương pháp điều trị chính hiện nay như:

  • Dùng kem hoặc thuốc mỡ để bôi da: Nhóm thuốc này sẽ giúp cho làn da của người bệnh cải thiện tình trạng ngứa ngáy, bên cạnh đó  thì nhóm thuốc này bao gồm kem, thuốc mỡ, gel cũng được sử dụng để tấn công những tế bào ung thư nếu có.
  • Điều trị bằng liệu pháp ánh sáng: Đây là phương pháp dùng các bước sóng ánh sáng  như tia UVB hoặc UVA để phơi da. Quang trị liệu đôi khi được thực hiện sau khi sử dụng một loại thuốc làm cho các tế bào da nhạy cảm hơn với ánh sáng.
  • Phương pháp xạ trị: Sử dụng chùm năng lượng để tiêu diệt đi những tế bào ung thư. Trường hợp da xuất hiện các triệu chứng u lympho thì sẽ được chỉ định sử dụng tia X để điều trị. Còn đối với những người có nhiều vùng da bị ảnh hưởng thì sẽ cần điều trị bằng những chùm tia điện tử, phương pháp này sẽ nhắm vào da nên không gây ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng khác.
  • Dùng thuốc: Một số các loại thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh bao gồm interferon, steroid… Những loại thuốc hóa trị sẽ tấn công những tế bào đang phát triển nhằm mục đích tấn công những tế bào bị tổn thương.

Các phương pháp điều trị khác

  • Tiếp xúc với các tế bào máu với ánh sáng: Đây là thủ thuật có tên gọi là ngoại bào quang bằng cách dùng những loại tế bào của bạn nhạy cảm hơn với ánh sáng. Tiếp đến máu của người bệnh sẽ lọc qua một máy và được phơi dưới ánh sáng cực  tím trước khi đưa máu trở lại cơ thể.
  • Cấy ghép tủy xương: Ghép tế bào gốc là thủ thuật thay thế tủy xương bị bệnh của bạn bằng tủy xương khỏe mạnh từ người hiến tặng phù. Qúa trình cấy ghép được thực hiện cùng với những loại thuốc để ức chế tủy xương đã bị mắc bệnh. Lựa chọn ra những tế bào khỏe mạng truyền đến cơ thể của người bệnh và di chuyển đến xương của bạn, từ đó xây dựng, hình thành lại tủy xương.

Theo dõi sau điều trị

  • Trường hợp người bệnh xuất hiện những hạch to, gầy sút cân, sốt thì sẽ cần phải đi đến các cơ sở y tế khám ngay khi có dấu hiệu bất thường để được điều trị.
  • Trường hợp bệnh diễn biến nhanh đã kiểm soát được thì cũng cần tái khám 1 tháng/ lần trong vài năm đầu. Sau đó 3 tháng/ lần với những năm thứ hai, 6 tháng khám/ lần trong 3 năm sau đó.

Mỗi lần khám định kỳ thì cần chú ý các điều khám lâm sàng, gan to, hạch to, lách to… Đồng thời thức hiện các xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu, chụp CT bụng ngực hoặc PET, hay các xét nghiệm sinh hóa máu 6 tháng/ lần trong hai năm đầu. Ngoài ra cũng nên làm xét nghiệm tủy đồ ít nhất 2 năm/ lần. Làm lại sinh thiết khi có hạch to trở lại hoặc có tổn thương mới.

Những thông tin bài viết ở trên đã giúp bạn đọc có thêm hiểu biết về bệnh U lympho tế bào T, tuy nhiên tất cả chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.