Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Có phương pháp nào để điều trị bệnh chân voi?

Cập nhật: 01/03/2022 07:50 | Trần Thị Mai

Bệnh phù chân voi là gì? Nguyên nhân nào gây ra bệnh? Các dấu hiệu nào để nhận biết bệnh phù chân voi? Cách điều trị bệnh ra sao?... Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cụ thể thông tin về bệnh chân voi, bạn đọc hãy cùng theo dõi nhé.  

Có phương pháp nào để điều trị bệnh chân voi?

Nguyên nhân gây ra phù chân voi

Chân voi là tình trạng nhiễm giun chỉ bạch huyết khiến cho các bộ phận cơ thể tay, chân sưng to quá mức, đặc trưng nhận biết của bệnh là chân sưng to như chân voi.

Đa phần các trường hợp gây ra bệnh phù chân voi là do bị nhiễm giun chỉ bạch huyết. Các ấu trùng xâm nhập vào cơ thể do vết muỗi chích, khi ấu trùng đã vào cơ thể sau đó di chuyển đến hạch bạch huyết và lâu dần phát triển thành giun.

Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh phù chân voi là do hệ thống bạch huyết bị tắc nghẽn lâu dần dẫn đến tích tụ dịch bạch huyết khiến cho da và các tổ chức ở khu vực bị thương dày lên và gây ra viêm.

Bên cạnh đó còn có các đối tượng dễ có nguy cơ mắc bệnh chân voi như:

  • Người thường xuyên sống ở môi trường khí hậu nóng ẩm, môi trường ở ẩm thấp.
  • Người ngủ không mắc màn sẽ tạo điều kiện cho ấu trùng giun chỉ xâm nhập vào cơ thể.
  • Bệnh chân voi sẽ không gây ra lây lan trực tiếp từ người bệnh sang những người khỏe mạnh nhưng lây lan qua muỗi là đối tượng trung gian. Khi muỗi đốt vào người bệnh, lúc này ấu trùng có chứa trong muỗi đốt người khác và gây lây lan bệnh cho người khỏe mạnh.

Ngoài ra sẽ còn nhiều nguyên nhân và yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh phù chân voi mà chưa được liệt kê ở trên. Nếu người bệnh thắc mắc hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết và có hướng điều trị kịp thời.

Các triệu chứng của bệnh phù chân voi

Tùy từng giai đoạn của bệnh phù chân voi sẽ có những dấu hiệu nhận biết bệnh khác nhau, cụ thể từng giai đoạn của bệnh như:

  • Giai đoạn ủ bệnh: Đây là quãng thời gian các ấu trùng giun mới xâm nhập vào cơ thể và sau đó phát triển thành giun trưởng thành.
  • Giai đoạn phát triển bệnh: Người bệnh có triệu chứng sốt, viêm mạch ở vùng chân nách hoặc vùng bẹn kèm triệu chứng nổi hạch. Các triệu chứng này không rõ ràng nên dễ bị nhầm với những bệnh lý khác.
  • Giai đoạn toàn phát: Đây là giai đoạn khi hệ thống mạch bạch huyết bị tổn thương và có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe cho người bệnh.

Ở giai đoạn cuối cùng sẽ có nhiều những triệu chứng bao gồm:

  • Xuất hiện triệu chứng phù chân voi: các đợt phù sẽ xuất hiện với tần suất liên tục trong thời gian dài, phù dần từ phía dưới lên trên. Hầu hết các trường hợp phù chân voi sẽ bị phù ở một bên đều cả bàn chân và lâu dần có thể lan đến đùi. Bề mặt da của người bệnh dày và cứng lên hoặc nghiêm trọng hơn là xuất hiện các vết loét do cơ thể bị thiếu dưỡng chất.
  • Bộ phận sinh dục có dấu hiệu viêm như viêm thừng tinh, tràn dịch màng tinh, viêm tinh hoàn… Trường hợp nghiêm trọng hơn sẽ làm cho bộ phận sinh dục sưng to như bìu voi, vú voi, tuy nhiên không gây ra đau mà chỉ sưng thông thường. Lâu dần sẽ gây ra các ảnh hưởng về khả năng lao động, sinh hoạt, gây mất thẩm mỹ, ngoài ra còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe sinh lý.
  • Nước tiểu của người bệnh xuất hiện tình trạng đục như nước vo gạo hoặc kèm máu có để lâu cũng không thấy lắng xuống. Đây là biểu hiện nước tiểu ra dưỡng chấp khi đó để nước tiểu lâu có thể bị đông lại.

Để phát hiện sớm tình trạng bệnh và có hướng điều trị sớm thì sẽ gây ra các nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó ngay khi có các triệu chứng bất thường thì nên đến ngay những cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị đúng cách.

Kỹ thuật chẩn đoán và điều trị bệnh chân voi

Căn cứ theo dấu hiệu chân sưng phù to và thể trạng của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán khác như:

  • Xét nghiệm máu
  • Xét nghiệm dịch dưỡng chấp
  • Xét nghiệm miễn dịch hấp phụ.
  • Thực hiện sinh thiết hạch bạch huyết.
  • Siêu âm và chụp mạch bạch huyết để có thể phát hiện được các tổn thương của hệ bạch huyết.

Khi đã có kết quả chẩn đoán bệnh bác sĩ sẽ căn cứ vào thể trạng sức khỏe mà sẽ đưa ra liệu pháp điều trị phù hợp.

benh-chan-voi
Có phương pháp nào để điều trị bệnh chân voi?

Các phương pháp điều trị bệnh chân voi phổ biến hiện nay như:

Liệu pháp phức hợp điều trị suy giảm

Mục tiêu của phương pháp này là tăng thoát bạch huyết từ đó giảm sưng, khó chịu và xơ hóa nguy cơ viêm mô tế bào. Đồng thời cải thiện được chất lượng cuộc sống của người bệnh.  Trong giai đoạn bệnh phát triển sẽ sử dụng kỹ thuật xoa bóp là thoát bạch huyết thủ công, thực hiện các bài tập nhằm tạo và tăng cường cơ chế bơm bên trong, chăm sóc da.

Đối với giai đoạn điều trị duy trì thì sẽ cần nén vào ban ngày và người bệnh ở giai đoạn nặng hơn bằng cách băng bó, thiết bị nén và thiết bị tùy chỉnh.

Điều trị phẫu thuật

Khi những phương pháp điều trị khác không đem lại hiệu quả cao trong điều trị thì bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện phẫu thuật. Phẫu thuật cắt bỏ, hút đi những mô mỡ thừa để giảm đi các mô dư thừa. Điều này sẽ tốt cho những trường hợp bệnh nhân không có khả năng di chuyển và chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng do bệnh.

Ngoài ra sẽ còn có những phương pháp khác điều trị bệnh chân voi như tái tạo bạch huyết vi phẫu mới hơn, bỏ qua bạch huyết, chuyển hạch bạch huyết, ghép bạch huyết….

Ngoài ra để phòng ngừa tình trạng chân voi diễn biến nghiêm trọng hơn  thì người bệnh cần chú ý thực hiện các biện pháp như:

Vệ sinh sạch sẽ môi trường ở xung quanh, đồng thời phát quang bụi rậm, vứt bỏ lu vãi có chứa nước bẩn.

Khi ngủ nên che màn để phòng tránh tình trạng muỗi đốt, buổi tối nên mặc quần áo dài và lựa chọn quần áo sáng màu giúp hạn chế muỗi đốt.

Thực hiện các biện pháp tiêu diệt muỗi trong các đợt phát động phòng dịch muỗi để giảm thiểu nguồn lây bệnh.

Hy vọng qua bài viết  trên bạn đọc đã có thêm thông tin về bệnh phù chân voi từ đó các mẹ bầu đã có thêm cho mình những kiến thức chính xác cũng như cách điều trị bệnh. Tuy nhiên những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo mà không có tác dụng thay thế chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.