Quai bị là gì?
Quai bị là một bệnh truyền nhiễm do virus truyền từ người này sang người khác qua nước bọt, dịch tiết mũi và tiếp xúc gần gũi giữa người nhiễm bệnh với người bình thường.
Quai bị chủ yếu ảnh hưởng đến tuyến nước bọt, còn được gọi là tuyến mang tai. Những tuyến này chịu trách nhiệm sản xuất nước bọt. Có ba bộ tuyến nước bọt ở mỗi bên mặt, nằm phía sau và bên dưới tai của bạn. Triệu chứng đặc trưng của quai bị là sưng tuyến nước bọt.
Bệnh quai bị thực chất là tuyến nước bọt vị nhiễm virus và sưng lên
Các triệu chứng của quai bị là gì?
Các triệu chứng quai bị thường xuất hiện trong vòng hai tuần sau khi tiếp xúc với virus. Các triệu chứng giống như cúm có thể xuất hiện đầu tiên, bao gồm: mệt mỏi, nhức mỏi cơ thể, đau đầu, ăn mất ngon, sốt nhẹ.
Thời kỳ ủ bệnh kéo dài khoảng vài ba tuần lễ, sau đó xuất hiện sốt cao đột ngột, có thể thân nhiệt của người bị quai bị sẽ lên tới 38 - 39oC kèm theo đau đầu, mệt mỏi, chán ăn, ngủ ít. Tiếp theo đó là sốt cao kéo dài từ 1 - 3 ngày khiến tuyến nước bọt bị sưng to. Đầu tiên là sưng một bên, sau vài ngày tiếp tục sưng tuyến nước bọt bên còn lại. Tuyến nước bọt sưng to lên làm cho cằm, cổ bạnh ra gây khó nhai, khó nuốt.
Sốt cao 39 độ C và sưng tuyến nước bọt sẽ xuất hiện trong vài ngày tiếp theo. Các tuyến có thể không sưng lên cùng một lúc. Thông thường chúng sưng lên và đau theo định kỳ. Bạn có thể truyền virus quai bị cho người khác kể từ khi bạn tiếp xúc với virus cho đến khi tuyến mang tai của bạn sưng lên.
Hầu hết những người mắc quai bị xuất hiện các triệu chứng của nhiễm virus. Tuy nhiên, một số người không có hoặc rất ít triệu chứng.
Điều trị quai bị như thế nào?
Bởi vì quai bị là một loại virus, nên nó không đáp ứng với kháng sinh hoặc các loại thuốc khác. Tuy nhiên, có thể điều trị các triệu chứng để khiến bản thân thoải mái hơn. Bao gồm:
- Nghỉ ngơi khi cảm thấy yếu hoặc mệt mỏi.
- Uống thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như acetaminophen và ibuprofen, để hạ sốt.
- Làm dịu các tuyến bị sưng bằng cách chườm túi nước đá.
- Uống nhiều nước để tránh mất nước do sốt.
- Ăn một chế độ ăn mềm gồm các loại súp, sữa chua và các thực phẩm khác dễ nhai (nhai có thể gây đau khi tuyến nước bọt bị sưng).
- Tránh các thực phẩm và đồ uống có tính axit vì có thể gây đau nhiều hơn cho tuyến nước bọt.
Bạn thường có thể trở lại làm việc hoặc đi học khoảng một tuần sau khi bác sĩ chẩn đoán bạn bị bệnh quai bị. Đến thời điểm này, bạn không còn nguy cơ truyền nhiễm. Quai bị thường kéo dài trong một vài tuần. Sau khoảng 10 ngày mắc bệnh, bạn sẽ cảm thấy dần tốt hơn.
Hầu hết những người bị quai bị đều có thể mắc bệnh lần thứ hai, tuy rằng nhiễm virus một lần bảo vệ bạn khỏi bị lây nhiễm trở lại.
Các biến chứng liên quan đến quai bị là gì?
Biến chứng từ quai bị rất hiếm, nhưng có thể trở nên nghiêm trọng nếu không được điều trị. Quai bị chủ yếu ảnh hưởng đến tuyến mang tai. Tuy nhiên, nó cũng có thể gây viêm ở các khu vực khác của cơ thể, bao gồm não và cơ quan sinh sản, ví dụ như viêm tinh hoàn ở nam giới, sưng buồng trứng ở nữ giới, viêm màng nào, viêm não, viêm tụy..
Virus quai bị cũng dẫn đến mất thính lực vĩnh viễn ở khoảng 5 trên 10.000 trường hợp. Virus làm hỏng ốc tai, một trong những cấu trúc trong tai trong của bạn tạo điều kiện cho thính giác.
Quai bị có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không chữa trị cẩn thận
Làm sao để phòng tránh quai bị?
Tiêm phòng có thể ngăn ngừa quai bị. Hầu hết trẻ sơ sinh và trẻ em đều được chủng ngừa sởi, quai bị và rubella (MMR) cùng một lúc. Lần tiêm MMR đầu tiên thường được thực hiện khi trẻ được 12 đến 15 tháng tuổi. Tiêm vắc-xin lần hai là cần thiết cho trẻ em trong độ tuổi đi học, từ 4 đến 6 tuổi. Với hai liều, vắc-xin quai bị có hiệu quả khoảng 88%. Tỷ lệ hiệu quả khi chỉ tiêm một liều là khoảng 78%.
Những người làm việc trong môi trường có nguy cơ cao, chẳng hạn như bệnh viện hoặc trường học, phải luôn được tiêm vắc-xin chống quai bị.
Tuy nhiên, những người bị tổn thương hệ thống miễn dịch, bị dị ứng với gelatin hoặc neomycin, hoặc đang mang thai không nên tiêm vắc-xin MMR. Tham khảo ý kiến bác sĩ về việc nên hay không nên tiêm chủng cho bạn và con cái của bạn.
Trên đây là một vài thông tin chia sẻ về bệnh quai bị. Hi vọng bài viết sẽ phần nào giúp bạn nhận biết được bệnh và bảo vệ sức khỏe cho bản thân cũng như gia đình tốt nhất. Khi nghi ngờ bản thân mình bị bệnh quai bị, bạn hãy nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác bởi vì viêm tuyến nước bọt không chỉ do virut quai bị mà còn nhiều loại virut hoặc vi khuẩn khác.
Theo Cao đẳng Y Dược Sài Gòn tổng hợp