Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Phương pháp điều trị và cách chăm sóc bệnh mất trí nhớ

Cập nhật: 21/05/2021 11:55 | Trần Thị Mai

Mất trí nhớ là bệnh gì? Nguyên nhân nào gây ra bệnh? Các triệu chứng để nhận biết tình trạng mất trí nhớ như thế nào? Có cách nào để điều trị và phòng ngừa bệnh?... Tất cả các thông tin giải đáp về bệnh mất trí nhớ sẽ được thông tin đầy đủ dưới bài viết. Bạn đọc hãy cùng theo dõi nhé!  

Phương pháp điều trị và cách chăm sóc bệnh mất trí nhớ

Bệnh mất trí nhớ là gì?

Mất trí nhớ là hội chứng bệnh lý về não, bệnh gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến chức năng cao cấp của vỏ não như suy giảm trí nhớ, định hướng,  tư duy, nhận biết ngôn ngữ, phán đoán năng lực học tập… các triệu chứng suy giảm này sẽ rất khó để hồi phục nên sẽ gây ra suy sụp chức năng trí tuệ, vận động trong sinh hoạt hàng ngày.

Bệnh mất trí nhớ có nhiều dạng khác nhau tùy thuộc vào dấu hiệu, triệu chứng, hậu quả của căn bệnh tác động đến cơ thể người bệnh, trong đó có dạng mất trí nhớ tạm thời, mất trí nhớ sau sinh, mất trí nhớ người già…

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng mất trí nhớ nhưng chủ yếu sẽ do:

  • Người nghiện rượu nặng mạn tính hoặc suy dinh dưỡng nắng bị thiếu Vitamin B1.
  • Chấn thương sọ não.
  • Mắc chứng thiếu máu não toàn bộ hoặc do thiếu oxy não.
  • Bị sa sút trí tuệ do thoái hóa.
  • Sử dụng không đúng cách hoặc quá lạm dụng nhiều loại thuốc dẫn đến ngộ độc.
  • Xuất hiện u vùng dưới đồi.
  • Có tiền sử mắc đột quỵ nhiều lần.
  • Bị chắn thương tâm lý hoặc căng thẳng quá mức.
  • Xáo trộn nội tiết như một under-gland tuyến giáp đang hoạt động

Bệnh mất trí nhớ có thể xảy ra ở hầu hết các đối tượng tuy nhiên chủ yếu sẽ xảy ra ở người già và phụ nữ sau sinh. Một số các yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh mất trí nhớ như:

  • Người có độ tuổi trên 65 tuổi cũng sẽ có những trường hợp người trẻ từ 30 – 50 tuổi gặp phải tình trạng này.
  • Người quá lạm dụng bia rượu và thường xuyên bị căng thẳng.
  • Bệnh nhân đã từng bị chấn thương não, đột quỵ, tai biến mạch máu não…

Ngoài ra sẽ còn có nhiều nguyên nhân và các yếu tố khác gây ra bệnh mất trí nhớ. Nếu bạn đọc có thắc mắc nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa tư vấn giải đáp chi tiết.

Dấu hiệu nhận biết tình trạng mất trí nhớ

Bệnh mất trí nhớ sẽ làm tổn thương các tế bào thần kinh khiến cho người bệnh giảm khả năng giao tiếp hiệu quả và điều này sẽ ảnh hưởng đến cách cơ thể hoạt động. Các triệu chứng cụ thể mà một người mắc bệnh mất trí nhớ gặp phải sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra, dấu hiệu điển hình bao gồm:

  • Trí nhớ bị sụt giảm: dễ dàng bị quên đi việc mới xảy ra, đây là một trong những dấu hiệu đầu tiên của bệnh mất trí nhớ. Sau lâu dần người bệnh sẽ quên đi nhiều hơn và không có khả năng nhớ lại sau đó.
  • Khó khăn trong việc thực hiện các công việc hàng ngày: người bệnh gặp khó khăn ngay cả khi tiến hành nấu một bữa cơm, gọi điện thoại hoặc chơi trò chơi.
  • Khó khăn trong việc giao tiếp: quên cách dùng danh từ, các chữ thông dụng điều này làm cho lời văn, cách nói chuyện của họ trở nên khó hiểu. Gặp nhiều trở ngại trong việc tìm chữ thích hợp.
  • Mất định hướng về thời gian, không gian: trong khu vực quen thuộc mà họ cũng có thể đi lạc, khó để xác định được bản thân đang ở đâu và không biết trở về nhà theo con đường nào.
  • Để lạc đồ đạc thường xuyên: không nhớ đồ đạc bình thường để ở đâu và nhầm lẫn, ví dụ như mở tủ lạnh để tìm quần áo đi tắm, mở tủ quần áo để đi tìm đồ ăn…
  • Tâm trạng, tính cách thay đổi: Người bệnh sẽ có sự thay đổi về cá tính nhanh chóng như lẩm cẩm, đa nghi, sợ hãi, từ điềm tính sau khi mắc bệnh mất trí nhớ lại thường xuyên chảy nước mắt, dễ giận dữ...
  • Xuất hiện rối loạn hành vi: Khi tình trạng bệnh trở nặng, bệnh nhân sẽ bị rối loạn chu kỳ giấc ngủ, đôi khi có các cơn co giật kiểu động kinh, dáng điệu đờ đẫn hoặc nằm một chỗ với tư thế của thai nhi.

Danh mục về các triệu chứng của bệnh mất trí nhớ ở trên chưa được liệt kê đầy đủ. Do đó để đảm bảo sức khỏe và điều trị bệnh sớm thì ngay khi có các triệu chứng bất thường trong cơ thể mọi người nên đến những cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và có phương pháp điều trị đúng cách nhất.

benh-mat-tri-nho
Có cách nào để chăm sóc người mắc bệnh mất trí nhớ

Phương pháp điều trị và cách chăm sóc bệnh mất trí nhớ

Mất trí nhớ là một căn bệnh khá phức tạp, hiện nay không có loại thuốc để điều trị khỏi hoàn toàn, tuy nhiên dùng thuốc sẽ giúp duy trì chức năng tâm thần, quản lý các triệu chứng hành vi. Cụ thế như:

  • Thuốc duy trì chức năng tâm thần: Nhóm thuốc này thường được sử dụng trong điều trị bệnh mất trí nhớ có mức độ trung bình đến nặng. Tác dụng của nhóm thuốc này sẽ giúp giảm các  triệu chứng và giải quyết một số vấn đề về hành vi.
  • Thuốc kiểm soát hành vi: Nhóm thuốc này có tác dụng điều trị các triệu chứng hành vi có thể làm cho những người mắc bệnh thoải mái hơn và giúp người chăm sóc cảm thấy nhẹ nhàng hơn.

Biết rằng bệnh mất trí nhớ không có thuốc điều trị nhưng nếu người bệnh nhận được sự cảm thông từ người thân xung quanh thì diễn biến bệnh sẽ chậm hơn. Tùy thuộc vào từng giai đoạn của người bệnh mà sẽ có những cách chăm sóc khác nhau, cụ thể như:

Trường hợp người bệnh ở giai đoạn nhẹ

Trong giai đoạn này người bệnh có các triệu chứng hay quên, gặp khó khăn hơn trong việc quản lý cuộc sống của mình, tuy nhiên họ vẫn có thể sống độc lập. Do đó trong thời gian người nhà nên tìm hiểu thêm về bệnh, sau đó tư vấn, nói chuyện với người bệnh một cách nhẹ nhàng, đồng thời giúp đỡ họ để hoàn thành các công việc sinh hoạt bình thường như lái xe, nấu nướng… 

Trường hợp người bệnh ở giai đoạn trung bình

Người bệnh ở giai đoạn này họ vẫn có thể tự ăn, uống và tắm rửa, và có thể làm những công việc đơn giản xung quanh nhà hoặc vườn nhưng sẽ gặp khó khăn khi diễn đạt mọi thứ bằng lời và dễ bị nhầm lẫn quá khứ với hiện tại.

Cho nên người nhà cần dành nhiều thời gian hơn để chăm sóc người bệnh, cố gắng không để căng thẳng và làm ảnh hưởng tiêu cực đến họ. Áp dụng các phương pháp điều trị như vật lý trị liệu, trị liệu nghề nghiệp, các liệu pháp ngôn ngữ và cách nói chuyện nhằm giúp cải thiện các vấn đề về vận động, công việc hàng ngày và giao tiếp của bệnh nhân.

Trường hợp người bệnh ở giai đoạn nặng

Ở giai đoạn này, bệnh đã trở nặng và người bệnh thường xuyên có cảm thấy bồn chồn, ảo giác hoặc nhầm lẫn nên cần sự giúp đỡ liên tục từ người khác.

Lúc này việc chăm sóc tại nhà chưa đủ để đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người bệnh. Trong quá trình chăm sóc thì cần tham khảo thêm ý kiến bác sĩ chuyên khoa hoặc kết hợp các dịch vụ chăm sóc chuyên nghiệp ở cơ sở điều dưỡng chuyên môn. Đồng thời hãy luôn theo dõi chặt chẽ để đảm bảo bệnh nhân không bị ngã, mất ý thức hoặc phản ứng tiêu cực với thuốc.

Bài viết ở trên được giảng viên giảng dạy Cao đẳng Dược TPHCM chia sẻ một số những dấu hiệu cảnh báo bệnh mất trí nhớ, từ đó bạn đọc có thêm nhiều kiến thức y khoa hữu ích. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.