Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Dấu hiệu nhận biết bệnh Ung thư cổ tư cung sớm nhất và cách điều trị hiệu quả

Cập nhật: 13/01/2021 11:38 | Trần Thị Mai

Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư gây tử vong cao ở nữ giới. Tuy nhiên bệnh có khả năng chữa khỏi cao nếu được phát hiện sớm. Vậy nguyên nhân nào gây ra bệnh? Dấu hiệu nhận biết bệnh sớm như thế nào? Có cách nào để điều trị?... Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp chi tiết.  

Dấu hiệu nhận biết bệnh Ung thư cổ tư cung sớm nhất và cách điều trị hiệu quả

Cổ tử cung là bộ phận liên kết giữa âm đạo và thân tử cung. Nếu những tế bào niêm mạc của  bộ phận này bị đột biến sẽ nhanh chóng phát triển ngoài tầm kiểm soát và giúp hình thành nên những khối u tại đây. Như vậy sẽ gọi là ung thư cổ tử cung.

Khi không được phát hiện và điều trị kịp thời, ung thư cổ tử cung sẽ gây ra nhiều bệnh lý khác và gây ảnh hưởng đến bản thân.

Nguyên nhân gây ra ung thư cổ tử cung

Đa phần các trường hợp khi mắc ung thư cổ tử cung là do nhiễm trùng papillomavirus (HPV).  Hiện nay có rất nhiều loại virus sẽ có khả năng cao gây ra bệnh ung thư hậu môn, ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ và dương vật, ung thư đầu và cổ. Ngoài  ra các loại HPV khác sẽ gây ra mụn cóc sinh dục.

Bên cạnh đó còn có các yếu tố làm gia tăng nguy cơ bị nhiễm virus HPV như: 

  • Quan hệ tình dục với nhiều người khác nhau.
  • Có quan hệ  tình dục ở tuổi vị thành niên (thiếu niên dưới 18 tuổi).
  • Người có tiền sử bị loạn sản cổ tử cung.
  • Gia đình đã từng có người mắc ung thư cổ tử cung.
  • Người thường xuyên hút thuốc.
  • Mắc một số bệnh lây truyền qua đường tình dục như chlamydia.
  • Hệ thống miễn dịch bị suy giảm hay các bệnh lý ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch như HIV, AIDS.
  • Trong quá trình mang thai phụ nữ sử dụng thuốc nội tiết tố ngăn ngừa tình trạng sảy thai thì sinh con ra sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm HPV.
  • Lạm dụng thuốc tránh thai thời gian dài làm tăng khả năng viêm niêm mạc màng trong tử cung và khiến việc thụ thai trở nên khó khăn hơn.
  • Thừa cân có thể làm tăng nồng độ Estrogen và dẫn đến nguy cơ cao bị ung thư tuyến.
  • Những người có hoàn cảnh sống khó khăn và rất khó để tiếp cận với những dịch vụ chăm sóc y tế đầy đủ.

Ngoài ra sẽ còn có các yếu tố và nguyên nhân khác gây ra bệnh ung thư cổ tử cung mà chưa được liệt kê ở trên. Nếu bạn đọc có thắc mắc hãy liên hệ hỏi bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết hơn.

Dấu hiệu nhận biết ung thư cổ tử cung sớm

Bệnh Ung thư cổ tử cung có 3 giai đoạn để phát triển, tuy nhiên trong giai đoạn đầu thì sẽ rất khó để phát hiện vì những triệu chứng thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Một số các triệu chứng của bệnh như:

  • Xuất huyết âm đạo bất thường: phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản bỗng nhiên thấy xuất huyết giữa chu kỳ hoặc phụ nữ mãn kinh bị không xác định được nguyên nhân bị xuất huyết âm đạo. Lượng máu ít và không kèm theo những biểu hiện bất thường của bệnh.
  • Dịch âm đạo xuất hiện nhiều kèm theo sự thay đổi: thường những người mắc bệnh ung thư cổ tử cung sẽ có lượng dịch âm đạo nhiều kèm theo màu sắc bất thường với mùi khó chịu, hôi, tanh.
  • Đau vùng xương chậu và vùng lưng: thường mức độ bệnh ở giai đoạn nghiêm trọng thì người bệnh sẽ nhận thấy các cơn đâu và lâu dần có thể lan xuống chân hoặc sưng phù chân.
  • Chuột rút: Có rất nhiều nguyên nhân gây ra, tuy nhiên đây chính là dấu hiệu cảnh báo mắc bệnh ung thư cổ tử cung trong giai đoạn đầu.
  • Tiểu tiện bất thường: ngay cả khi bản thân hắt hơi hoặc vận động mạnh cũng khiến cho nước tiểu bị rò rỉ, nước tiểu  lẫn máu sẽ nhận thấy cảm giác đau buốt khi tiểu tiện.
  • Chu kỳ kinh nguyệt bị ảnh hưởng như chậm kinh, kinh có màu bất thường, kinh nguyệt kéo dài.
  • Khi khối ung thư đã lan đến các cơ quan lân cận hoặc các hạch bạch huyết, khối u sẽ gây ảnh hưởng đến sự hoạt động của những cơ quan đó.

Tùy vào từng giai đoạn mắc bệnh mà sẽ có những triệu chứng mắc bệnh khác nhau, tốt nhất để phát hiện sớm bệnh thì bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ hoặc ngay khi có các triệu chứng bất thường để được xử lý bệnh sớm hạn chế những biến chứng nguy hiểm xảy ra.

ung-thu-co-tu-cung
Tìm hiểu kỹ các dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư cổ tử cung để phát hiện sớm bệnh

Bệnh ung thư cổ tử cung có nguy hiểm không?

Nếu bệnh phát hiện muộn hoặc điều trị không đúng cách sẽ khiến cho diễn biến ngày càng nặng hơn, điều này sẽ tạo điều kiện cho các biến chứng bệnh diễn ra. Một số các biến chứng nguy hiểm của ung thư cổ tử cung bao gồm:

  • Ảnh hưởng đến tâm lý: khi mắc bệnh thì sẽ khiến rối loạn cảm xúc và thời gian kéo dài sẽ dẫn đến trầm cảm và đó cũng trở thành nguyên nhân khiến ảnh hưởng đến cuộc sống của cá nhân và gia đình.
  • Suy thận: đối với những trường hợp khối u của ung thư chen  vào niệu quản gây ra ứ dòng nước tiểu ra khỏi thận. Khi nước tiểu bị tích tụ lâu sẽ bị sưng, dẫn đến hình thành sẹo và nghiêm trọng hơn làm suy giảm chức năng thận.
  • Vô sinh: cổ tử cung là nơi để cho trứng và tinh trùng phát triển, tuy nhiên khi bị ung thư cổ tử cung thì sẽ có nhiều bệnh nhân cần cắt cổ tử cung để đảm bảo tốt tính mạng. Việc này sẽ khiến cho phụ nữ mất đi thiên chức làm mẹ.
  • Chảy máu: khi ung thư cổ tử cung lan vào đến âm đạo, ruột hoặc bàng quang sẽ gây chảy máu. Tình trạng chảy máu có thể xảy ra ở âm đạo, trực tràng hoặc lẫn với nước tiểu.

Trên thực tế, rất nhiều chị em mắc bệnh nhưng không hề biết và chỉ đến khi bệnh chuyển biến nặng với những biểu hiện nghiêm trọng mới đi khám và dẫn tới cơ hội điều trị khỏi bệnh rất thấp. Vì thế, chị em hãy biết cách tự bảo vệ, kiểm soát sức khỏe của mình bằng cách thăm khám định kỳ, tầm soát bệnh theo lời khuyên của các bác sĩ, đồng thời cũng không nên quá lo lắng. 

Những ai nên tầm soát ung thư cổ tử cung?

Việc phát hiện bệnh sớm và điều trị hiệu quả đã giúp rất nhiều phụ nữ được cứu sống nên phụ nữ từ 25 tuổi trở lên và đã từng quan hệ tình dục đều nên làm xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung. Nhưng nếu trường hợp gia đình có người thân mắc bệnh thì bạn nên làm xét nghiệm sớm hơn.

Tiến hành xét nghiệm 2 tuần sau ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt chính là thời điểm tốt nhất để có kết quả chính xác. Tuy nhiên chị em phụ nữ cũng cần nhớ rằng không đặt âm đạo trong 48 giờ trước khi lấy xét nghiệm và không quan hệ trong 24 giờ.

Xét nghiệm tầm soát sớm ung thư cổ tử cung gồm có: PAP-Smear và HPV. Theo khuyến cáo PAP-Smear được thực hiện 1 năm 1 lần trong vòng 3 năm liên tiếp, nếu kết quả bình thường thì 2 - 3 năm xét nghiệm 1 lần. HPV được khuyến cáo 2 năm xét nghiệm 1 lần.

Khi xét nghiệm mà kết quả mọi chỉ số đều bình thường thì bạn tiếp tục làm xét nghiệm sàng lọc trong khoảng 3 năm sau đó. Một cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe đồng thời phát hiện sớm ngay cả khi bệnh ung thư cổ tử cung trong giai đoạn đầu chưa có xuất hiện triệu chứng.

ung-thu-co-tu-cung
Có những phương pháp nào để điều trị ung thư cổ tử cung?

Phương pháp điều trị bệnh ung thư cổ tử cung

Sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ mắc bệnh mà bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung phù hợp nhất.

Một số phương pháp điều trị phổ biến hiện nay như:

- Phương pháp phẫu thuật: trường hợp mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu sẽ thường được chỉ định thực hiện phẫu thuật với các thủ thuật như:

Cắt bỏ cổ tử cung.

  • Cắt rộng cổ tử cung
  • Cắt bỏ tử cung
  • Đoạn chậu

- Phương pháp xạ trị: Đây là phương pháp dùng các tia phóng xạ nhằm thu nhỏ khối u hoặc tiêu diệt những tế bào ung thư. Dùng đơn trị hoặc có thể kết hợp với phương pháp phẫu thuật để đạt hiệu quả điều trị cao.

- Phương pháp hóa trị: trường hợp mắc bệnh ở giai đoạn nghiêm trọng sẽ cần thực hiện hóa trị để tiêu diệt số lượng lớn tế bào ung thư trong cơ thể. Bên cạnh đó có thể dùng kết hợp với phương pháp xạ trị để tăng hiệu quả điều trị ung thư cổ tử cung.

- Liệu pháp trúng đích: phương pháp này sẽ sử dụng thuốc đặc hiệu để ngăn chặnđược quá trình tăng trưởng của các tế bào đột biến.

Mặc dù những phương pháp điều trị ở trên sẽ mang đến hiệu quả cao, tuy nhiên sẽ xảy ra một số tác dụng phụ không mong muốn như: Mãn kinh sớm, âm đạo hẹp, tắc nghẽn hạch bạch huyết… do đó nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa trước khi lựa chọn điều trị bệnh ung thư cổ tử cung.

Các bài viết của giảng viên khoa Dược ở trên chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Bạn đọc thắc mắc hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn chi tiết hơn.