Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Cách điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng hiệu quả

Cập nhật: 06/10/2021 05:53 | Trần Thị Mai

Thoái hóa cột sống thắt lưng là căn bệnh mãn tính có thể khiến cho người bệnh đau đớn và hạn chế vận động do các dây thần kinh, các chức năng khác cũng có thể bị ảnh hưởng. Bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm nhiều thông tin về bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng.  

Cách điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng hiệu quả

Nguyên nhân gây ra thoái hóa cột sống thắt lưng là gì?

Thoái hóa cột sống thắt lưng là do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể, hầu hết những người trên 60 tuổi đều có thể mắc bệnh này.

Bệnh có thể diễn ra ở các phần khác nhau của cột sống như:

  • Gai cột  sống ngực sẽ làm ảnh hưởng đến phần giữa của cột sống.
  • Khi thoái hóa cột sống thắt lưng gây ra ảnh hưởng đến phần lưng dưới.
  • Có nhiều phần ngạnh của xương khớp nhô ra và làm ảnh hưởng đến nhiều phần của cột sống.

Nguyên nhân gây ra bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng được xác định là do sụn khớp và đĩa đệm thường xuyên phải chịu áp lực, từ đó làm ảnh hưởng đến hậu quả là sụn, phần xương dưới sụn bị tổn thương, đồng thời giảm hoặc mất đi tính đàn hồi của đĩa đệm, xơ cứng và dây chằng.

Bên cạnh đó thì chế độ ăn uống không được xây dựng khoa học, sử dụng quá nhiều thực phẩm chứa dầu mỡ, những đồ ăn nhanh, uống và sử dụng chất có cồn, chất kích thích… do đó cơ thể thiếu những thực phẩm cần thiết làm cho cột sống dần bị suy yếu dẫn đến tình trạng thoái hóa.

Bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng không phải là căn bệnh truyền nhiễm nên không thể lây truyền từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh như:

  • Người thân trong gia đình mắc thoái hóa cột sống.
  • Trọng lượng cơ thể thừa cân hoặc béo phì.
  • Lười vận động và không tập thể dục.
  • Người đã từng bị thương cột sống hoặc trải qua phẫu thuật cột sống. Đây cũng là nguyên nhân trực tiếp và phổ biến nhất dẫn tới tình trạng thoái hóa cột sống.
  • Thường xuyên hút thuốc lá.
  • Do đặc trưng nghề nghiệp phải chịu áp lực liên tục trong một thời gian dài.
  • Mắc các vấn đề về sức khỏe tâm thần.
  • Có bệnh viêm khớp vẩy nến.

Ngoài ra bệnh sẽ còn có nhiều nguyên nhân, yếu tố khác gây ra bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng mà chưa liệt kê ở  trên. Nếu người bệnh thắc mắc hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết.

Triệu chứng nhận biết bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng

Những người mắc bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng có thể sẽ không phát hiện ra được các triệu chứng hoặc xuất hiện một số triệu chứng trong thời gian dài và sau đó lại biến mất. Tuy nhiên khi cần di chuyển đột ngột sẽ có triệu chứng nghiêm trọng xảy ra.

Cứng khớp, đau nhẹ là các triệu chứng phổ biến của bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng nhưng càng kéo dài thì mức độ đau gia tăng và ảnh hưởng đến quá trình vận động như ngồi quá nhiều.

Một số các triệu chứng nghiêm trọng hơn như:

  • Tay chân bị yếu cơ.
  • Hành động phối hợp ở cả chân và tay kém hơn mức bình thường.
  • Cơ bắp bị co thắt và đau. Người bệnh khi hắt hơi hoặc thay đổi thời tiết cũng làm xuất hiện các cơn đau lâu dần cơn đau có thể lan dần xuống các bộ phận mông, hông, chân.
  • Xuất hiện triệu chứng đau đầu kèm theo triệu chứng chóng mặt, ù tai, trí nhớ suy giảm, đôi khi còn bị mất ngủ.
  • Buổi sáng khi thức dậy người bệnh có thể bị cứng vùng cổ, vai gáy do gai xương chèn ép vào các dây thần kinh.
  • Đi lại hoặc trong lúc vận động gặp khó khăn, mất thăng bằng.
  • Gặp khó khăn trong việc kiểm soát bàng quang và ruột.

Danh mục về các triệu chứng ở trên chưa được đầy đủ, do đó ngay khi có dấu hiệu bất thường về sức khỏe thì nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị đúng cách.

>>> Tìm hiểu thêm thông tin tuyển sinh Cao đẳng Dược khu vực TP Hồ Chí Minh

thoai-hoa-cot-song-that-lung

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh thoái hóa cột sống

Biến chứng của bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng

Nếu không phát hiện sớm ra bệnh và điều trị đúng cách có thể sẽ gặp phải các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe như:

  • Bị đau dây thần kinh tọa: Do các cơn đau gây chèn ép lên rễ thần kinh làm vùng thắt lưng bị đau nhức, lâu dần sẽ đau nhức cả ở vùng hông, cẳng chân nên người bệnh sẽ rất khó để di chuyển.
  • Dẫn đến thoát vị địa đệm, bệnh gai cột sống.
  • Cột sống bị biến dạng làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ và gây ra cong, gù.
  • Tủy sống bị chèn ép.
  • Huyết áp tăng giảm bất thường.
  • Hội chứng cổ – tim: xuất hiện các cơn đau tim đột ngột hoặc rối loạn nhịp tim kéo dài.
  • Cơ bị teo dẫn đến bại liệt, tàn phế, đây cũng là hậu quả nghiêm trọng nhất của tình trạng thoái hóa đốt sống cổ.
  • Thị lực bị suy giảm với các triệu chứng như chảy nước mắt, mắt sưng đau, sợ ánh sáng, nghiêm trọng hơn là bị mù.

Tỷ lệ những người trẻ mắc bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng ngày càng nhiều, do đó không được chủ quan mà nên theo dõi, thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm.

Phương pháp điều trị thoái hóa cốt sống thắt lưng

Căn cứ vào kết quả chẩn đoán bệnh, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp cho mức độ mắc bệnh và khả năng đáp ứng điều trị.

Một số phương pháp điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng như:

Điều trị bằng thuốc

Sử dụng thuốc trong điều trị sẽ giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra với hướng dẫn chi tiết của bác sĩ chuyên khoa.

Nhóm thuốc tây có tác dụng giảm  đau, chống viêm, giãn cơ như: paracetamol, eperisone, tramadol, opioid (giảm đau); Diclofenac, Efferalgan – codein, Celecoxib, Meloxicam, Etoricoxib (thuốc chống viêm không chứa steroid dạng uống hoặc bôi);  tolperisone.

Nhóm thuốc giúp làm chậm quá trình lão hóa của cột sống: Glucosamine sulfate, chondroitin sulphate, Piascledine, Thuốc ức chế IL1…

Nhóm thuốc thảo dược như: cỏ xước, cây mần ri, lá lốt, ngải cứu…

Phương pháp vật lý trị liệu

Thực hiện các kỹ thuật vật lý trị liệu như xoa bóp, kéo giãn cột sống, chườm nóng, tập cơ dựng lưng… sẽ giúp tuần hoàn và lưu thông máu được hiệu quả. Đồng thời ngăn chặn được những biến chứng nguy hiểm như teo cơ, liệt chi hiệu quả.

Phương pháp phẫu thuật

Người bệnh bị biến chứng nguy hiểm như đau dây thần kinh tọa, hẹp ống sống chèn ép tủy sống, thoát vị đĩa đệm chèn ép rễ thần kinh… sẽ được chỉ dịnh điều trị phương pháp phẫu thuật.

Chăm sóc tại nhà

Song song với quá trình điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng thì người bệnh cũng cần được chăm sóc đúng cách tại nhà. Xây dựng một kế hoạch chăm sóc phù hợp cho bệnh nhân như:

Chế độ ăn uống cần được thay đổi cho phù hợp: thường xuyên bổ sung các loại rau có màu xanh đậm, trái cây họ cam quýt, sữa hoặc các chế phẩm từ sữa. Chú ý tránh xa đồ uống có cồn, chất kích thích như rượu, bia, đồ ăn nhanh, cay nóng, thuốc lá, thức ăn nhanh...

Giảm đau tại nhà: các phương pháp giảm đau tại nhà như chườm nóng, chườm lạnh, masage giảm đau để cải thiện nhanh chóng được các cơn đau do bệnh gây ra.

Người bệnh cần dành nhiều thời gian cho việc nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, tuyệt đối không nên mang vác nặng hay duy trì các tư thế sai.

Duy trì việc tập luyện thể dục thể thao với các bài tập phù hợp với thể trạng sức khỏe như đi bộ, xe đạp, yoga… để cải thiện được chức năng vận động, gân cốt được giãn ra.

Trên đây là những thông tin cần thiết về bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng, từ đó bệnh nhân cần nắm rõ để xác định được bước đầu những biểu hiện, tác động của bệnh tới sức khỏe và vận động hàng ngày. Tuy nhiên những thông tin ở trên chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.