Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Nhận biết các dấu hiệu và phương pháp điều trị bệnh xoắn buồng trứng?

Cập nhật: 04/10/2022 14:47 | Trần Thị Mai

Xoắn buồng trứng là khi buồng trứng bị rơi xuống và xoắn lại kéo theo đông mạch cấp máu cho buồng trứng cũng xoắn, buồng trứng sẽ không được nuôi dưỡng và kéo dài sẽ dẫn đến hoại tử buồng trứng. Bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để nắm rõ hơn những thông tin về bệnh xoắn buồng trứng. Bạn đọc hãy cùng theo dõi nhé!  

Nhận biết các dấu hiệu và phương pháp điều trị bệnh xoắn buồng trứng?

Nguyên nhân gây ra bệnh xoắn buồng trứng

Bệnh này có thể gặp ở tất cả những phụ nữ và đặc biệt là những phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và trên các buồng trứng có u.

Tình trạng xoắn buồng trứng có thể xảy ra với các nang, kích thức từ 5 - 10 cm và phổ biến nhất là dạng u nang bì.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh xoắn buồng trứng và bất cứ nguyên nhân nào làm thay đổi vị trí giải phẫu và khối lượng của buồng trứng thì đều sẽ làm thay đổi vị trí của ống dẫn trứng và gây ra tình trạng xoắn buồng trứng, bao gồm:

Thai kỳ chiếm tỷ lệ 20% các trường hợp gây ra xoắn buồng trứng. Trường hợp này là do buồng trứng dẫn đến tăng kích thước trong lúc mang thai, đồng thời thì các mô nâng đỡ buồng trứng cũng lỏng lẻo hơn.

Do ống dẫn trứng bị dị tật bẩm sinh và kéo dài: Nguyên nhân phổ biến trong nhóm bệnh nhân trẻ hoặc tiền dậy thì bị mắc bệnh xoắn buồng trứng.

Bị u buồng trứng có liên quan đến 50 - 60% những trường hợp xoắn buồng trứng. Khi các khối u có kích thước trong khoảng 4 - 6cm, tuy nhiên xoắn buồng trứng vẫn có thể diễn ra những u có kích thước nhỏ hơn. Nhưng những khối u ác tính sẽ có khả năng gây xoắn hơn u lành tính vì sự xâm lấn đến những mô xung quanh của tế bào ác tính cố định buồng trứng.

Những bệnh nhân có tiền sử phẫu thuật vùng chậu sẽ có tỷ lệ mắc xoắn buồng trứng cao hơn.

Bên cạnh đó những đối tượng sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh xoắn buồng trứng như:

  • Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ: Vì nhóm đối tượng này sẽ có buồng trứng di chuyển nhiều và linh hoạt hơn do đó dễ bị xoắn vặn. Càng ngày buồng trứng càng nhỏ lại và ít có khả năng xoắn hơn.
  • Phụ nữ đã có tiền sử mắc u nang buồng trứng. Do khối lượng buồng trứng sẽ tăng lên và mất cân bằng, xoay lật hơn. 
  • Đã từng áp dụng rất nhiều phương pháp hỗ trợ sinh sản khác nhau nên làm cho kích thước của buồng trứng tăng lên. Kích thích buồng trứng càng lớn thì mắc khả năng xoắn càng cao và đặc biệt khi hoạt động thể lực mạnh hay các động tác như nhảy hoặc nhào lộn.
  • Ống dẫn trứng dài: Nếu ống dẫn trứng càng dài thì tỷ lệ mắc xoắn buồng trứng càng cao.
  • Trước đó phụ nữ đã từng phẫu thuật vùng chậu.

Ngoài ra sẽ còn có nhiều nguyên nhân và yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ mắc xoắn buồng trứng. Nếu người bệnh có thắc mắc hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết.

Các dấu hiệu nhận biết xoắn buồng trứng

Xoắn buồng trứng cần được phát hiện sớm để kịp thời đến thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Có những dấu hiệu để nhận biết tình trạng xoắn buồng trứng như:

  • Đau bụng: Khi bị xoắn buồng trứng thì người bệnh sẽ có dấu hiệu đau đột ngột hoặc âm ỉ. Đau sẽ chủ yếu ở vùng bụng dưới và tiếp đến lan đến vùng háng, dưới sườn. Ngay cả khi uống thuốc giảm đau cũng không thuyên giảm.
  • Khi bị đau bụng do xoắn buồng trứng rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý đường tiêu hóa như: viêm vùng chậu, lạc nội mạc tử cung, đau quặn thận, nang hoàng thể…
  • Bị buồn nôn hoặc nôn mửa: Đây là một triệu chứng điển hình của bệnh xoắn buồng trứng và đi kèm với đó là triệu chứng đau bụng.
  • Sốt, thân nhiệt cơ thể tăng cao: Mắc bệnh xoắn buồng trứng sẽ làm tổn thương động mạch, tĩnh mạch ở những vị trí xung quanh dẫn đến tình trạng phù lan tỏa và gia tăng  áp lực trong buồng trứng, thiếu máu, nhồi máu hoặc nhiễm trùng. Đặc biệt niếu bị viêm, nhiễm trùng thì  sẽ dẫn đến sốt toàn thân.
  • Tiểu rắt, tiểu khó, phù 2 chi dưới: Khi các cơ quan lân cận bị chèn ép.
  • Ngoài ra người bệnh còn có các triệu chứng khác như hoa mắt, chóng mặt, tâm trạng lo sợ, mặt tái xanh, thường xuyên vã mồ hôi, chướng bụng…

Những triệu chứng xoắn buồng trứng là không đặc trưng và dễ bị nhầm với những bệnh lý cấp cứu nội ngoại khoa khác. Nên ngay khi có các triệu chứng bất thường thì hãy đến cơ sở chuyên khoa để được điều trị đúng cách.

xoan-buong-trung

Xoắn buồng trứng thường gặp ở phụ nữ độ tuổi sinh sản

Phương pháp điều trị xoắn buồng trứng

Ngay khi có các triệu chứng mắc xoắn buồng trứng thì bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh mắc thực hiện kỹ thuật chẩn đoán như:

  • Siêu âm tử cung: Kết quả của siêu âm sẽ cho thấy hình ảnh của buồng trứng, chèn lên phía trước và trên tử cung, các nang noãn phù nề với lớp niêm mạc.
  • Chụp CT, MRI: Thực hiện kỹ thuật này để cho ra hình ảnh chính xác từ đó sẽ có thể đưa ra kết quả chẩn đoán.
  • Ngoài ra cần xét nghiệm thêm các chỉ số, xét nghiệm nước tiểu và công thức máu.

Tình trạng xoắn buồng trứng thì dù mức độ nặng hay nhẹ cũng đều cần phải can thiệp phẫu thuật, tốt nhất nên thực hiện càng sớm càng tốt. Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính khi mắc tình trạng xoắn buồng trứng và giảm thiểu tình trạng buồng trứng bị hoại tử do không được cấp máu trong suốt một khoảng thời gian dài do xoắn sẽ bị cắt bỏ.

Hiện nay có hai hình thức để phẫu thuật xoắn buồng trứng là:

Phẫu thuật mở ổ bụng

Trường hợp buồng trứng không hoạt động tốt thì các cơ sở y tế không có đủ phương tiện và nhân lực để phẫu thuật nội sọ thì bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phẫu thuật mở ổ bụng.

Để thực hiện phương pháp này người bệnh cần chú ý lựa chọn cơ sở y tế chuyên khoa uy tín, bác sĩ có chuyên môn giỏi để việc thực hiện phẫu thuật tháo xoắn, điều trị xoắn buồng trứng được hiệu quả hơn.

Phẫu thuật nội soi

Đây là phương pháp thường được chỉ định sử dụng nhiều nhất. Người bệnh sẽ được chỉ định mổ nội soi nếu các vị trí xoắn dễ can thiệp, không bị u nang cản trở, không can thiệp quá phức tạp.

Mổ nội soi bằng cách rạch một đường nhỏ ở bụng sau đó luồn vào ống nội soi, dụng cụ thao tác nên không để lại sẹo lớn, mau lành hơn.

Phương pháp này ít gây ra đau đớn cho bệnh nhân, bên cạnh đó thì thời gian hồi phục cũng khác ngắn chỉ cần theo dõi  ở viện từ 1 - 2 ngày là có thể phục hồi tại nhà.

Hạn chế gây ra các biến chứng sau mổ và không bị ảnh hưởng đến những cơ quan xung quanh.

 

Hy vọng với những thông tin ở trên bạn đọc sẽ có  thêm nhiều kiến thức về bệnh xoắn buồng trứng, tuy nhiên những thông tin ở trên chỉ mang tính chất tham khảo không có tác dụng thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.