Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Sưng hạch bạch huyết có sao không ?

Cập nhật: 08/11/2018 15:16 | Nhâm PT

Hạch bạch huyết chứa các tế bào miễn dịch, giúp cơ thể tránh nhiễm trùng, loại hạch này và các tình trạng bệnh liên quan đến hạch bạch huyết. Vậy các loại bệnh liên quan đến hạch bạch huyết là gì?

Sưng hạch bạch huyết có sao không ?

Hạch bạch huyết là gì?

Hạch lympho, hay hạch bạch huyết là gì, có cấu trúc như thế nào và chức năng ra sao?

Hạch bạch huyết là một bộ phận của hệ bạch huyết, có cấu trúc trơn, hình bầu dục dẹp, kích thước từ vài mm đến 1-2cm và nằm rải rác ở các mạch bạch huyết. Một mạch bạch huyết có thể bao gồm vài trăm hạch bạch huyết kết nối với nhau bằng các ống mang chất lỏng.

Hạch lympho tập trung chủ yếu ở cổ, sau tai, dưới cằm, nách, bẹn, lưng… Thông thường, ta không thể nhìn thấy hoặc sờ được hạch dù chúng nằm gần da, trừ khi hạch bị sưng.

Chúng chứa các tế bào miễn dịch (chủ yếu là tế bào bạch huyết) và các đại thực bào, có tác dụng quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể, làm bộ lọc loại bỏ, phá hủy các phần tử ngoại lai như vi trùng, vi khuẩn....

Sơ đồ vị trí hạch bạch huyết trong cơ thể

Sơ đồ vị trí hạch bạch huyết trong cơ thể

Các loại bệnh liên quan đến hạch bạch huyết

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ làm bộ lọc hoặc bẫy để ngăn các phần tử ngoại lai xâm nhập vào cơ thể, hạch bạch huyết có thể bị sưng hoặc viêm. Tùy theo mức độ nghiêm trọng, điều này có thể dẫn đến các bệnh sau.

  • Viêm, Sưng hạch bạch huyết có nguy hiểm không ?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng sưng hạch bạch huyết. Đó có thể là do nhiễm trùng (bệnh sởi, bệnh HIV, cảm lạnh do virus…), nhiễm khuẩn (viêm họng liên cầu khuẩn, giang mai, bệnh lao…), nhiễm nấm hoặc ký sinh, hoặc do tình trạng sưng viêm như thấp khấp, lupus ban đỏ, dị ứng thuốc…

Khi bị sưng hạch bạch huyết, dấu hiệu dễ nhận thấy nhất là hạch nổi và sờ được. Ngoài ra, bạn có thể cảm thấy đau, khó chịu ở chỗ hạch sưng, kèm theo sốt, đổ mồ hôi vào đêm, đau răng, đau họng, thậm chí là sụt cân…

Tuy nhiên, để chẩn đoán chính xác bệnh, cần tiến hành xét nghiệm chụp CT để thấy được hình ảnh sưng hạch lympho sâu trong cơ thể.

Tình trạng viêm hạch bạch huyết còn có thể là dấu hiệu của căn bệnh ung thư nguy hiểm. Do đó, không nên chủ quan khi thấy triệu chứng sưng hạch bất thường. Cần đến ngay bệnh viện khám để được sự tư vấn và điều trị kịp thời của bác sĩ.

Sưng hạch bạch huyết là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ

Sưng hạch bạch huyết là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ

  • Ung thư hạch bạch huyết

Bệnh lymphoma (ung thư hạch bạch huyết) là căn bệnh ung thư máu vô cùng nguy hiểm. Cụ thể, lymphoma là gì và những điều gì cần biết về loại bệnh này?

Như đã đề cập ở trên, hạch bạch huyết có tác dụng quan trọng trong hệ miễn dịch. Khi tế bào này bị ung thư sẽ làm suy giảm chức năng miễn dịch của cơ thể nhanh chóng và gây ra những biến chứng nguy hiểm. Lymphoma là thuật ngữ chuyên ngành dùng để chỉ căn bệnh ung thư hạch bạch huyết.  Đến nay, có tới hơn 60 loại ưng thư bạch huyết. Thế nhưng hai loại chủ yếu là lymphoma Hodgkin và lymphoma không Hodgkin.

Nguyên nhân mắc bệnh lymphoma hiện chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, những người mắc bệnh rối loạn hệ thống miễn dịch như HIV, nhiễm trùng, trải qua xạ trị hay tiếp xúc nhiều vào hóa chất… có khả năng mắc bệnh cao hơn.

Triệu chứng đầu tiên của bệnh là các hạch bạch huyết sưng to. Kèm theo đó là chứng đau xương, đau bụng, ho kéo dài, cơ thể mệt mỏi, sốt, phát ban, khó thở, sụt cân…

Hạch bạch huyết là một trong những tế bào vô cùng quan trọng của cơ thể. Tuy nhiên, đây cũng là tế bào dễ gặp phải tình trạng viêm sưng hay ung thư. Do đó, cần hết sức cẩn trọng trong việc điều trị sưng hạch bạch huyết để tránh dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.