Trẻ bị chậm phát triển tâm thần có trí tuệ phát triển chậm hơn so với mức bình thường và các kỹ năng sinh hoạt hằng ngày cũng bị hạn chế.
Bệnh lý chậm phát triển tâm thần được các nhà khoa học xác định là một khiếm khuyết của sự phát triển trí não dù người đó có thể học và làm các kỹ năng mới, nhưng thường chậm. Khi đó trẻ phát triển cơ thể cao to như người lớn nhưng trí tuệ thì chỉ dừng lại ở mức độ như thiếu niên hoặc như trẻ con.
Tỷ lệ mắc chậm phát triển tâm thần ở nam nhiều hơn đối với nữ.
Bệnh lý chậm phát triển tâm thần khiến trí tuệ bị trì trệ, kém phát triển hoặc không phát triển được.
Phân loại mức độ khác nhau của chậm phát triển tâm thần
Theo các chuyên gia y tế, có nhiều mức độ khác nhau của chậm phát triển tâm thần, Tổ chức Y tế Thế giới thống nhất chia CPTTT ra làm 4 mức độ từ mức độ nhẹ đến nặng căn cứ vào chỉ số IQ.
Mức độ nhẹ
Trẻ chậm phát triển tâm thần thuộc nhóm này có IQ từ 50 - 69, chiếm khoảng 85%. Mức độ mới chớm này các em có thể học đến lớp 6 nhờ vào sự giúp đỡ của nhà trường và gia đình, hiểu người khác nói và tự diễn đạt các suy nghĩ của mình.
Mức độ trung bình
Khoảng 10% trẻ chậm phát triển tâm thần thuộc nhóm này, có IQ từ 35 – 49, trẻ có ngôn ngữ nói nhưng vốn từ rất ít, ngữ pháp rối loạn, phát âm sai. Mức độ này trẻ vẫn có thể tự chăm sóc bản thân nếu có người hướng dẫn. Cha mẹ cần cho trẻ đi can thiệp và học các lớp kỹ năng đặc biệt để hòa nhập với cộng đồng.
Mức độ nặng
Trẻ chậm phát triển tâm thần thuộc nhóm này khoảng 2 – 3% có IQ từ 20 – 34. Trẻ cần được đi can thiệp tại các trường học đặc biệt để được học về các kỹ năng cơ bản chăm sóc bản thân.
Mức độ rất nặng
1 – 2 % trẻ chậm phát triển tâm thần thuộc nhóm này có IQ dưới 20. Mức độ này trẻ đã bị tổn thương thần kinh nên cần được theo dõi thường xuyên. Trẻ hầu như không có ngôn ngữ, thường phủ định , chống đối. Nhiều trẻ em có những cơn giận dữ phá phách vô cớ mà không cần quan tâm đến xung quanh, sợ hãi trước cái lạ, cái mới.
Nguyên nhân nào dẫn đến chậm phát triển tâm thần?
Chậm phát triển tâm thần có nhiều nguyên nhân bao gồm:
-
Bệnh di truyền: gồm những bệnh kể đến như hội chứng Down và hội chứng suy yếu nhiễm sắc thể X.
-
Bệnh tật hoặc chấn thương: Trẻ bị chấn thương nặng ở đầu, suy dinh dưỡng nặng, bị nhiễm trùng viêm màng não, ho gà hoặc bệnh sởi.
-
Các vấn đề xảy ra trong quá trình mang thai: Mẹ sử dụng rượu hoặc ma túy gây suy dinh dưỡng bào thai, nhiễm trùng hoặc tiền sản giật gây trở ngại cho sự phát triển não bộ của thai nhi.
-
Các vấn đề xảy ra trong khi sinh: bé bị thiếu oxy trong khi sinh hoặc sinh non dẫn đến bị khuyết tật trí tuệ.
-
Nguyên nhân khác chưa được rõ ràng
Dấu hiệu trẻ ngủ nhiều bất thường cũng có thể triệu chứng sớm của chậm phát triển tâm thần
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh chậm phát triển tâm thần
Về mặt tư duy
Trẻ chậm phát triển tâm thần có thể có biểu hiện chậm phát triển về mặt tư duy lẫn hành động ngay từ khi mới được sinh ra nhưng ngược lại cũng có một số trẻ thường là trước 3 tuổi rồi mới có biểu hiện được dấu hiệu rõ ràng hơn.
Về cảm xúc
Trẻ chậm phát triển tâm thần thường bộc lộ cảm xúc tự do, không rõ buồn vui, tức giận, thiếu tự tin và luôn cần đến bố mẹ giúp đỡ.
Về hành động
Về hành động, những đứa trẻ mắc bệnh chậm phát triển tâm thần thường thụ động, không chú ý đến các vật xung quanh, gặp nhiều khó khăn khi giao tiếp cũng như ăn uống, vui chơi, thiếu sáng tạo và tư duy. Cha mẹ quan tâm có thể thấy trẻ chỉ biết mỉm cười, chậm biết nói và chỉ nói được những câu đơn giản.
Điều trị
Con bạn cần những tham vấn liên tục để giúp chúng đối phó với tình trạng khuyết tật. Bạn sẽ làm một kế hoạch trong đó mô tả các nhu cầu của trẻ. Kế hoạch này cũng sẽ nêu chi tiết các nhu cầu mà con bạn sẽ cần để giúp chúng có thể phát triển bình thường. Nhu cầu của gia đình bạn cũng sẽ được đề cập trong kế hoạch.
Mục tiêu chính của việc điều trị là để giúp trẻ đạt đầy đủ tiềm năng trong lĩnh vực giáo dục, kỹ năng xã hội và kỹ năng sống. Phương pháp điều trị bao gồm liệu pháp hành vi, trị liệu nghề nghiệp, tư vấn và trong một số trường hợp, có cả thuốc.
Các phương pháp điều trị chậm phát triển tâm thần
Chữa trị bằng phương pháp phục hồi chức năng
Có rất nhiều trường hợp trẻ bị chậm phát triển tâm thần do phát hiện sớm nên can thiệp kịp thời trẻ vẫn có thể điều trị khỏi vì thế cha mẹ cần quan sát trẻ thật kỹ, cho đi can thiệp sớm để giúp cho trẻ học tập và rèn luyện hòa nhập được với cuộc sống gia đình và xã hội. Trường hợp trẻ chậm phát triển tâm thần ở mức độ vừa và nhẹ, cha mẹ có thể giúp con hòa nhập với môi trường sống tạo quan hệ với mọi người xung quanh, phục hồi các rối loạn ngôn ngữ và các rối loạn vận động.
-
Hướng dẫn trẻ biết sinh hoạt hàng ngày như vệ sinh cá nhân, giao tiếp, lễ phép, giúp đỡ người khác, kỹ năng đọc, viết, đếm, tính toán đơn giản...
-
Hướng dẫn cho trẻ biết thu dọn nhà cửa, đi chợ, nấu ăn
-
Tập luyện cho bé ăn, mặc, vệ sinh cá nhân.
-
Cho các em tham gia lớp hội họa để kích thích sự phát triển trí tuệ và khả năng thẩm mỹ, qua màu vẽ, đường nét, nội dung trong hình vẽ có thể hiểu cảm xúc, tình cảm trong tâm hồn trẻ.
-
Cho các em tham gia lớp học về âm nhạc để các em xóa đi lo lắng, cảm thấy hưng phấn và lạc quan yêu đời hơn.
-
Trẻ bị chậm phát triển tâm thần vừa phải nên hướng dẫn cho bệnh nhân làm nghề thủ công đơn giản phù hợp với sở thích, sức khỏe để trẻ bớt mặc cảm tăng thêm niềm tin vào cuộc sống.
-
Bày ra các trò chơi để chơi cùng trẻ giúp trẻ
-
Giúp bé phát âm cũng như sử dụng ngôn ngữ
Sử dụng các trò chơi, hội hoạ, âm nhạc để giúp trẻ hòa nhập với cộng đồng
Điều trị bệnh chậm phát triển tâm thần cần quá trình dài và có thể kết hợp nhiều phương pháp khác nhau nên cha mẹ cần kiên trì và có sự nhẫn nại với trẻ bị tăng động, giảm chú ý.
Kết hợp các phương pháp phục hồi chức năng để chữa trị cho trẻ bị chậm phát triển trí tuệ cũng là cách nhiều cha mẹ áp dụng. Cách này cần được điều trị sớm nhất và liên tục theo chỉ định của các bác sĩ.
Chữa trị bằng phương pháp sử dụng thuốc:
Điều trị bệnh chậm phát triển tâm thần bằng thuốc như sau:
-
Nếu trẻ có sợ hãi, lo âu căng thẳng, có thể dùng các thuốc Diazepam (Valium, Seduxen) 0,5mg/kg cân nặng/ngày, thuốc Napoton dosage 25mg tùy theo thể trạng từng trẻ em và triệu chứng xảy ra.
-
Trẻ có trạng thái kích động, rối loạn khí sắc, ám ảnh, rối loạn hành vi tác phong có thể dùng các thuốc sau:Haloperidol, thuốc an thần kinh Risperdal, Olanzapin, thuốc Clozapin liều lượng tuỳ theo tuổi và từng cá thể trẻ em.
-
Các thuốc ổn định khí sắc như: Thuốc Depakin, Encorat, Carbamazepin,....
Trong những trường hợp cha mẹ nghi ngờ trẻ bị chậm phát triển tâm thần, cần phải đưa trẻ đi khám ngay và theo dõi để có thể có kết luận chính xác, kịp thời. Cho trẻ xử trí can thiệp điều trị tại các lớp học đặc biệt dành riêng cho trẻ em chậm phát triển tâm thần đồng thời phối hợp chặt chẽ với trường học trong việc nuôi dạy chăm sóc, huấn luyện con có thể cho nhiều kết quả tốt nhất.
Khi trẻ bị mắc chứng bệnh chậm phát triển tâm thần hơn ai hết bố mẹ, người thân trong gia đình phải là những giáo viên giỏi, kiên trì để dạy dỗ cho con em mình, tạo cho trẻ có môi trường tốt nhất để phát triển trí tuệ và có khả năng tự lập sau này.
Nguồn tổng hợp: Cao đẳng Y Dược TPHCM