Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Cách nào cải thiện hội chứng tiền kinh nguyệt?

Cập nhật: 19/02/2022 08:00 | Trần Thị Mai

Hội chứng tiền kinh nguyệt là gì? Có triệu chứng nào để nhận biết sớm tình trạng này? Có phương pháp nào để điều trị bệnh?... Bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để nắm rõ những thông tin về hội chứng tiền kinh nguyệt.  

Cách nào cải thiện hội chứng tiền kinh nguyệt?

Nguyên nhân gây ra hội chứng tiền kinh nguyệt

Hội chứng tiền kinh nguyệt là khi xuất hiện các triệu chứng xảy ra vào khoảng nửa sau chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ.

Hội chứng này có thể kéo dài trong suốt một thời gian, từ đó gây ra nhiều khó chịu về mặt thể chất, tinh thần làm ảnh hưởng đến cảm xúc, sinh hoạt hàng ngày của phụ nữ.

Hiện nay chưa xác định được nguyên nhân gây ra hội chứng tiền kinh nguyệt, tuy nhiên một số các yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc hội chứng tiền mãn kinh như:

Do sự thay đổi nồng độ nội tiết tố nữ trước kỳ kinh nguyệt, điều này gây ra các dấu hiệu của hội chứng tiền kinh nguyệt.

Do sự thay đổi về hóa chất trong não, không đủ lượng serotonin làm góp phần gây ra trầm cảm tiền kinh nguyệt, kèm theo đó là triệu chứng mất ngủ, thèm ăn và mệt mỏi.

Chế độ ăn uống không đủ dinh dưỡng và bị mất cân bằng, thiếu hụt khoáng chất, sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn chứa cafein… làm gia tăng nguy cơ khiến cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc hội chứng tiền kinh nguyệt như:

  • Người đã từng ít nhất mang thai 1 lần và bị hội chứng tiền kinh nguyệt hoặc có tiền sử trầm cảm hay mắc các rối loạn về tâm trạng khác có khả năng tương tự.
  • Phụ nữ trong độ tuổi từ 20 -–40 tuổi.
  • Có người thân trong gia đình đã từng gặp vấn đề về hội chứng tiền kinh nguyệt.
  • Thường xuyên có tâm trạng lo lắng, bất an, trầm cảm.
  • Phụ nữ ít luyện tập thể dục thể thao, chế độ ăn thiếu Vitamin B6, canxi, magie...

Ngoài ra sẽ còn có nhiều các nguyên nhân và yếu tố khác gây ra hội chứng tiền kinh nguyệt khác mà chưa được liệt kê ở trên. Nếu người bệnh thắc mắc hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết.

Triệu chứng nhận biết hội chứng tiền kinh nguyệt

Khi mắc hội chứng tiền kinh nguyệt thì người bệnh sẽ gặp phải một số các triệu chứng khác thường về cơ thể như:

  • Khẩu vị ăn bị thay đổi và luôn có cảm giác thèm ăn.
  • Vùng ngực bị căng tức.
  • Bề mặt da nổi nhiều mụn, trứng cá.
  • Đầu bị đau nhức.
  • Trọng lượng cơ thể tăng nhanh chóng kèm theo triệu chứng phù.
  • Tay hoặc chân cũng bị sưng phù.
  • Toàn thân đau nhức, mức độ đau hơn nhiều ở vùng bụng và thắt lưng.
  • Hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng kèm theo triệu chứng chướng bụng.
  • Trước kỳ kinh nguyệt sẽ thấy rất mệt mỏi.
  • Đau bụng tiền mãn kinh.

Bên cạnh đó thì người mắc hội chứng tiền mãn kinh còn gặp phải một số rối loạn về mặt cảm xúc, hành vi như:

  • Luôn cảm thấy muộn phiền, lo lắng.
  • Hay có các cơn giận dữ, dễ cáu gắt.
  • Có các triệu chứng trầm cảm trước kỳ kinh nguyệt.
  • Thường xuyên bị nhầm lẫn, trí nhớ bị suy giảm.
  • Không thể tập trung hoặc hay bị quên.
  • Ngủ không ngon giấc.
  • Khả năng ham muốn tình dục cũng thay đổi thất thường.

Có những trường hợp khi mắc hội chứng tiền kinh nguyệt chỉ bị nhẹ hoặc không  phát hiện ra các triệu chứng. Tuy nhiên cũng có những trường hợp bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Hầu hết những triệu chứng này sẽ xuất hiện và kéo dài trong khoảng từ 1 - 2 tuần trước mỗi kỳ kinh nguyệt và sẽ biến mất khi kỳ kinh kết thúc.

Ngay khi thấy các dấu hiệu của hội chứng tiền kinh nguyệt làm ảnh hưởng đến sức khỏe và các công việc thì ngay lập tức bạn cần trao đổi và thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được chỉ định phương pháp điều trị đúng cách.

hoi-chung-tien-man-kinh
Có phương pháp nào để điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt?

Các phương pháp điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý và khả năng đáp ứng điều trị mà bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên phù hợp. Có thể cải thiện bằng cách xây dựng lối sống phù hợp, chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng. Tuy nhiên với những trường hợp các triệu chứng bắt đầu ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh thì cần cân nhắc đến việc dùng thuốc để điều trị.

Một số cách giảm hội chứng tiền kinh nguyệt như:

Ngủ đủ giờ giấc

Ngủ đủ là một trong những yếu tố giúp phụ nữ có nhiều sức khỏe chống lại cơn đau bụng tiền kinh nguyệt. Do đó người bệnh nên duy trì thói quen ngủ đủ giờ từ 7 – 8 tiếng/ ngày để cải thiện được tâm trạng lo âu và mệt mỏi.

Đối với người khó vào giấc ngủ thì nên uống một ly sữa ấm ít béo trước khi đi ngủ để dễ vào giấc ngủ hơn.

Xây dựng chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng

Phụ nữ mắc hội chứng tiền mãn kinh cần chú ý bổ sung thực phẩm giàu canxi như sữa chua, bơ, sữa vào thực đơn hàng ngày.

Nên giảm ăn muối và đường, giảm hàm lượng chất béo trong khẩu phần ăn.

Tránh sử dụng quá nhiều các đồ uống có cồn, rượu, bia hoặc các thức uống có chứa cafein.

Nên chia nhỏ các bữa ăn/ ngày. Bên cạnh 3 bữa ăn chính thì nên bổ sung thêm 3 bữa ăn phụ.

Tập thể dục thường xuyên

Vận động nhẹ nhàng với các bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe như đạp xe, đi bộ, bơi lội… giúp não sản xuất chất endorphins nhằm giảm đau, lạc quan vui vẻ và tăng cảm giác hưng phấn.

Có nhiều phụ nữ thường xuyên tập aerobic, hoạt động này cũng sẽ làm giảm các triệu chứng PMS làm tăng nhịp tim, chức năng phổi hoạt động tốt và giúp khí huyết lưu thông.

Yoga và dưỡng sinh hoặc thiền sẽ giúp các cơ bắp thư giãn, giảm thiểu các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.

Dành thời gian cho việc thư giãn, nghỉ ngơi

Phụ nữ thường xuyên mắc hội chứng tiền kinh nguyệt thì bạn cần tìm cách thư giãn và hạn chế căng thẳng bằng các liệu pháp thư giãn phổ biến như thiền, tập hít thở nhẹ nhàng, massage…

Dành nhiều thời gian cho nghỉ ngơi, nếu có tâm trạng hoặc chuyện bực mình thì hãy chia sẻ với gia đình, bạn bè để được giải tỏa cảm xúc.

Dùng thuốc trong điều trị bệnh

Việc dùng thuốc sẽ do bác sĩ chỉ định với những loại phù hợp với từng người bệnh. Một số nhóm thuốc thường được dùng trong điều trị triệu chứng tiền kinh nguyệt như:

  • Nhóm thuốc chống trầm cảm: thuốc này sẽ xác nhận hiệu quả trong việc làm giảm đi các triệu chứng bất an về mặt tâm lý như: fluoxetine (Prozac, Sarafem), sertraline (Zoloft), paroxetine (Paxil, Pexeva)…
  • Thuốc ngăn ngừa sự rụng trứng để làm giảm đi các triệu chứng tiền kinh nguyệt.
  • Thuốc chống viêm không steroid: tác dụng của nhóm thuốc này giúp giảm đau bụng kinh.
  • Mỗi loại thuốc đều có thể gây ra các tác dụng phụ nên phụ nữ cần dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn đọc có thêm nhiều thông tin hữu ích về hội chứng tiền mãn kinh, từ đó tìm hiểu thêm cách điều trị bệnh tại nhà với việc thay đổi lối sống. Bạn đọc hãy thường xuyên theo dõi các bài viết khác kiến  thức y khoa khác cùng chuyên mục này.