Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Trẻ em ngủ bao nhiêu giờ mỗi ngày?

Cập nhật: 31/03/2022 05:48 | Trần Thị Mai

Giấc ngủ của trẻ nhỏ sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của trẻ nhỏ. Vậy thời gian ngủ của trẻ sơ sinh là bao nhiêu? giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em? Trẻ em ngủ bao nhiêu giờ mỗi ngày?... Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có giải đáp chi tiết cho thắc mắc ở trên của các bậc phụ huynh.  

Trẻ em ngủ bao nhiêu giờ mỗi ngày?

Trẻ em ngủ bao nhiêu giờ mỗi ngày

Trong mỗi giai đoạn phát triển của trẻ mà sẽ có thời gian ngủ khác nhau để tốt cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Nếu giờ ngủ của trẻ bị lộn xộn trong suốt thời gian dài sẽ gây ra những ảnh hưởng đến nhịp điệu sinh học dẫn đến thiếu ngủ và não bộ, khả năng điều chỉnh hành vi của trẻ em. Cụ thể thời gian ngủ đủ đối với trẻ qua từng giai đoạn như:

Trẻ từ 1 - 4 tuần tuổi

Trong giai đoạn này trẻ sẽ cần ngủ trong khoảng từ 15 - 18 tiếng/ ngày. Đặc biệt với trẻ  sơ sinh sẽ cần ngủ từ 15 - 18 tiếng và mỗi giấc ngủ sẽ kéo dài từ 2 - 4 giờ. Còn với trẻ sơ sinh non thì thời gian ngủ cần nhiều hơn do ở giai đoạn này thì trẻ chưa thể hình thành đồng hồ sinh học rõ ràng nên giấc ngủ thường không theo chu kỳ ngày đêm.

Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi là giai đoạn cần được ngủ nhiều nhất.

Trẻ từ 1 -  4 tháng tuổi

Lúc này trẻ sẽ cần ngủ 14 - 15 tiếng/ ngày. Trẻ từ 6 tuần tuổi trở đi sẽ có xu hướng ngủ ít hơn nhưng thời gian ngủ mỗi đợt sẽ được kéo dài hơn khoảng 6 tiếng và ngủ nhiều hơn vào buổi tối vì phần nào trẻ đã phân định được ngày đêm.

Trẻ từ 4 tháng tuổi đến 1 tuổi

Trẻ cần ngủ từ 14 - 15 tiếng/ ngày, trẻ dưới 11 tháng tuổi sẽ chỉ ngủ trong khoảng 12 tiếng/ ngày. Giai đoạn này trẻ sẽ cần hình thành thói  quen ngủ và hòa nhập nhiều hơn. Dần dần chu kỳ ngủ đã giống với của người lớn hơn.

Trẻ dưới 6 tháng tuổi

Giai đoạn này trẻ sẽ ngủ khoảng 3 lần vào ban ngày. Buổi sáng trẻ ngủ một giấc giữa buổi sáng vào khoảng 9 - 10 giờ, buổi trưa ngủ từ khoảng 12 giờ - 2 giờ, buổi chiều ngủ từ 3 - 5 giờ chiều.

Đến khoảng tầm 6 tháng tuổi thì trẻ đã có thể ngủ được đủ giấc và ngủ qua đêm.

Trẻ từ 1 - 3 tuổi

Trẻ ngủ từ 12 - 14 tiếng/ ngày và giấc ngủ giữa buổi sáng dần biến mất và chỉ ngủ giấc ngắn vào buổi trưa. Đến khi trẻ biết đi thường chỉ ngủ khoảng 10 tiếng. Đa phần các trẻ từ 21 - 36 tháng sẽ cần ngủ trưa và thời gian kéo dài từ 30 phút - 1 tiếng. Vào buổi tối trẻ sẽ bắt đầu ngủ từ 7 - 9 giờ tối và thức dậy vào lúc 7 - 8 giờ sáng.

Trẻ từ 3 - 6 tuổi

Ở giai đoạn này trẻ sẽ cần ngủ 10 - 12 tiếng/ ngày và buổi tối trẻ bắt đầu đi ngủ từ 7 - 9 giờ tối hoặc dậy khoảng từ 6 - 8 giờ sáng. Từ 3 tuổi trở đi thì trẻ ngủ trưa nhưng đến khi 5 tuổi sẽ ít ngut trưa hơn. Thời gian ngủ trưa càng ngắn thì sẽ tốt cho trẻ.

Trẻ từ 6 - 12 tuổi

Lúc này cần ngủ từ 7 - 12 tiếng/ ngày. Khi này trẻ đã có những hoạt động ở trường, gia đình, xã hội nên buổi tối sẽ bắt đầu ngủ sớm hơn. Trong giai đoạn này trẻ sẽ ngủ từ khoảng 9 giờ tối  và 7 giờ sáng hôm sau thức giấc trung bình trẻ sẽ khoảng 9 tiếng.

Trẻ từ 12 tuổi trở lên

Trẻ sẽ cần hoạt động nhiều hơn do đó giấc ngủ sẽ ngắn nhưng quan trọng hơn để lấy lại sức khỏe. Khi áp lực học hành nên nhiều em sẽ không ngủ đủ giấc/ ngày. Do đó các phụ huynh nên để ý  tới giấc ngủ của trẻ nhiều hơn.

Đối với các trẻ ngủ đủ giấc, ngủ ngon sẽ giúp phát triển tốt sức khỏe, phát triển chiều cao tốt.

thoi-gian-ngu-cua-tre
Giấc ngủ rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ

Làm thế nào để trẻ có giấc ngủ ngon?

Chất lượng giấc ngủ là điều vô cùng quan trọng để não bộ nạp lại năng lượng và giúp cho trẻ em phát triển mạnh mẽ. Một số các lưu ý để  bé có giấc ngủ ngon như:

  • Cha mẹ nên tập cho trẻ thói quen đi ngủ sớm và đúng   giờ theo đúng quy định từ đó tạo cho trẻ phản xạ nghỉ ngơi, điều này giúp trẻ ngủ dễ dàng hơn. Trẻ trong giai đoạn từ 6 - 8 tuần mẹ có thể bắt đầu cho trẻ tự đi ngủ bằng cách đặt bé xuống giường khi thấy trẻ có dấu hiệu buồn ngủ. Đồng thời giảm bớt ánh sáng để trẻ dễ đi vào giấc ngủ hơn.
  • Massage hoặc ru bé ngủ: Cách massage nhẹ nhành sẽ là cách rất tốt để bé đi vào giấc ngủ nhanh chóng.
  • Đặt trẻ nằm trong không gian êm ái để cảm thấy dễ chịu hơn. Đặt bé vào giường ngủ nằm bên cạnh của cha mẹ để hạn chế được việc người lớn nằm đè lên con, bên cạnh đó còn giúp cải thiện giấc ngủ của trẻ.
  • Từ từ cắt bỏ việc bú sữa vào ban đêm, thường 6 tháng tuổi bé đã có thể nạp đủ năng lượng vào ban ngày.
  • Hạn chế tới mức các chấn thương về tâm lý làm trẻ bị ức chế trước khi bước vào giấc ngủ như kể chuyện sợ hãi, cho xem phim kinh dị, quát mắt, dọa nạt… tốt nhất nên nhẹ nhàng đưa trẻ vào giấc ngủ.
  • Cho trẻ vui chơi, vận động cơ thể vào ban ngày để trẻ có giấc ngủ ngon hơn. 
  • Trường hợp trẻ bị rối loạn giấc ngủ thì cha mẹ cần đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị đúng cách.
  • Không nên để bé ngủ quá nhiều vào ban ngày để tránh tình trạng bé thức giấc vào ban đêm.
  • Tránh cho trẻ ăn uống những thực phẩm có cafeine vào chiều tối như chocolate (Theo nhi khoa những điều cần biết, Pediatric Secrets).

Trẻ ngủ không đủ giấc đồng thời ăn uống không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, suy dinh dưỡng, chậm lớn, kém hấp thu,.. Do đó cha mẹ nên quan tâm và chú ý đến sức khỏe của trẻ.

Hy vọng bài viết trên đây đã chia sẻ thông tin thời gian ngủ của trẻ sơ sinh, từ đó cha mẹ sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.