Bệnh suy dinh dưỡng là gì? Nguyên nhân gây ra bệnh suy dinh dưỡng?
Bệnh suy dinh dưỡng là thuật ngữ để chỉ tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết và thường gặp nhất là sự thiếu hụt protein, vitamin và các khoáng chất.
Các loại suy dinh dưỡng bao gồm:
- Thiếu dinh dưỡng: đối với loại suy dinh dưỡng này là hiệu quả của việc cơ thể không nhận đủ lượng protein, calo hoặc vi chất dinh dưỡng thiết yếu. Nó dẫn đến các tình trạng cân nặng so với chiều cao thấp, chiều cao thấp theo tuổi và nhẹ cân hơn so với tuổi.
- Thừa dinh dưỡng: Tiêu thụ quá nhiều một số chất dinh dưỡng cũng sẽ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng. Điều này sẽ thường dẫn đến thừa cân hoặc béo phì.
Có rất nhiều nguyên nhân để gây ra bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em, tuy nhiên phổ biến hơn cả là các nguyên nhân như:
Bữa ăn không đủ các dưỡng chất cả về số lượng và chất lượng. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng suy dinh dưỡng ở các nước nghèo.
Khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng kém do mắc các bệnh lý về được tiêu hóa hoặc do mắc bệnh nặng nên ăn cảm thấy k ngon miệng. Các bệnh lý gây ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng như: mắc bệnh viêm loét dạ dày, các bệnh lý về gan mật, chứng khó tiêu, bệnh nhiễm trùng tại đường tiêu hóa.
Mắc các vấn đề về sức khỏe tâm thần gây ra rối loạn tâm thần kinh ảnh hưởng đến thói quen ăn uống của người bệnh như trầm cảm, chứng chán ăn tâm thần hoặc mắc chứng ăn ói và các rối loạn ăn uống khác. Nguyên nhân này cũng có thể gặp phải ở trẻ em khi bị gia đình ép ăn uống dẫn đến tâm lý sợ hãi sinh ra những nỗi ám ảnh về thức ăn lâu dần gây ra suy dinh dưỡng.
Trẻ sơ sinh không được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và phải ăn dặm quá sớm nên có thể dẫn tới tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh.
Suy dinh dưỡng là tình trạng có thể ảnh hưởng và xảy đến với mọi lứa tuổi. Ngoài những nguyên nhân ở trên còn có các yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh như:
- Người bị cá nhân cô lập với xã hội.
- Người có thu nhập thấp.
- Trẻ em hoặc người cao tuổi.
- Người mắc các rối loạn về ăn uống mạn tính như ăn vô độ hoặc chán ăn.
Ngoài ra sẽ còn có nhiều các nguyên nhân và yếu tố khác gây ra bệnh suy dinh dưỡng, do đó mà nếu người bệnh có thắc mắc hãy liên hệ bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết.
Triệu chứng của bệnh suy dinh dưỡng
Dấu hiệu và cách nhận biết của bệnh suy dinh dưỡng sẽ còn phụ thuộc vào từng loại suy dinh dưỡng khác nhau.
Một số các triệu chứng điển hình của bệnh suy dinh dưỡng là:
- Quá trình thở trở nên khó khăn, có nguy cơ cao mắc bệnh suy hô hấp.
- Thường xuyên cảm thấy phiền muộn.
- Dễ gặp phải các biến chứng sau khi phẫu thuật.
- Có nguy cơ cao bị giảm thân nhiệt.
- Giảm một số các loại tế vào máu trắng.
- Lâu lành các vết thương.
- Khả năng ham muốn tình dục bị suy giảm.
- Các khối lượng cơ bắp, mô cũng bị suy giảm.
- Người bệnh mệt mỏi hoặc cáu gắt.
Có các triệu chứng nghiêm trọng hơn như:
- Da trở nên mỏng, khô, không có khả năng đàn hồi và xanh xao.
- Khuôn mặt người bệnh trở nên xanh xao, má hóp và mắt trũng.
- Tóc khô, thưa thớt và rất dễ bị rụng.
- Trường hợp mắc bệnh nghiêm trọng có thế dẫn đến khả năng mất phản xạ.
- Thiếu hụt calo trong thời gian dài, gây ra suy tim, gan và hô hấp.
>> Xem thêm: Thông tin Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn tuyển sinh
Triệu chứng nhận biết suy dinh dưỡng ở trẻ em
Các dấu hiệu suy dinh dưỡng ở trẻ được chia làm 3 loại: suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, suy dinh dương thể thấp còi, suy dinh dưỡng thể gầy còm, cụ thể như:
- Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân: cân nặng của trẻ thấp hơn so với mức tiêu chuẩn của trẻ và cùng một trong độ tuổi và cùng giới tính. Gía trị cân nặng theo tuổi của trẻ nằm dưới đường biểu diễn -2SD.
- Suy dinh dưỡng thể thấp còi: Khi chiều cao của trẻ thấp mức tiêu chuẩn của những trẻ cùng trong một độ tuổi và cùng giới tính.
- Suy dinh dưỡng thể gầy còm: Cân nặng theo chiều cao của trẻ thấp hơn mức chuẩn của những trẻ cùng giới tính. Cơ và mỡ bị teo đi nhiều.
Ngoài ra sẽ còn các triệu chứng khác có thể gây ra tình trạng suy dinh dưỡng tuy nhiên chưa được liệt kê đầy đủ ở trên. Để tình trạng bệnh không gây ra các biến chứng nghiêm trọng thì cần đến cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám sớm và được điều trị kịp thời
Các phương pháp điều trị bệnh suy dinh dưỡng
Điều trị suy dinh dưỡng nhằm điều trị và giải quyết được các nguyên nhân gây ra bệnh. Bác sĩ căn cứ vào việc chẩn đoán bệnh của người bệnh mà đưa ra liệu pháp điều trị phù hợp như:
Cụ thể các phương pháp điều trị suy dinh dưỡng được áp dụng phổ biến như:
Chế độ dinh dưỡng: chế độ ăn cần được đáp ứng đầy đủ nhu cầu năng lượng của cơ thể từ các nhóm chất như protein, lipid, glucid, chất khoáng và vitamin. Việc bổ sung bằng cách ăn uống bình thường chưa thể bổ sung đầy đủ lượng dưỡng chất cần thiết thì người bệnh nên tham khảo bác sĩ chuyên khoa để cân nhắc bổ sung thêm thực phẩm chức năng hoặc thuốc uống.
Xây dựng kế hoạch chăm sóc: người bị suy dinh dưỡng nặng mà không thể nhai bằng miệng thì có thể dùng theo chế độ ăn uống đặc biệt hơn. Như nuôi ăn bằng ống sonde dạ dày được đặt qua miệng hoặc mũi và nuôi ăn bằng đưỡng tĩnh mạch. Còn đối với những trường hợp mắc suy dinh dưỡng thông thường thì sẽ được thực hiện tùy theo từng thể trạng người bệnh.
Theo dõi và đánh giá: nên theo dõi thường xuyên cơ thể người bệnh để kiểm tra cân nặng và các chỉ số nhân trắc học để đánh giá hiệu quả điều trị. Từ đó xác định được thời điểm phù hợp chuyển từ hỗ trợ ăn uống nhân tạo sang ăn uống bình thường.
Bài viết ở trên được giảng viên giảng dạy của nhà trường chia sẻ một số những dấu hiệu cảnh báo bệnh suy dinh dưỡng, từ đó bạn đọc có thêm nhiều kiến thức y khoa hữu ích. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.