Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Những điều cần biết về viêm tai giữa ở trẻ em

Cập nhật: 08/03/2022 11:14 | Trần Thị Mai

Viêm tai giữa là bệnh lý xảy ra khá phổ biến với trểm, căn bệnh này rất khó để điều trị và dễ gây ra phù nề, niêm mạc trong tai thủng màng nhĩ. Bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để nắm rõ hơn cách điều trị viêm tai giữa mạn tính ở trẻ em.  

Những điều cần biết về viêm tai giữa ở trẻ em

Nguyên nhân gây ra viêm tai giữa mãn tính ở trẻ em

Viêm tai giữa mạn tính là tình trạng viêm mạn tính của tai giữa dẫn đến chảy mủ tai kéo dài từ tai giữa ra phía bên ngoài qua lỗ thủng của màng nhĩ, lỗ thủng màng nhỉ kéo dài trên 12 tuần.

Bệnh lý này sẽ gây nguy hiểm ở tai, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng gây ảnh đến thính lực và lâu dần gây nhiễm trùng đến não.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm tại giữa mạn tính ở trẻ em như:

  • Do nhiễm khuẩn gây ra bệnh: Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm tai giữa mạn tính do những tác nhân là virus, vi khuẩn, nấm xâm nhập vào vết thương hở hay khi không vệ sinh tốt tai gây ra.  
  • Mắc các biến chứng của bệnh viêm đường hô hấp: Khi mắc bệnh lý đường hô hấp nếu không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm và gây ra viêm tai giữa mạn tính. Các vi khuẩn, virus di chuyển đến và gây ra viêm màng não.
  • Bị áp lực hoặc gặp các chấn thương: Sử dụng vật sắc nhọn hoặc côn trùng xâm nhập vào tai là nguyên nhân dẫn đến viêm tai giữa mạn tính.
  • Bên cạnh đó thì bệnh viêm tai giữa mạn tính sẽ chủ yếu gặp ở các trẻ em bị suy nhược cơ thể, suy dinh dưỡng hoặc cấu trúc trong tai giữa của trẻ bị hẹp.

Ngoài ra sẽ còn có nhiều nguyên nhân và yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh viêm tai giữa mạn tính mà chưa được liệt kê ở trên. Nếu người bệnh thắc mắc hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết.

Triệu chứng nhận biết viêm tai giữa mạn tính ở trẻ em

Tùy từng giai đoạn mà sẽ có dấu hiệu nhận biết bệnh khác nhau, càng kéo dài thì tổn thương càng lớn hơn và đặc biệt trở nên nặng nề, thính giác bị ảnh hưởng, nguy hiểm đến tính mạng.

Trong giai đoạn đầu khi mắc viêm tai giữa sẽ gây ra hiện tượng chảy mủ, dịch nhầy, tuy nhiên không có mùi thối. Với mức độ này thì thính lực của trẻ chưa bị ảnh hưởng nhiều và vẫn nghe rõ.

Đến giai đoạn không được điều trị đúng cách sẽ làm cho bệnh tái phát nhiều lần, trẻ bị chảy mủ tai thường xuyên và kéo dài thời gian mắc bệnh. Mủ có mùi hôi thối khó chịu kèm theo màu xanh. Đây chính là giai đoạn nghiêm trọng hơn và xuất hiện khối Cholesteatoma kèm theo triệu chứng đau âm ỉ.

Giai đoạn nghiêm trọng hơn trẻ có các triệu chứng đi kèm là sốt kéo dài, nhiễm trùng, suy nhược, hốc hác, gầy hao, ăn ngủ kém hơn. Trẻ nghe bị kém hơn ở bên viêm, chậm phát triển ngôn ngữ hoặc không thể nói do nghe không rõ.

Càng để kéo dài thời gian thì bệnh sẽ nguy hiểm đến tính mạng của trẻ và nếu không được điều trị sớm thì có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe như:

Trẻ sẽ bị tổn thương và khiếm thính hoàn toàn ở bên tai bị viêm giữa mãn tính vì xuất hiện lỗ thủng màng nhĩ.

Những cơ quan xung quanh bị ảnh hưởng hoặc hệ thống tiền đình bị tổn thương dẫn đến tổn thương dây thần kinh mặt làm liệt mặt, viêm não, màng não, áp xe não, áp xe ngoài màng cứng.

Để hạn chế tới mức tối đa các biến chứng nguy hại đến sức khỏe trẻ thì cần chú ý chăm sóc sức khỏe và đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị đúng cách.

Tùy thuộc cơ địa mỗi trẻ mà sẽ có những triệu chứng nhận biết bệnh viêm tai giữa mãn tính khác nhau nên phụ huynh hãy hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa nếu được giải đáp chi tiết.

viem-tai-giua-man-tinh
Bệnh viêm tai giữa mãn tính sẽ gây ra nhiều triệu chứng cho trẻ

Phương pháp điều trị viêm tai giữa mãn tính ở trẻ em

Khi có nghi ngờ người bệnh mắc triệu chứng của bệnh viêm tai giữa mãn tính thì bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiên các kỹ thuật  chẩn đoán hình ảnh như chụp CT, chụp X-Quang, đo thính lực, so tai… để nhận rõ hơn tình trạng viêm tai.

Từ đó căn cứ vào kết quả chấn đoán đưa ra các phương pháp điều trị bệnh viêm tai giữa mãn tính ở trẻ em cho phù hợp hơn.

Những phương pháp điều trị phổ biến bệnh viêm tai giữa mãn tính trẻ em như:

Sử dụng thuốc

Trong trường hợp trẻ bị viêm tai giữa do vi khuẩn gây ra thì sẽ được chỉ định dùng thuốc kháng sinh với dạng uống hoặc tiêm tĩnh mạch. Nếu bị viêm gây ra lỗ thủng trong màng nhĩ thì cần sử dụng thêm thuốc nhỏ tai để được điều trị đúng cách có hiệu quả.

Qúa trình sử dụng thuốc cho trẻ nhỏ phụ huynh cần chú ý vệ sinh tai sạch sẽ cho trẻ nhằm loại bỏ được những viêm nhiễm hạn chế yếu tố gây diễn biến bệnh nghiêm trọng hơn.

Cần chú ý tuân thủ cách sử dụng thuốc cho trẻ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, không nên sử dụng thuốc bừa bãi vì có thể gây ra các ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Điều trị phẫu thuật

Khi quá trình sử dụng thuốc không đem lại hiệu quả cho trẻ, đồng thời nếu nhận thấy trẻ có các dấu hiệu diễn biến nặng hơn thì cần được chỉ định dùng phương pháp thuật để hạn chế sự ảnh hưởng thính lực và phát triển của trẻ.

Hiện nay có hai phương pháp phẫu thuật là:

  • Phẫu thuật đặt ống thông tai: Tiến hành đặt ống nhỏ chen qua màng nhĩ nối tai ngoài với tai giữa. Nên dịch mủ sẽ được dẫn ra ngoài tai giữa nên hạn chế được tình trạng nhiễm trùng.
  • Phẫu thuật sửa chữa và thay thế xương nhỏ trong tai: Trường hợp bị viêm tai giữa mãn tính đã lan rộng và có thể làm hỏng màng nhĩ sẽ cần điều trị phẫu thuật để làm sạch nhiễm trùng.

Có thể nói rằng bệnh viêm tai giữa mãn tính ở trẻ em là căn bệnh nguy hiểm và nếu không phát hiện sớm và điều trị thì có thể khiến cho thính lực và bị viêm nhiễm lan rộng ra gây ảnh hưởng đến não, các cơ quan xung quanh. Nên ngay khi nhận thấy con có các triệu chứng nghi ngờ bị bệnh viêm tai giữa thì cần nhanh chóng đưa con đến bệnh viện chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám và điều trị.

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp chị em hiểu rõ bệnh viêm tai giữa mãn tính, từ đó biết cách điều trị cũng như phòng ngừa hiệu quả nhất. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.