Bệnh nhân bị trầm cảm
Bệnh trầm cảm là gì?
Theo định nghĩa từ nguồn trang Wikipedia: Trầm cảm là một chứng rối loạn khí sắc trong tâm thần học. Bệnh hình thành do hoạt động của não bộ bị rối loạn gây nên tạo thành những biến đổi thất thường trong suy nghĩ hành vi và phong.
Bệnh thường xảy ra phổ biến nhất là 19-45 tuổi, phụ nữ dễ bị chứng trầm cảm hơn nam giới. Theo nghiên cứu, thống kê, khảo sát của Tổ chức Y tế thế giơi WHO, tính cho tới thời điểm này bệnh đã cướp đi trung bình 850.000 mạng người mỗi năm.
Bệnh trầm cảm được xếp hạng 2 trên tổng sô 121 triệu người mắc bệnh và chỉ có khoảng 25% trong số những người mắc bệnh được phát hiện sớm và được điều trị kịp thời, đúng cách. Hội chứng trầm cảm ngày nay có tỷ lệ mắc cao hơn do cuộc sống có nhiều áp lực, môi trường sống ồn ào, ô nhiễm, ly hôn, thất nghiệp,…Hiện tại ước tính có khoảng 3-5% dân số thế giới có rối loạn trầm cảm rõ rệt.
Những người bị mắc chứng bệnh này thường có cảm giác buồn, mất hứng thú với mọi việc trong một thời gian dài. Bên cạnh đó nó cũng ảnh hưởng đến cách bạn cảm nhận, suy nghĩ, hành xử cũng như nhiều vấn đề khác về tinh thần và thể chất, khó tập trung làm việc, khó vui vẻ được với gia đình, bạn bè và nghiêm trọng nhất là nó khiến bạn có ý định tự tử. Trong vài năm trở lại đây, một trong những dạng trầm cảm thường gặp nhất là trầm cảm sau sinh.
Bệnh trầm cảm là căn bệnh có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào, có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào trong cuộc sống của mình và thường phổ biến ở nữ giới hơn nam giới.
Nguyên nhân gây bệnh trầm cảm là gì?
Bệnh trầm cảm xảy ra có thể do nhiều nguyên nhân gây bệnh trầm cảm riêng lẻ khác nhau hoặc do sự kết hợp của nhiều nguyên nhân. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:
- Gen: Trong gia đình bạn có người đã từng bị mắc bệnh trầm cảm thì bạn cũng có khả năng bị mắc bệnh này hơn những người bình thường khác.
- Các chất hóa học trong não: những người bị mắc bệnh trầm cảm có chất hóa học trong não khác với những người bình thường khác.
- Stress: Tất cả những áp lực, những điều không vui, những cú sốc lớn về mặt tinh thần trong cuộc sống đều có thể khiến cong người rơi vào trạng thái mắc bệnh trầm cảm.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc trầm cảm bao gồm:
- Độ tuổi là một trong những nguy cơ mắc bệnh trầm cảm đặc biệt, bệnh trầm cảm thường dễ bị mắc nhất là những người trong độ tuổi từ 15 đến 30 tuổi.
- Những phụ nữ sau sinh là những người dễ rơi vào trạng thái mắc bệnh trầm cảm nhất vì vậy người nhà cần phải chăm sóc thật tốt cả về thể chất lẫn tinh thần cho họ.
- Những người có tiền sử mắc các chứng rối lọa, lo lắng, rối loạn nhân cách hoặc rối loạn sau khi bị sang chấn đều có khả năng bị mắc chứng trầm cảm.
- Việc lạm dụng thức uống có cồn và các loại thuốc gây nghiện trái pháp luật có thể gây ra những ảnh hưởng rất xấu tới hệ thần kinh và dễ trở thành bệnh trầm cảm.
- Những người có một trong những tính cách như thiếu tự tin vào bạn thân, quá độc lập, tự chỉ trích bản thân hay bi quan cũng có thể dễ bị tổn thương thần kinh và bị mắc bệnh trầm cảm.
- Những người bị mắc các bệnh nặng hoặc bệnh mãn tính như ung thư, tiểu đường, bệnh tim cũng có thể khiến bạn bị mắc bệnh trầm cảm.
- Việc sử dụng một số loại thuốc như thuốc chữa bệnh cao huyết áp, thuốc ngủ mà không có chỉ dẫn của bác sĩ.
- Những người đã bị chấn thương, căn thẳng, hoặc bị làm dụng tình dục, ít được yêu thương, khó khăn về tài chính….
Trầm cảm có thể gây tử vong
Triệu chứng thường gặp của bệnh trầm cảm
Những người bị bệnh trầm cảm không có biểu hiện giống nhau hoàn toàn mà tùy thuộc vào từng người bệnh một. Tuy nhiên chúng ta có thể liệt kê ra một số biểu hiện thường gặp ở nhiều bệnh nhân:
- Không chú ý nhiều đến diện mạo, lôi thôi, vệ sinh thân thể kém;
- Cử chỉ nóng nảy khó hiểu, giọng điệu buồn, vô cảm,…
- Cảm giác do dự, không chắc chắn, tiêu chuẩn và đòi hỏi cao với người khác hoặc với chính bản thân mình, dễ bị tổn thương, khó có thể thay đổi những thói quen cũ;
- Không thể tập trung;
- Cảm thấy vô cùng mệt mỏi;
- Cảm thấy buồn hoặc trống rỗng;
- Cảm thấy vô vọng, dễ bị kích động, lo lắng hoặc cảm thấy có lỗi;
- Mất hứng thú với việc quan hệ tình dục;
- Nhức đầu, đau bụng hoặc gặp các vấn đề về tiêu hóa;
- Hay nói chuyện tuyệt vọng;
- Trầm cảm nghiêm trọng có thể dẫn đến ý định tự tử, hoặc cố tìm cách tự tử.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh trầm cảm?
Ngày nay chúng ta có thể chữa trị bệnh trầm cảm bằng những phương pháp điều trị như sau:
Dùng thuốc
Sử dụng các thuốc chống trầm cảm như: escitalopram, paroxetine, sertraline, fluoxetine và citalopram, venlafaxine, duloxeton và bupropion. Các loại thuốc chống trầm cảm này có thể có các tác dụng phụ như:
- Đau đầu, buồn nôn;
- Khó ngủ và căng thẳng;
- Kích động hoặc bồn chồn;
- Gây ra các vấn đề về tình dục.
Bạn sẽ phải có kế hoạch theo dõi quá trình bệnh nhân điều trị vì có thể khiến người bệnh bị kích động có ý nghĩ tự tử trước khi thuốc có tác dụng thực sự.
Tâm lý trị liệu
Liệu pháp trị liệu tâm lý sẽ giúp cho những người trầm cảm có suy nghĩ, các cư xử mới, thay đổi thói quen, thấu hiểu hơn, vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, có lối sống tích cực hơn.
Liệu pháp sốc điện
Với những trường hợp bị mắc bệnh trầm cảm nghiêm trọng không thể chữa trị bằng thuốc hoặc trị liệu bằng tâm lý thì chúng ta sẽ sử dụng liệu pháp sốc điện những khuyến cáo là sử dụng liệu pháp này có thể gây một số tác dụng phụ như lú lẫn, mất trí nhớ,…
Ngoài ra, nếu bạn phát hiện ra bản thân có những biểu hiện của bệnh trầm cảm bạn nên đến bác sĩ thăm khám để đưa ra liệu pháp trị liệu và thực hiện tìm những sự giúp đỡ khác:
- Tìm tới bạn thân hoặc người mình yêu quý;
- Liên hệ tới ai đó trong cộng đồng đức tin của bạn;
- Đặt lịch hẹn với bác sĩ, chuyên gia tư vấn tâm lý…;
Chế độ sinh hoạt phù hợp làm hạn chế phát triển bệnh
Thông thường, bắt nguồn của bệnh trầm cảm có thể do bạn đang có một số thói quen xấu vì vậy bạn nên xem xét lại lối sống của bản thân:
- Cố gắng sống hòa nhập và tránh cô lập bản thân;
- Đơn giản hóa cách sống;
- Tập thể dục thể thao nâng cao sức đề kháng;
- Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ăn nhiều rau, củ, quả, các chất có lợi cho sức khỏe;
- Học cách thư giãn và kiểm soát căng thẳng bằng yoga, thiền,…
- Khi chán nản hãy nghỉ ngơi không nên có gắng làm việc;
- Gọi bác sĩ tư vấn nếu các triệu chứng nặng hơn hoặc gặp rắc rối với tác dụng phụ của thuốc;
- Hãy nói với người thân hoặc bác sĩ nếu bạn có ý định tự tử, có giọng nói khác lạ,…
Trên đây là những kiến thức cụ thể về bệnh trầm cảm đã được Trường Cao đẳng Y dược Sài Gòn tổng hợp. Hi vọng những thông tin này hữu ích với bạn. Phòng bệnh hơn chữa bệnh vì vậy bạn hãy cố gắng sống một lối sống lành mạnh để bảo vệ sức khỏe bản thân.