Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Mang đa thai có nguy hiểm không? Cần lưu ý những gì khi mang đa thai?

Cập nhật: 13/11/2021 10:07 | Trần Thị Mai

Có bầu đa thai là niềm vui của rất nhiều các chị em phụ nữ. Nhưng trong suốt quá trình mang đa thai thì mẹ bầu cần phải thận trọng hơn vì dễ mắc các biến chứng nguy hiểm trong thời gian mang thai. Vậy bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để nắm rõ hơn các  thông tin về tình trạng đa thai.  

Mang đa thai có nguy hiểm không? Cần lưu ý những gì khi mang đa thai?

Đa thai là gì? Nguyên nhân tạo ra đa thai?

Đa thai là trong quá trình mang thai có hai hoặc nhiều thai cũng phát triển và lớn lên trong tử cung của mẹ bầu.

Đây là tình trạng đã có nhiều hơn một nang noãn được giải phóng trong chu kỳ  kinh nguyệt của người phụ nữ và sau đó mỗi noãn đều  được thụ tinh với một tinh trùng nên tạo ra nhiều phôi và cùng phát triển trong tử cung. Kiểu thụ tinh này sẽ sinh ra đa thai khác noãn.

Đa thai được chia làm 2 dạng là đa thai cùng noãn và đa  thai khác noãn:

  • Đai thai khác noãn: Đây là trường hợp các phôi thai được hình thành độc lập và lúc này mỗi nang  noãn kết hợp với một  tinh trùng tạo ra đa thai khác noãn.
  • Đa thai cùng noãn: Trường hợp một nang noãn của người phụ nữ được kết hợp với nhiều tinh trùng, từ đó phôi thai ban đầu sẽ được hình thành và tách ra nhiều phôi thai giống nhau. Lúc này xuất hiện ít  hơn đa thai khác noãn.

Nguyên nhân tạo ra đa thai hiếm khi xuất hiện tự nhiên mà phần lớn là do tác động từ ngoại cảnh  cha hoặc mẹ tác động vào. Một số nguyên nhân dẫn làm  tăng khả năng mang  đa thai như:

  • Do hiện tại các cặp vợ chồng đang sử dụng những loại thuốc hỗ trợ sinh sản để có  em bé. Các loại thuốc này sẽ kích thích đến quá trình rụng trứng là giải phòng nhiều trứng khỏi buồng trứng cùng lúc nên dẫn đến đa thai.
  • Thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm.
  • Những phụ nữ với độ tuổi trên 35 sẽ có khả năng mang đa thai cao hơn so với phụ nữ trẻ tuổi.
  • Phụ nữ có khả năng mang đa thai do yếu tố di truyền nếu trong gia đình có mẹ hoặc chị em gái đã từng mang đa thai.
  • Một số phụ nữ uống nhiều sữa hoặc các các sản phẩm từ sữa nên có khả  năng sinh đôi cao. Vì nhiều loại sữa khiến  cho cơ thể sản sinh ra hormone IGF hơn và dẫn đến rụng nhiều trứng hơn  vào mỗi tháng.
  • Phụ nữ có chỉ số khối cơ thể cao hơn, béo phì có tỷ lệ mang đa thai cao hơn.

Ngoài ra sẽ còn có nhiều nguyên nhân và yếu tố khác làm gia tăng khả năng mang đa thai mà   chưa được liệt kê ở trên. Nếu bạn đọc thắc mắc bạn đọc hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết.

da-thai
Đa thai cùng noãn trẻ sinh ra sẽ giống nhau

Các triệu chứng nhận biết mang đa thai

Siêu âm là một trong những cách để xác định mẹ có mang đa thai hay một thai. Nhưng ngoài siêu âm thì bạn có thể biết mình mang đa thai bằng những dấu hiệu dưới đây:

Ốm nghén nặng

Hầu hết các phụ nữ  mang đa thai sẽ ốm nghén nhiều hơn như buồn nôn, chóng mặt, chán ăn… so với những người mang thai một.

Mức beta-hCG tăng nhanh

Beta-hCG là một loại hormone sẽ xuất hiện trong máu hoặc nước tiểu của phụ nữ mang thai trong khoảng 10 ngày sau khi thụ thai. Những chỉ số này thường  tăng gấp đôi sau từ 2 - 3 ngày và chỉ số chính xác hơn vào tuần thứ 8 - 11 của thai kỳ. Đó là lý do mà que thử thai hiển thị 2 vạch nếu trong nước tiểu có hormone Beta-hCG. Để có kết quả chính xác hơn thì que nên được sử dụng sau khi phụ nữ phát hiện bản thân trễ kinh.

Cơ thể mệt mỏi

Mẹ bầu mang đa thai sẽ có cảm giác mệt mỏi và gần như kiệt sức trong những tháng đầu của thai kỳ. Do lúc này cơ thể mẹ bầu phải làm việc nhiều hơn để nuôi dưỡng đa thai.

Cùng với đó mẹ cũng cảm thấy nhịp tim đập nhanh và mạnh hơn vì phải bơm một lượng máu lớn  hơn để cung cấp và nuôi dưỡng nhiều thai nhi.

Kích thước tử cung lớn

Suốt thời gian mang thai bác sĩ sẽ đo chiều cao tử cung của bạn và đây cũng như một cách ước tính tuổi thai về sự phát triển của em bé. Tình trạng đa thai khiến cho tử cung của mẹ cao và rộng hơn so với thai đơn.

Tăng cân nhiều

Mang đa thai thì mẹ bầu sẽ tăng nhiều hơn những mẹ mang đơn thai khoảng từ 5 - 7 kg. Còn đối với những phụ nữ mang 3 thai trở  lên thì sẽ tăng hơn khoảng từ 8 - 12kg.

Để có kết quả chính xác mang thai đôi hay không thì tốt nhất mẹ bầu nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám. Hoặc hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết.

da-thai
Đa thai có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ

Mang đa thai có nguy hiểm không?

Mẹ bầu mang đa thai là niềm vui xen lẫn những rủi ro về sức khỏe cho cả mẹ và bé, cụ thể những biến chứng ảnh hưởng nguy hiểm như:

Sinh non

Sinh non là một trong những biến chứng dễ gặp nhất khi  mang đa thai. Đối với những em bé được sinh trước 37 tuần thì sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe như hô hấp, ăn uống, thị giác… Hoặc những vấn đề khác xuất hiện muộn hơn khi trưởng thành như học tập không tập trung, khuyết tật hành vi..

Ở những bé được sinh ra trước 32 tuần là sinh non sẽ làm gia tăng nguy cơ tử vong hoặc gặp các vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng hoặc cần chăm sóc y tế suốt đời.

Sảy thai

Trong thời kỳ tam cá nguyệt thứ nhất thì phụ nữ mang đa thai dễ có hiện tượng sảy thai sớm. Tiếp đến ở các tam cá nguyệt tiếp theo vẫn tiềm ẩn nguy cơ sảy thai nếu mẹ bầu không được theo dõi đúng  cách và xử lý kịp thời.

Mắc tiền sản giật

Đây là hiện tượng rối loạn huyết áp xảy ra sau tuần thứ 20 hoặc sau khi sinh con. Biến chứng này sẽ xuất hiện sớm và nghiêm trọng hơn rất nhiều ở những trường hợp mang đa thai.

Tiền sản giật sẽ khiến cho nhiều cơ quan trong cơ thể mẹ bầu bị tổn thương, đặc biệt là suy thận cấp, não, suy gan, suy tim cấp và mắt. Nếu bị tiền sản giật mức độ nghiêm trọng sẽ gây ra co giật.

Đái tháo đường thai kỳ

Đối với các mẹ bầu mang đa thai thì sẽ có nguy cơ mắc tình trạng đái tháo đường thai kỳ cao hơn so với  những mẹ bầu mang đơn thai. Nguyên nhân này dẫn đến đái tháo đường sau ở người mẹ.

Nếu mẹ bị tiểu đường thai kỳ, trẻ thường gặp vấn đề về hô hấp hoặc hạ đường máu sau sinh. 

Trầm cảm

Mang đa thai sẽ làm tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh. Trong thời gian mang thai mẹ bầu sẽ có cảm giác buồn bã, lo lắng, tuyệt vọng đến mức không thể thực hiện được công việc hàng ngày.

Thai nhi bị dị tật bẩm sinh

Những em bé sinh ra từ người mẹ mang đa thai tăng gấp đôi nguy cơ bị dị tật bẩm sinh, bao gồm nứt đốt sống và các khuyết tật ống thần kinh khác, cũng như các vấn đề về đường tiêu hóa và tim.

Cần lưu ý điều gì khi mang đa thai?

Khi được chẩn đoán mang đa thai thì mẹ bầu nên thực hiện theo đúng các biện pháp dưới đây để hạn chế tối đa những biến chứng, bao gồm như:

Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp: Mẹ bầu cần cung cấp nhiều dưỡng chất hơn gấp 2, ba lần để giảm nguy cơ suy dinh dưỡng cho cả trẻ sau sinh sau này. Chế độ dinh dưỡng cần được đa dạng đủ cả lượng và chất để cơ thể có đầy đủ dưỡng chất quan trọng như sắt, canxi, axit folic, Vitamin A…

Thường xuyên theo dõi và kiểm soát tình trạng sức khỏe của mẹ và bé. Nên thực hiện siêu âm đúng lịch để bác sĩ có thể  phát hiện sớm dị tật thai nhi, sớm phát hiện ra các biến chứng sản khoa để có hương can thiệp kịp thời.

Dành nhiều thời gian cho việc nghỉ ngơi, thư giãn, không nên làm việc quá sức để tránh được nguy cơ biến chứng thai kỳ.

Nên uống đầy đủ các loại thuốc, thực phẩm chức năng  mà bác sĩ đã kê đơn để hỗ trợ dinh dưỡng và các kích thích tố khác để đảm bảo kỳ sinh nở diễn ra thuận lợi, an toàn.

Hy vọng bài viết trên đây được chia sẻ đã giúp chị em hiểu rõ ở tình trạng mang Đa thai, từ đó biết cách điều trị cũng như phòng ngừa hiệu quả nhất. Tuy nhiên nhữn g thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.