Bệnh sỏi tuyến nước bọt
Sỏi tuyến nước bọt là một cấu trúc bị vôi hóa hình thành bên trong ống dẫn tuyến nước bọt. Bệnh này thường xuất hiện ở những người trung niên. Sau khi mắc bệnh, sỏi xuất hiện sẽ làm tác dòng chảy của nước bọt vào miệng và thường được gọi là sỏi ống nước bọt. Đây cũng là nguyên nhân dẫ đế làm tắc các ống dẫn nước bọt.
Thông thường, các tuyến dưới hàm nằm ở sàn miệng sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sỏi và ít bị ảnh hưởng hơn là tuyến mang tai, nằm bên trong má và những tuyến nằm dưới lưỡi. Nếu bạn bị đau miệng thường xuyên và bị các bệnh liên quan đến các tuyến dưới cằm, má và lưỡi thì bạn nên đến bác sĩ để được chẩn đoán chính xác. Có thể bạn đang bị bệnh sỏi tuyến nước bọt.
Bệnh tuyến nước bọt xảy ra do nguyên nhân chính là do một số chất thành phần có trong nước bọt như canxi phosphat và canxi cacbonat kết tinh thành sỏi. Thông thường các viên sỏi có kích thước dao động từ vài mm đến hơn 2 cm. Sau khi hình thành sỏi, chúng sẽ làm tắc ống dẫn nước bọt dẫn đến nước bọt bị tích tụ và bị sưng lên.
Bệnh sỏi tuyến nước bọt có thể do nhiều nguy cơ như sau:
Bệnh sỏi tuyến nước phần lớn xảy ra ở tuyến dưới hàm chiếm tới 60-90%, các tuyến mang tai từ 10-20 %. Khi sỏi bắt đầu hình thành sẽ không có bất kỳ triệu chứng nào cho đến khi chúng đạt được kích thước đủ lớn làm tắc ống, nước bọt chảy ngược lại vào tuyến, gây đau và sưng.
Bệnh sỏi tuyến nước bọt có triệu chưng chính là là đau ở mặt, miệng hoặc cổ, đặc biệt nhất là việc sẽ trở nên tồi tệ hơn trước hoặc trong bữa ăn. Đó là do tuyến nước bọt sản xuất nước bọt để tạo điều kiện cho quá trình ăn dẫn đến khi nước bọt không thể chảy qua một ống dẫn, nó chảy ngược lại và ở trong tuyến gây ra hiện tượng sưng và đau.
Các bệnh nhân cũng có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy đến cơ sở y tế để thăm khám và tham khảo ý kiến bác sĩ.
Điều trị bệnh sỏi tuyến nước bọt
Để chẩn đoán bệnh sỏi tuyến nước bọt các bác sĩ sẽ dùng các kỹ thuật y tế như sau:
Đầu tiên bác sĩ hoặc nha sĩ sẽ khám đầu và cổ để kiểm tra các tuyến nước bọt bị sưng và sỏi ống nước bọt. Và để chẩn đoán chính xác hơn, có thể tìm thấy, nhìn thấy các viên sỏi thì các bác sĩ sẽ thực hiện công việc chụp X-quang, siêu âm hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT) mặt.
Những phương pháp được dùng để điều trị bệnh sỏi tuyến nước bọt:
Phương pháp điều trị hữu hiệu nhất là loại bỏ sỏi, các bác sĩ hay nha sĩ có thể đề nghị bạn hút các giọt nước chanh không đường và uống nhiều nước. Mục đích của việc này là để gia tăng sản xuất nước bọt và đẩy sỏi ra khỏi ống dẫn. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể di chuyển sỏi bằng cách sử dụng nhiệt và nhẹ nhàng mát xa khu vực bị ảnh hưởng xung quanh.
Các bước bạn có thể làm ở nhà gồm:
Bạn có thể hạn chế diễn tiến bệnh này bằng cách áp dụng các biện pháp sau đây:
Thông qua bài viết các bạn đã biết được rất nhiều những thông tin hữu ích của bệnh sỏi tuyến nước bọt. Sức khỏe rất quan trọng vì vậy Trường Cao đẳng Y dược Sài Gòn hi vọng các bạn luôn luôn khỏe mạnh.
Hormone FSH là gì? Chỉ số như thế nào là bình thường?
Hormone FSH là một trong những hormone quan trọng đối với cơ thể người, đặc biệt ở người phụ nữ. Vậy Hormone FSH là gì? Xét nghiệm Hormone như thế...
Bệnh dịch hạch là gì? Bệnh dịch hạch lây qua đường nào?
Dịch hạch là một căn bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn gây ra và nếu không được phát hiện, điều trị sớm thì người bệnh có khả năng cao tử vong. Vậy có...
Sưng hạch bạch huyết có sao không ?
Hạch bạch huyết chứa các tế bào miễn dịch, giúp cơ thể tránh nhiễm trùng, loại hạch này và các tình trạng bệnh liên quan đến hạch bạch huyết. Vậy...
Bệnh Alzheimer là gì? Nguyên nhân, triệu chứng bệnh
Một trong những bệnh thường gặp gây ảnh hưởng tới cuộc sống cá nhân và gia đình người bệnh đó là bệnh Alzheimer. Vậy, bệnh này có những nguyên...
Viêm, sưng hạnh bạch huyết ở háng có gây nguy hiểm không?
Tại vùng bẹn hay háng có khoảng 15 hạch được chia thành 2 nhóm là nhóm hạch vùng nông và nhóm hạch vùng sâu. Nếu bạn bị sưng hạch ở khu vực này thì...