Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Thế nào là dậy thì muộn? Các phương pháp để điều trị dậy thì muộn?

Cập nhật: 22/02/2022 07:59 | Trần Thị Mai

Hiện nay ngày càng có nhiều trẻ em xuất hiện tình trạng dậy thì muộn. Đây cũng là vấn đề cần được quan tâm vì có thể là do các bệnh tật liên quan đến nhiễm sắc thể giới tính, sự phát triển không bình thường của các tuyến khác trong cơ thể. Bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây để nắm được thông tin về tình trạng dậy thì muộn.  

Thế nào là dậy thì muộn? Các phương pháp để điều trị dậy thì muộn?

Dậy thì muộn là gì? Nguyên nhân gây ra dậy thì  muộn

Khi cơ thể trẻ em bắt đầu phát triển hoàn thiện sẽ là đánh dấu quãng thời gian dậy thì. Dưới sự tác động của vùng dưới đồi và tuyến yên, tuyến sinh dục của trẻ bắt đầu tăng cường sản xuất các hormone sinh dục sẽ có tác dụn làm các đặc trưng giới tính của trẻ như ngực và buồng trứng ở bé gái, cơ bắp và tinh hoàn ở bé trai sẽ bắt đầu phát triển.

Dậy thì muộn là tình trạng tuổi dậy thì không bắt đầu vào thời điểm thông thường từ 7 – 13 ở nữ và từ 9 – 15 tuổi ở nam.  Có khi đến 13 -–14 tuổi với bé gái và 15 - 16 tuổi với bé trai mà vẫn chưa xuất hiện các dấu hiệu của tuổi dậy thì.

Ở bé trai và bé gái sẽ có các nguyên nhân gây ra dậy thì muộn khác nhau, cụ thể như:

Nguyên nhân gây dậy thì muộn ở bé gái

Do mắc các vấn đề về buồng trứng như suy buồng trứng sớm, thiếu hormone tuyến yên, cơ thể không thể sản sinh ra hormone tăng trưởng.

Cơ thể của bé gái trưởng thành muộn hơn so với bạn bè đồng trang lứa.

Có thể trong gia đình trẻ có cha hoặc mẹ nên sẽ di truyền.

Khi lượng mỡ trong cơ thể bị giảm đi do bé gái hay vận động hoặc những trẻ đang thực hiện chế độ giảm cân hay bị mắc chứng chán ăn có hàm lượng chất béo thường xuyên bị giảm so với khối lượng mỡ trong cơ thể.

Nguyên nhân gây dậy thì muộn ở bé trai

Do yếu tố di truyền: Có khoảng 70% các bé trai di truyền là do bố hoặc mẹ.

Bé trai mắc các bệnh lý mạn tính như viêm đại tràng, tuyến giáp, thiếu máu hồng cầu liềm hoặc xơ nang nên sẽ gây ra tình trạng dậy thì muộn.

Thiếu hụt lượng hormone để điều hòa tuyến sinh dục riêng biệt và biểu hiện ở tình trạng thiếu hormone luteinizing và hormone kích thích nang trứng.

Có khiếm khuyết ở tinh hoàn như tinh hoàn quá nhỏ hoặc đã từng trải qua phẫu thuật ở tinh hoàn, phẫu thuật điều trị ung thư… khiến cho bé trai dậy thì muộn.

Bên cạnh nguyên nhân ở trên còn có các yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ mắc dậy thì muộn ở trẻ như:

  • Chế độ ăn không đủ chất làm cho trẻ bị suy dinh dưỡng hoặc mắc các rối loạn ăn uống.
  • Xuất hiện các khối u hoặc chấn thương quá mức gây ảnh hưởng đến tuyến yên.
  • Mắc các hội chứng liên quan đến hormone.
  • Do các bệnh di truyền làm ảnh hưởng đến sự phát triển sinh dục.

Ngoài ra sẽ còn các yếu tố và nguyên nhân khác gây ra bệnh dậy thì muộn. Nếu người bệnh có thắc mắc hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết.

Các dấu hiệu để nhận biết chứng dậy thì muộn

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra dậy thì muộn thì sẽ có các triệu chứng nhận biết khác nhau, cụ thể như:

  • Với những bé gái: khi dậy thì muộn sẽ nhận thấy sự xấu hổ với bạn bè cùng tuổi và lo lắng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này.Có biểu hiện là ngực phát triển không đều vào tầm độ 13 tuổi, chu kỳ kinh nguyệt đến khoảng độ tuổi 16 mới bắt đầu.
  • Với những bé trai: tinh hoàn không phát triển to hơn mà ở khoảng độ 14 hoặc giai đoạn tăng trưởng sinh dục bị trì hoãn đến hơn 5 năm.

Sẽ có những triệu chứng của bệnh chưa được đề cập ở trên nên ngay khi người bệnh có các triệu chứng bất thường thì nên đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị đúng cách.

Nếu khi nhận thấy cơ thể trẻ có các dấu hiệu dưới đây thì phụ huynh cần đưa trẻ đi khám ngay, bao gồm:

  • Bé gái chưa có dấu hiệu phát triển của ngực khi 13 tuổi và sau 4 năm mà ngực chưa hoàn toàn phát triển, chưa có kinh nguyệt lần đầu khi 14 tuổi rưỡi.
  • Bé trai năm 14 tuổi chưa có dấu hiệu phát triển tinh hoàn mới. Tiếp đến 3 – 4 năm sau dậy thì nhưng bộ phận sinh dục và tinh hoàn chưa phát triển
day-thi-muon
Nên đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám về tình trạng dậy thì muộn

Dậy thì muộn có ảnh hưởng gì không?

Đối với bé gái, nếu dậy thì muộn sẽ gây ra các ảnh hưởng như:

  • Khi dậy thì muộn bé gái sẽ mắc tâm lý tự ti so với các bạn bè đồng trang lứa, có các triệu chứng của bệnh trầm cảm. Đồng thời cũng lo lắng về khả năng sinh sản cho tương lai.
  • Tuy nhiên việc dậy thì muộn sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản khi bé gái dậy thì và trưởng thành.

Đối với các bé trai, nếu dậy thì muộn sẽ gây ra các ảnh hưởng như:

  • Thể chất của bé trai sẽ bị ảnh hưởng do giai đoạn dậy thì sẽ là bước phát triển nhảy vọt nên bé trai dậy thì muộn sẽ có thể chất thấp hơn bạn bè đồng trang lứa.
  • Gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh sản của nam giới. Vì lúc này hệ thống nội tiết không kích hoạt quá trình phát triển của cơ quan sinh dục nam sẽ khiến dương vật bị nhỏ, tinh hoàn teo, điều này làm ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh và có thể dẫn đến vô sinh ở nam giới hoặc ảnh hưởng tới khả năng tổng hợp testosterone của tinh hoàn.
  • Dậy thì muộn cũng sẽ gây ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ.

Phương pháp điều trị dậy thì muộn

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định từng phương pháp điều trị phù hợp hơn như:

Phương pháp điều trị đối với bé gái

Bé gái dậy thì muộn do nguyên nhân về thể chất: cần sử dụng liệu pháp bổ sung estrogen trong khoảng từ 4 -–6 tháng để quá trình dậy thì có thể diễn ra sớm hơn.

Trường hợp dậy thì muộn do lượng mỡ cơ thể giảm: Lúc này các bậc phụ huynh cần xây dựng chế độ dinh dưỡng cân đối để trẻ tăng cân theo đúng yêu cầu, điều này giúp giai đoạn dậy thì diễn ra bình thường.

Trường hợp trẻ bị suy buồng trứng sớm hoặc thiếu hụt hormone thì cần: dùng thuốc estrogen dạng viên hoặc miếng dán dưới da với 2 lần/ tuần. Tiếp đến trong khoảng từ 12 – 18 tháng thì cần bổ sung hormone progestin và sau vài tháng sẽ dừng progestin 1 - 2 ngày. 

Phương pháp điều trị đối với bé trai

Dùng thuốc tiêm trong khoảng vài tháng, sau quá trình tiêm thuốc trẻ sẽ tăng chiều cao, tăng cân, kích thước dương vật tăng, lông mu phát triển.

Về phía phụ huynh thì cần thường xuyên theo dõi sức khỏe, thể chất, tinh thần của con. Đối với trẻ, khi có các dấu hiệu của dậy thì muộn, tốt nhất nên báo với phụ huynh để đi kiểm tra càng sớm càng tốt.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn đọc có thêm nhiều thông tin hữu ích về tình trạng dậy thì muộn. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Bạn đọc hãy thường xuyên theo dõi các bài viết khác kiến  thức y khoa khác cùng chuyên mục này.