Phổi tắc nghẽn mãn tính
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là gì?
Phổi tắc nghẽn mãn tính (bệnh COPD) là một trong những bệnh liên quan đến đường hô hấp gây khó thở do đường thở bị thu hẹp lại. Bệnh này có xu hướng tiến triển nặng hơn theo thời gian.
Vào năm 2012, tổng số người chết vì bệnh lên đến con số hơn 3 triệu người, tương đương với 6% trong tất cả các trường hợp tử vong trên toàn cầu trong năm. Bệnh này được chia thành 2 loại chính là:
- Viêm phế quản mãn tính: là tình trạng viêm lớp niêm mạc của các ống phế quản với biểu hiện là các lớp lót trong các ống phế quản của phổi sẽ bị sưng, đỏ và có chứa nhiều chất nhầy. Chính những chất nhầy đó đã làm hẹp đường thở của bạn.
- Khí phế thũng: gây tổn thương tới các túi khí hay còn được gọi là các phế nang, làm cho bạn khó thở dần. Khi phế nang bị hư hỏng hoàn toàn, quá trình thải CO2 và hấp thụ O2 của phổi sẽ trở nên vô cùng khó khăn và bạn sẽ ngày càng khó thở.
Những nguyên nhân gây bệnh
Phổi bao gồm các bộ phận là phế quản và phế nang và khí quản. Phổi hoạt động bằng cách khi bạn hít không khí vào từ đường mũi hoặc miệng, không khí sẽ đi từ khí quản thông qua các ống phế quản và đến phế nang sau đó đi vào máu và ngược lại là quá trình CO2 đi khỏi máu và phế nang. Nếu trong quá trình trao đổi khí có bất kỳ gián đoạn nào có thể khiến bạn thiếu khí O2, khó thở.
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính khiến các mô trong phổi bị tổn thương và gây ra hiện tượng tắc nghẹn đường thở. Những nguyên nhân dẫn đến bệnh có thể kể đến bao gồm:
- Những người thường xuyên hút thuốc lá hoặc gián tiếp hít khói thuốc từ những người khác lâu ngày. Nguyên nhân này chiến khoảng 80-90% các trường hợp mắc bệnh.
- Do khói hóa chất hoặc sương
- Do bụi, ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí.
- Do bị mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới thường xuyên lúc nhỏ.
Bệnh khiến cho bệnh nhân rất khó thở
Những người có nguy cơ mắc bệnh cao
- Những người đang ở trong độ tuổi 65 -74 tuổi.
- Những người có trình độ học vấn thấp.
- Những người có cuộc sống gia đình không hạnh phúc.
- Những người có thu nhập thấp.
- Những người đã tứng hút thuốc.
- Những người đã từng bị mắc bệnh hen.
Dấu hiệu, triệu chứng của bệnh
Những triệu chứng thường gặp của bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính:
- Có biểu hiện ho kéo dài, có đàm màu trắng, vàng xám hoặc màu xanh lá cây, thỉnh thoảng có thêm vệt máu.
- Bạn thường xuyên bị mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp: cúm, cảm lạnh,…
- Bạn cảm thấy khó thở, nhất là lúc làm việc gắng sức.
- Có cảm giác đau thắt ở ngực, thở khò khè.
- Cơ thể mệt mỏi, sốt và luôn cảm thấy bị ớn lạnh.
Khi bệnh nặng bạn sẽ có những biểu hiện nghiêm trong như sau:
- Bạn có thể cảm thấy khó thở đến mức không thể nói chuyện được.
- Thấy môi hoặc móng của bạn chuyển sang màu xanh hoặc màu xám. Đây là dấu hiệu cho thấy nồng độ oxy trong máu đang ở mức thấp.
- Bạn hay bị rơi vào trạng thái lơ mơ.
- Nhịp tim nhanh.
- Các triệu chứng ngày càng nặng mặc dù đã được điều trị.
Khi bị mắc bệnh tắc nghẹn phổi mãn tính, có thể lúc bệnh mới hình thành, bạn không có bất kỳ biểu hiện nào nhưng theo thời gian, bệnh bắt đầu nặng hơn và có những triệu chứng từ nhẹ cho đến nặng. Bệnh này có thể phát triển trong nhiều năm ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vì vậy, nếu bạn có bất kỳ biểu hiện nào của bệnh thì hãy đến bệnh viện thăm khám ngay để có biện pháp điều trị kịp thời và đúng đắn nhất.
Bệnh có thể phát triển nặng hơn và có thể có những biến chứng như sau:
- Mắc bệnh về tim: có thể gây nhịp tim bất thường, rối loạn nhịp tim và suy tim.
- Bệnh cao huyết áp: gây ra áp suất cao trong mạch máu nuôi phổi hay còn được gọi là bệnh tăng áp phổi.
- Bệnh nhiếm trùng đường hô hấp: bạn sẽ thường xuyên mắc các bệnh cảm cúm, viêm phổi…
Cách điều trị bệnh hiệu quả nhất
Những kỹ thuật y tế được sử dụng để xác định bệnh:
- Xét nghiệm chức năng phổi: đo lường lượng không khí vào và ra khỏi phổi, xem có hiện tượng khó thở và phổi có cung cấp đủ oxy cho cơ không.
- Đo hô hấp kế: kiểm tra khả năng, tốc độ thở.
- Chụp X-quang hoặc CT scan ngực để xác định dấu hiệu của bệnh.
- Khí máu động mạch là việc xét ngiệm máu đo lường mức độ oxy trong máu để đánh giá mức độ nặng nhẹ của bệnh.
Những phương pháp điều trị bệnh hiệu quả nhất:
- Thực hiện điều trị các triệu chứng, làm giảm các triệu chứng bệnh làm chậm sự tiến triển của bệnh.
- Ngăn ngừa và điều trị các biến chưng của bệnh.
- Sử dụng thuốc: thuốc giãn phế quản giúp việc thở dẽ dàng hơn, và kếp hợp với cortisteroid dạng hít để giảm viêm ở phổi.
- Tiêm vắc xin để ngăn ngừa bệnh cúm, thuốc chủng ngừa phế cầu và liệu pháp oxy.
- Phẫu thuật dùng để điều trị những trường hợp nặng, đặc biệt nghiêm trọng. Phương pháp này thường được sử dụng với những loại khí phế thũng: cắt túi khí, giảm thể tích phổi và ghép phổi là một phương pháp điều trị cho những người bị mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính rất nặng.
- Một số mục tiêu của Tổ chức Y tế thế giới để ngăn chặn bệnh:
+ Nâng cao ý thức toàn cầu.
+ Tạo ra môi trường sống xanh, sạch hơn.
+ Ngăn ngừa những yếu tố là nguyên nhân gây bệnh: thuốc lá, chế độ ăn uống, ít vận động.
Những chế độ sinh hoạt phù hợp khi mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính:
- Không được tiếp tục sử dụng những chất kích thích đặc biệt là thuốc lá.
- Có ý thức trong việc đi khám chữa bệnh định kỳ.
- Làm giảm các triệu chứng bệnh bằng cách thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, thường xuyên tập thể dục thể thao,…
- Trong trường hợp bạn bị mắc bệnh nặng thì cần phải có sự chuẩn bị bằng việc lưu số điện thoại của người thân để gọi lúc cần, nếu có bất kỳ triệu chứng nào xấu đi phải đến bác sĩ thăm khám để có điều hướng điều trị mới phù hợp hơn.
Trên đây là những thông tin hữu ích về bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính được Trường Cao đẳng y dược tổng hợp cung cấp. Nếu bạn có những triệu chứng giống như đã nêu ở trên hãy đến thăm khám bác sĩ ngay để được chữa trị kịp thời tránh để bệnh ngày càng trở nặng.