Cơ hoành sẽ được hình thành ở thai nhi từ tuần thứ 8 - 10 trong quá trình mang thai. Cơ hoành có cấu trúc cân cơ có hình vòm ngăn cách giữa ổ bụng và lồng ngực. Khi cơ hoành không được hoàn thiện sẽ hình thành lên các khe hở gây ra tình trạng không được ngăn cách hoàn toàn và các tạng trong ổ cụng như dạ dày, lách, gan, ruột đi lên lồng ngực qua khe hở của cơ hoành và gây ra bệnh thoát vị hành.
Mặc dù bệnh thoát vị hoành bẩm sinh chưa gây ra những hiện tượng trong giai đoạn thai kỳ và được biểu hiện rõ các mặt hô hấp, khó thở sau khi sinh khoảng vài giờ ở mức độ nhẹ hoặc nặng.
Hiện chưa xác định được nguyên nhân gây ra bệnh thoát vị hành ở trẻ em. Có trường hợp bệnh sẽ gặp do dạng dị tật hoặc cũng có thể xuất hiện các dị tật khác như dị tật ở tim, gan, phổi, thận.
Một số các yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh thoát vị hành ở trẻ em như:
- Do khu vực cơ hoành bị tổn thương.
- Khi trẻ sinh ra với khe hở lớn bất thường ở dạ dày.
- Áp lực liên tục vào các cơ bắp xung quanh như khi ho, nôn mửa, căng thẳng trong thời gian đi cầu hoặc nâng vật quá nặng trong thời gian dài.
- Bệnh thoát vị hoành có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào, tuy nhiên phụ nữ thừa cân và những người trên 50 tuổi sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Ngoài ra sẽ còn có những nguyên nhân và yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh thoát vị hoành ở trẻ em mà chưa được liệt kê ở trên. Nếu bạn đọc thắc mắc hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết.
Các triệu chứng nhận biết bệnh thoát vị hoành ở trẻ em
Đến khi trẻ được sinh ra sẽ nhận thấy các triệu chứng thoát vị hoành ở trẻ em được biểu hiện ra bao gồm:
- Thấy trẻ thở gắng sức, khó thở, sau khi sinh bị tím tái, xuất hiện các dấu hiệu suy hô hấp sớm.
- Khi phần lớn ống tiêu hóa lên trên ngực sẽ nhận thấy bụng trẻ có dấu hiệu bất thường.
- Tim lệch phải và nghe phổi có các tiếng bất thường, tuy nhiên khi khám trẻ phát hiện ra.
- Có cảm giác buồn nôn hoặc nôn mửa, bí đại tiện hoặc trung tiện.
- Bị khó chịu ở thực quản kèm theo những triệu chứng như ợ nóng, khó nuốt, ợ chua, đầy hơi.
Các triệu chứng của bệnh thoát vị hoành ở trẻ em sẽ dễ bị nhầm lẫn với những cơn đau tim, do đó phụ huynh nên chú ý theo dõi sức khỏe của trẻ. Ngay khi nhận thấy trẻ có các bất thường gì thì nên đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị đúng cách, kịp thời.
Danh mục về triệu chứng nhận biết bệnh thoát vị hoành ở trẻ em chưa được liệt kê đầy đủ, do đó hãy xem xét sức khỏe của trẻ, nếu có bất cứ thắc mắc gì phụ huynh hãy hỏi trực tiếp bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chính xác, kịp thời.
Kỹ thuật chẩn đoán bệnh thoát vị hoành ở trẻ em
Trong suốt quá trình mang thai thai nhi có thể được phát hiện thoát vị hoành ở trẻ em bằng cách siêu âm bào thai để phát hiện hình ảnh đa ối, những tạng xuất hiện trong ngực và ít thấy được lỗ thoát vị.
Chính vì vậy khi phát hiện những bất thường nên cần kiểm tra những bất thường bẩm sinh.
Đặc biệt khi sinh ra trẻ sơ sinh có những dấu hiệu như khó thở, suy hô hấp, tím tái thì cần thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán bệnh để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Một số các kỹ thuật dùng trong chẩn đoán bệnh thoát vị hoành ở trẻ em như:
Khám lâm sàng bằng cách nghe tim phổi của trẻ em ngay khi trẻ khóc bé, khó thở nhẹ, bụng trẻ phẳng bất thường…
Chẩn đoán hình ảnh bằng các phương pháp như Chụp X-quang, siêu âm, chụp cắt lớp: Từ đó phát hiện được những tạng ở trong ổ bụng lên lồng ngực, khí quản, phổi bị chèn ép. Đồng thời xác định vị trí thoát vị và kích thước lỗ thoát vị.
Phương pháp điều trị thoát vị hoành ở trẻ em
Theo kết quả chẩn đoán bệnh bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị bệnh thoát vị hoành ở trẻ em để thực hiện cách chủ động, tích cực như:
- Phương pháp đặt nội khí quản, thở máy: Để giúp cải thiện nhanh chóng các vấn đề khó khăn về hô hấp của trẻ. Tuy nhiên không hỗ trợ hô hấp của trẻ bằng bóp bóng qua mặt nạ gây ra tình trạng trẻ xấu hơn, đặc biệt khí hô hấp tràn vào các tạng như dạ dày, ruột làm chèn ép lên phổi sẽ khiến cho tình trạng của trẻ trở lên nghiêm trọng hơn.
- Đặt Catheter hỗ trợ điều trị và theo dõi tình trạng của trẻ.
- Phẫu thuật: Trong trường hợp cần đưa toàn bộ các tạng nằm sai chỗ về vị trí ban đầu và đóng lỗ hở cơ hoành thì sẽ cần được chỉ định dùng phương pháp phẫu thuật. Mặc dù vậy việc phẫu thuật cần được thực hiện khi tình trạng của trẻ để tốt hơn cho thời gian hồi sức sau phẫu thuật.
- Khi kết thúc thời gian phẫu thuật trẻ sẽ được chăm sóc tích cực và nên thở máy đến khi tình trạng được ổn định hơn.
Chăm sóc trẻ sau phẫu thuật thoát vị hoành
Sau quá trình phẫu thuật trẻ em sẽ cần được chăm sóc tích cực theo những phương pháp như:
- Có nhiều trẻ sẽ mắc các bệnh lý về đường hô hấp như bệnh phổi, lồng ngực biến dạng hoặc chức năng hô hấp của cơ hoành cũng bị giảm sút hơn. Nên sẽ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng phù hợp với trẻ nhỏ. Đồng thời tiến hành điều trị triệt để các bệnh mà trẻ mắc phải.
- Trẻ cần được theo dõi một cách sát sao đồng thời đi khám lại định kỳ thường xuyên theo lịch của bác sĩ để có thể phát hiện các vấn đề bất thường và can thiệp sớm để trẻ phát triển tốt nhất.
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp chị em hiểu rõ bệnh thoát vị hoành ở trẻ em, từ đó biết cách điều trị cũng như phòng ngừa hiệu quả nhất. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.