Trong một vài tuần kể từ khi bắt đầu điều trị bệnh lao, cảm giác thèm ăn của người bệnh sẽ tăng lên và trở lại bình thường. Những người mắc bệnh lao nên đặt mục tiêu có ba bữa ăn và ba bữa ăn nhẹ mỗi ngày để tăng lượng thức ăn đảm bảo.
Thực hiện chế độ ăn uống cân bằng lành mạnh
Người bệnh lao phổi nên ăn gì? Bệnh nhân lao màng phổi nên có một chế độ ăn uống cân bằng lành mạnh. Chế độ này được xây dựng từ bốn nhóm thực phẩm cơ bản. Đó là nhóm thực phẩm sau:
- Ngũ cốc, kê
- Rau củ và trái cây
- Sữa và các sản phẩm từ sữa, thịt, trứng và cá
- Dầu, chất béo và các loại hạt và dầu hạt.
Để hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân lao màng phổi, bạn cần được cung cấp đầy đủ bốn nhóm thực phẩm này trong các bữa ăn. Tuy nhiên, không phải trong bữa ăn nào bạn cũng cần ăn tất cả các nhóm thực phẩm đó mà nên phân bổ ra đều các bữa. Điều quan trọng nhất đó là bạn cần đảm bảo cung cấp đủ bốn nhóm thực phẩm trên cho cơ thể. Bạn có thể tìm hiểu các thông tin chi tiết hơn để xây dựng thực đơn, chẳng hạn như bệnh lao phổi nên ăn quả gì, nên ăn loại rau củ nào đảm bảo cho sức khỏe,…
Chế độ ăn cho người bệnh lao màng phổi cần đủ 4 nhóm thực phẩm
Bổ sung các loại thực phẩm và dinh dưỡng thiết yếu
Ngoài ra, bệnh nhân lao màng phổi cần bổ sung các loại thực phẩm và dinh dưỡng thiết yếu. Những chất dinh dưỡng rất cần thiết cho cơ thể hoạt động. Sáu chất dinh dưỡng thiết yếu bao gồm protein, chất béo, carbohydrate, vitamin, khoáng chất và nước
Những chất dinh dưỡng người bệnh lao màng phổi nên ăn đó là:
- Nhóm thực phẩm giàu năng lượng cung cấp carbohydrate và chất béo thực phẩm này sẽ bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, kê, dầu thực vật, bơ cũng như các loại hạt dễ kiếm, hạt dầu và đường
- Nhóm thực phẩm xây dựng cơ thể cung cấp Protein có trong các loại hạt và một số hạt có dầu, sữa và sản phẩm sữa cũng như thịt, cá, gia cầm, thịt đỏ.
- Nhóm thực phẩm bảo vệ cung cấp vitamin và khoáng chất: bao gồm trứng, sữa và các sản phẩm sữa và thực phẩm thịt, các loại rau lá xanh, các loại rau và trái cây khác.
Người bị lao phổi cần cố gắng để tăng hàm lượng năng lượng và protein của thực phẩm trong bữa ăn và đồ ăn nhẹ mà không làm tăng khối lượng bữa ăn. Ví dụ như bạn có thể thêm dầu hoặc bơ gạo để làm tăng hàm lượng năng lượng của chế độ ăn kiêng.
Người mắc bệnh lao cũng cần ăn thêm nhiều loại thực phẩm từ các nhóm khác nhau theo lời khuyên của bác sĩ chuyên môn.
Dầu và chất béo là cung cấp nguồn năng lượng chính cho cơ thể nên bạn có thể sử dụng dầu đậu nành hay dầu dừa để làm ra các món ăn thay đổi khẩu phần ăn hàng ngày. Các loại hạt như hạt lạc là nguồn năng lượng và protein dồi dào và có thể được dùng làm đồ ăn nhẹ ở dạng chiên hoặc rang. Các loại hạt xay tương đương về mặt dinh dưỡng với các loại hạt đắt tiền hơn như hạnh nhân, hạt điều đều có hàm lượng dinh dưỡng cao.
Protein bạn có thể dễ dàng tìm thấy có trong nguồn gốc động vật như sữa, trứng, thịt và cá hoặc có nguồn gốc thực vật như ở thành phần ngũ cốc. Nên việc chúng ta sử dụng sữa và các sản phẩm sữa hàng ngày cũng có lợi cho bệnh nhân lao màng phổi. Sử dụng trứng hàng ngày có thể mang lại lợi ích tương tự như thịt và cá với chi phí thấp hơn.
Với người bệnh lao màng phổi, rau và trái cây là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất quan trọng và nên là một phần của chế độ ăn uống hàng ngày. Bạn cũng nên ăn nhiều trái cây.
>>>Xem ngay: Bệnh lao phổi có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?
Rau xanh và trái cây tốt cho bệnh nhân lao màng phổi
Tăng cường các loại vitamin A, C và E vì người bị bệnh lao phổi thường bị thiếu hụt các loại vitamin này. Những thực phẩm giàu vitamin A, C, E có trong các loại quả chín như cam, xoài, cà chua, cà rốt, các loại rau màu xanh đậm.
Bổ sung thực phẩm giàu kẽm có trong hến, sò, lòng đỏ trứng gà, đậu hà lan, củ cải, đậu tương...Khi dùng thuốc thì cơ thể người bệnh lao phổi thường bị thiếu hụt kẽm, khiến bệnh nhân lao phổi ăn không ngon, chán ăn và hệ miễn dịch bị suy giảm.
Tăng cường thực phẩm nhiều vitamin K
Người bệnh lao phổi có khả năng tổng hợp vitamin K thấp khiến quá trình đông máu khó khăn, máu khó đông, thiếu vitamin K sẽ làm tăng thêm nguy cơ xuất huyết. Hệ miễn dịch suy giảm, chán ăn, hấp thu thức ăn kém nên cần tăng cường vitamin K. Thực phẩm nhiều vitamin K có trong thực phẩm như rau xanh, gan động vật, dầu thực vật chính là câu trả lời cho câu hỏi người bệnh lao phổi nên ăn gì?
Thực phẩm nhiều vitamin K có trong các loại rau màu xanh đậm, gan động vật,… là câu trả lời cho người bị bệnh lao phổi nên ăn gì.
Bệnh lao phổi không nên ăn gì?
Trên đây là những loại thực phẩm mà bệnh nhân lao màng phổi nên ăn. Vậy khi mắc bệnh lao phổi không nên ăn gì?
BS Nguyễn Mạnh Hùng, giảng viên khoa dược, Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, khi bị lao phổi không phải kiêng cữ nhiều thức ăn trừ những bệnh nhân bị dị ứng mề đay mỗi khi ăn. Bệnh nhân nên ăn uống đủ chất bổ dưỡng để chống lại bệnh tật.
Người bệnh lao phổi nên tránh sử dụng những loại sau:
- Tuyệt đối không được uống rượu mạnh, cà phê, hay trà đặc dưới mọi hình thức, vì rượu làm tăng nguy cơ ngộ độc thuốc, làm cho người bệnh ngày càng mệt mỏi, sốt kéo dài, ra mồ hôi trộm và bị rối loạn hệ thần kinh.
- Đồ uống có ga không nên sử dụng vì dễ gây rối loạn giấc ngủ, không tốt cho hệ tiêu hóa vì trong đồ uống có ga không có chứa bất kỳ giá trị dinh dưỡng nào.
- Sử dụng quá nhiều trà và cà phê, hoặc uống với thức ăn
- Thuốc lá và sản phẩm thuốc lá cần cấm tuyệt đối vì dễ gây ho lao và dẫn tới ung thư phổi.
- Dùng quá nhiều gia vị và muối.
- Người bệnh lao màng phổi không nên ăn nhiều rau chân vịt vì loại rau này chứa nhiều axit oxalic, sau khi nạp vào cơ thể sẽ kết hợp với canxi tạo thành axit oxalic canxi không hòa tan gây ra tình trạng thiếu canxi, khiến cho người bệnh lâu hồi phục được sức khỏe hơn.
- Kiêng ăn mộc nhĩ vì thành phần trong mộc nhĩ sẽ khiến người lao ohoori đông máu chậm hơn
- Không ăn đồ cay nóng có kích thích như gừng, ớt, bột hạt cải để tình trạng bị ho và dẫn đến khạc đờm ra máu.
Trên đây là những thông tin về người bệnh lao phổi nên ăn gì và kiêng ăn gì, các bạn có thể tham khảo và chuẩn bị cho mình một chế độ ăn uống hợp lý nhất giúp sức khỏe nhanh chóng phục hồi.
Một người mắc bệnh lao thường có chế độ ăn uống như bình thường. Bạn có thể có thay đổi khẩu phần ăn nhằm tăng lượng thức ăn. Những người mắc bệnh lao thường có cảm giác ngon miệng trong giai đoạn đầu của quá trình điều trị, nhưng ăn nhiều loại thực phẩm thường xuyên sẽ hữu ích hơn cho người bệnh.