Vàng mắt là gì?
Vàng mắt xuất hiện nếu bạn mắc hội chứng vàng da niêm. Chứng vàng da niêm này sẽ xảy ra khi các thành phần vận chuyển oxy trong máu và được gọi là hemoglobin, phân hủy thành bilirubin và từ đó cơ thể không loại bỏ được những chất này.
Khi bilirubin di chuyển đến gan và chuyển thành bilirubin liên hợp. Từ gan thì sẽ di chuyển đến các ống mật nhỏ và thực hiện sản xuất dịch mật cuối cùng sẽ được thải ra bên ngoài cơ thể chủ yếu qua phân.
Có những trường hợp sẽ xảy ra tình trạng rối loạn chuyển hóa khiến cho bilirubin sẽ không thể thải qua gan mà sẽ gây tích tụ trong máu gây ra vàng mắt. Bên cạnh đó tình trạng tích tục bilirubin có thể tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm.
Nguyên nhân nào dẫn đến vàng mắt
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến xuất hiện các triệu chứng của bệnh vàng mắt, cụ thể như:
Rối loạn chức năng gan
Trong cơ thể con người gan là bộ phận quan trọng nhất và thực hiện nhiệm vụ quan trọng trong đó có cả việc tiêu hủy tế bào hồng cầu. Do đó nếu quá trình tiêu hủy tế bào hồng cầu ở gan và sẽ gặp phải những bất thường thì sẽ làm tăng nồng độ bilirubin trong máu và dẫn đến tình trạng vàng mắt.
Các nhóm bệnh liên quan đến tế bào gan bao gồm:
Viêm gan cấp do virus, vi khuẩn, thuốc hoặc bệnh tự miễn khiến tế bào gan bị tổn thương.
Xơ gan là do mô sẹo thay thế mô gan lành và diễn ra trong suốt một thời gian dài làm ảnh hưởng đến chức năng gan nên sẽ khó để nhận biết. Nguyên nhân gây ra chủ yếu là xơ gan và viêm gan B, C mạn tính, nghiện rượu hoặc viêm gan tự miễn, béo phì.
Ung thư di căn vào gan.
Rối loạn chức năng mật
Các rối loạn chức năng mật như bệnh sỏi mật, có khối u ung thư đường mật hoặc có thể là khối u ở bên ngoài gây ra chèn ép đường mật… điều này dẫn đến những rối loạn chức năng mật và xuất hiện triệu chứng vàng mắt. Bên cạnh dấu hiệu vàng mắt thì có thể người bệnh sẽ bị sốt, ớn lạnh, tụt cân...
Rối loạn chức năng tụy
Trường hợp bị rối loạn chức năng tụy ít gặp hơn so với rối loạn chức năng mật và gan. Tụy gặp phải các vấn đề làm cho ống tụy bị tắc nghẽn thì mật cũng sẽ dẫn đến tình trạng dẫn lưu kém do ống tụy và mật nối với nhau hoặc bị ung thư tụy.
Mắc một số các bệnh lý khác
Có những bệnh lý khác có thể gây ra hiện tượng vàng mắt như bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm, bệnh thiếu máu huyết tán, bệnh gan nhiễm mỡ.
Do di truyền
Mắc một số bệnh lý di truyền liên quan đến vàng mắt, bệnh thừa sắt khiến cho lượng sắt dư thưa f trong gan và làm rối loạn chức năng gan, bệnh Porphyria khiến cơ thể tích tụ quá nhiều Porphyria hay bệnh Wilson khiến đồng tích tụ trong gan cũng là những nguy cơ gây ra vàng mắt.
Trong quá trình truyền máu
Nếu việc truyền máu không đúng với chỉ định để nâng cao hiệu quả điều trị thì sẽ khiến cho cơ thể có những phản ứng miễn dịch, như vậy sẽ vô tình phá hủy đi hồng cầu mới làm cho lượng bilirubin tăng cao và gây vàng mắt.
Lạm dụng hoặc sử dụng sai cách các loại thuốc
Quá trình cần phải sử dụng trong điều trị, tuy nhiên người bệnh dùng sai cách hoặc quá lạm dụng có thể dẫn đến tình trạng vàng mắt như: thuốc Acetaminophen, Penicillin, thuốc tránh thai, Chlorpromazine...
Tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị bệnh có thể gây trở ngại trong quá trình chuyển hóa trong tế bào gan và đường mật của quá trình tạo, bài tiết mật qua đường ruột cũng có thể gây nên triệu chứng vàng da do các thành phần của mật có bilirubin bị ứ lại trong cơ thể.
Kỹ thuật chẩn đoán tình trạng vàng mắt
Ngay khi xuất hiện các triệu chứng vàng mắt thì đây là cảnh báo tình trạng sức khỏe đang gặp vấn đề do đó khi nhận thấy cơ thể mắc các dấu hiệu như: có vết thâm tím, da vàng, vàng mắt, đau âm ỉ vùng bụng, niêm mạc lưỡi vàng, nước tiểu vàng… thì người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám lâm sáng, theo đó thực hiện các xét nghiệm máu, siêu âm gan, điện di Hb, xét nghiệm sinh hóa máu... để được chẩn đoán chính xác từ đó điều trị đúng cách, kịp thời.
Tùy vào mỗi trường hợp, các bác sĩ sẽ chỉ định một hoặc nhiều loại xét nghiệm kết hợp cần thiết. Người bệnh cần tuân thủ đúng theo những chỉ định đó.
Phương pháp điều trị vàng mắt
Đa phần các trường hợp điều trị vàng mắt sẽ tập trung vào điều trị những bệnh lý nền. Căn cứ vào kết quả xét nghiệm và các triệu chứng, tiền sử, tình trạng sức khỏe thì người bệnh sẽ được chỉ định điều trị những phương pháp phù hợp.
Trường hợp người bệnh bị vàng mắt do nguyên nhân nhiễm trùng như viêm gan C, sốt rét thì sẽ được chỉ định dùng thuốc kháng sinh, kháng nấm hoặc kháng virus.
Trường hợp bị vàng mắt do sử dụng quá nhiều rượu, ma túy thì cần tránh xa và cai nghiện các chất này để quá trình hồi phục nhanh hơn.
Bên cạnh đó thì chế độ ăn cũng có vai trò rất quan trọng vì gan xử lý và biến đổi hầu hết những chất dinh dưỡng đã tiêu hóa và hoạt động nhiều hơn khi thức ăn khó tiêu. Đồng thời người mắc bệnh vàng da cần duy trì đủ nước và Để đạt kết quả tốt và nhanh hơn, bạn nên kết hợp dùng những sản phẩm bổ mắt có chứa các dưỡng chất như Beta caroten, Alpha lipoic acid, Lutein, Kẽm, Vitamin C, Vitamin B2, Omega 3 có trong những loại thức ăn trái cây, rau củ, protein nạc, ngũ cốc nguyên cám, các loại hạt và quả đậu/
Trong một số trường hợp, có thể cần phẫu thuật để điều chỉnh yếu tố góp phần gây ra, chẳng hạn như ống mật bị tắc.
Ngoài ra thì người bị vàng mắt nên:
- Tránh xa thuốc lá: không hút thuốc và không lại gần môi trường nhiều khói thuốc lá.
- Đeo kính râm, kính bảo hộ để bảo vệ mắt khỏi tia cực tím; tia bức xạ từ máy tính, điện thoại, xạ trị, lò hàn; gió bụi…
- Tránh nhìn gần màn hình thiết bị điện tử, khoảng cách tối thiểu là 30 cm.
- Chớp mắt thường xuyên để mắt luôn được bảo vệ và không phải điều tiết nhiều.
- Tránh thức khuya quá 11 giờ đêm, ngủ đủ giấc.
- Cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi, tránh căng thẳng, stress.
Trên đây là những thông tin cần thiết về tình trạng vàng mắt, từ đó bệnh nhân cần nắm rõ để xác định được bước đầu những biểu hiện, tác động của bệnh tới sức khỏe và vận động hàng ngày. Tuy nhiên những thông tin ở trên chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.