Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Trẻ bị hội chứng Asperger: Cách nhận biết, chẩn đoán và điều trị như thế nào?

Cập nhật: 04/04/2022 05:15 | Trần Thị Mai

Hội chứng Asperger là gì? Cách nhận biết hội chứng Asperger ra sao? Có phương pháp nào để chẩn đoán và điều trị hội chứng không?... Bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn những  thông tin về hội chứng Asperger.  

Trẻ bị hội chứng Asperger: Cách nhận biết, chẩn đoán và điều trị như thế nào?

Hội chứng Asperger là gì? Nguyên nhân gây ra bệnh?

Hội chứng Asperger là một dạng của bệnh tự kỷ và thường được coi là đoạn cuối trong phổ tự kỷ chức năng cao. Trẻ em và người lớn bị ảnh hưởng thường gặp khó khăn với các tương tác xã hội và biểu hiện mối quan tâm với phạm vi giới hạn và hoặc có các hành vi lặp đi lặp lại.

Hiện nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây ra Hội chứng Asperger, tuy nhiên bệnh có thể là do kết hợp của các yếu tố di truyền và môi trường dẫn đến các thay đổi trong sự phát triển của não.

- Di truyền là xu hướng điển hình của Hội chứng Asperger.

- Yếu tố môi trường sớm trong thai kỳ cũng trở thành tác động dẫn đến hội chứng này, một số nhà nghiên cứu đã đề xuất ra. Một số vấn đề nhất định khi mang thai có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh như:

  • Trẻ sinh ra từ bố mẹ đã cao tuổi.
  • Tử cung có tiếp xúc với hóa chất hoặc thuốc trừ sâu.
  • Có các biến chứng khi sinh.
  • Tử cung tiếp xúc với các chất ô nhiễm không khí.
  • Phụ nữ mang thai có tình trạng sức khỏe khác như mắc động kinh hoặc xơ cứng củ, hội chứng Tourette.
  • Trẻ bị sinh non trước 26 tuần.
  • Biến chứng sau khi sinh.
  • Trong quá trình mang thai, phụ nữ bị nhiễm virus.

Do yếu tố bất thường não có thể được liên kết với Asperger. Khi đó công nghệ hình ảnh não tiên tiến đã xác định sự khác biệt về cấu trúc và chức năng các vùng cụ thể của não giữa những người mắc asperger so với người bình thường.

Ngoài ra sẽ còn có các yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ mắc Hội chứng Asperger. Bạn đọc có thắc mắc hãy hỏi thêm ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết hơn.

Triệu chứng Hội chứng Asperger

Các hành vi dưới đây thường liên quan đến Hội chứng Asperger vì người bệnh thường có triệu chứng sớm ở những năm đầu đời, cụ thể như:

  • Trẻ không có các hành vi hoặc giao tiếp xã hội rõ ràng với những người khác (không nhân ra ai đó, không xuất hiện biểu cảm trên khuôn mặt…)
  • Bố hoặc mẹ sẽ nhận thấy trẻ không giao tiếp với người thân bằng mắt.
  • Hội chứng Asperger không thích sự thay đổi trẻ có thể ăn cùng một loại thức ăn cho bữa sáng mỗi ngày hoặc sẽ khó khăn di chuyển từ lớp này sang lớp khác trong ngày học.
  • Nhận thấy được vẻ lúng túng của con trong những tình huống xã hội và không biết làm gì hoặc nói gì.
  • Trẻ rất ít khi thể hiện cảm xúc. Không vui vẻ, không cười khi trò đùa…
  • Khi nói về vấn đề mà trẻ quan tâm thì có thể dành nhiều thời gian để nói về bản thân hoặc thậm chí là không nói gì, trẻ có thể lặp lại rất nhiều lần.

Khi nhận thấy các Hội chứng Asperger ở trên xuất hiện với trẻ thì tốt nhất các bố mẹ nên đưa con đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được điều trị kịp thời, chính xác hạn chế biến chứng xảy ra.

Mỗi trẻ sẽ có dấu hiệu nhận biết bệnh khác nhau vì còn tùy thuộc vào mức độ phát triển của bệnh do đó cha mẹ nên thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe của con.

Biến chứng Hội chứng Asperger

Khi xảy ra Hội chứng Asperger trẻ có thể nhận thấy các khó khăn  về chức năng khác hoặc những biến chứng có thể phát sinh  từ các hành vi lặp đi lặp lại của người bệnh, cụ thể như:

Gặp khó khăn về cảm giác: trẻ có thể thay đổi độ nhạy cảm giác từ các giác quan của  họ có thể bị phát triển quá mức hoặc kém phát triển. Dấu hiệu nhận biết của biến chứng này là nhạy cảm với tiếng ồn, ánh sáng, mùi nồng nặc…

Trẻ nhỏ bị asperger thường có hoạt động bình thường. Khi trưởng thành họ có thể phát triển lo lắng hoặc trầm cảm:

  • Mắc rối loạn tăng động giảm chú ý.
  • Rối loạn lo âu hoặc rối loạn ám ảnh cưỡng chế.
  • Trầm cảm đặc biệt khi lớn tuổi.
  • Rối loạn như hội chứng Tourette.
hoi-chung-Asperger
Việc điều trị hội chứng Asperger của trẻ cần được thực hiện theo đúng chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa

Các phương pháp chẩn đoán và điều trị Hội chứng Asperger

Chẩn đoán hội chứng Asperger

Hiện tại chưa có một xét nghiệm duy nhất nào để nhận biết trẻ có mắc Hội chứng Asperger hay không. Do đó tốt nhất nếu bố mẹ nhận thấy trẻ có dấu hiệu chậm phát triển hoặc những khó khăn về hành vi thì nên thông báo cho bác sĩ chuyên khoa. Từ đó bác sĩ sẽ đánh giá trẻ qua lĩnh vực như:

  • Kỹ năng vận động và phối hợp.
  • Theo dõi biểu cảm nét mặt khi nói chuyện.
  • Sự phát triển ngôn ngữ.
  • Qua các tình huống giao tiếp xã hội cơ bản.
  • Thái độ đối với sự thay đổi.

Phương pháp điều trị Hội chứng Asperger

Căn cứ vào các đánh giá ở trên bác sĩ sẽ tiến hành một vài phương pháp khác nhau để tìm cách điều trị phù hợp cho từng trẻ.

Cụ thể các phương pháp điều trị có thể xảy ra bao gồm:

  • Dùng ngôn ngữ trị liệu: Chính cách này sẽ giúp cải thiện những kỹ năng giao tiếp của trẻ. Từ đó trẻ sẽ học cách nói chuyện bình thường với những biểu cảm lên xuống chứ không đơn giản chỉ là một tông theo cách nói thông thường. Ngôn ngữ trị liệu cũng sẽ giúp trẻ học cách để theo kịp cuộc trò chuyện và dần hiểu được những tín hiệu xã hội, lâu dần có thể giao tiếp bằng mắt.
  • Dùng thuốc trong điều trị: Trên thực tế thì không có bất cứ loại thuốc nào điều trị triệt để rối loạn Hội chứng Asperger hoặc bệnh tự kỷ. Nhưng bác sĩ sẽ chỉ định bạn dùng một số loại thuốc để làm giảm nhẹ hơn các triệu chứng liên quan đến trầm cảm và lo âu với nhóm thuốc: chất ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin, thuốc chống loạn thần, các thuốc kích thích.
  • Nhận thức hành vi: mục đích của phương pháp này để giúp trẻ thay đổi suy nghĩ tích cực hơn để kiểm soát  cảm xúc cá nhân. Nhận thức được điều đó trẻ sẽ học được  cách xử lý các vấn đề như nóng nảy, các ám ảnh.
  • Phân tích hành vi ứng dụng: đối với phương pháp này bác sĩ sẽ sử dụng lời khen ngợi hoặc khuyến khích các kỹ năng xã hội và giao tiếp tích cực của trẻ, đồng thời không khuyến khích các hành vi xấu.
  • Tiến hành đào tạo những kỹ năng xã hội: trị liệu cho trẻ bằng cách tương tác với những người khác hoặc chuyên gia tổ chức buổi nói chuyện trực tiếp hay theo nhóm để trẻ thể hiện bản thân theo cách phù hợp.

Theo giảng viên trường Cao Đẳng Y Dược Sài Gòn chia sẻ ngoài việc điều trị cho những trẻ mắc Hội chứng Asperger, bác sĩ còn giáo dục và đào tạo phụ huynh. Các bậc phụ huynh sẽ được học những kỹ thuật tương đương với trẻ để cùng thực hiện với trẻ khi ở nhà.

Hiện nay vẫn chưa có phương pháp phòng ngừa hội chứng Asperger người lớn và Asperger trẻ em. Việc chẩn đoán và can thiệp sớm là cách tốt nhất để giảm các biến chứng liên quan đến rối loạn về cảm xúc và hành vi của trẻ.

Hy vọng những thông tin về hội chứng Asperger ở trên đã giúp cho bạn đọc có thêm nhiều kiến thức y khoa hữu ích. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.