Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Dấu hiệu của hội chứng Eisenmenger và các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra

Cập nhật: 18/02/2021 10:00 | Trần Thị Mai

Hội chứng Eisenmenger là gì? Nguyên nhân nào gây ra bệnh? Có dấu hiệu nào để nhận biết hội chứng này? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm những kiến thức y khoa hữu ích về hội chứng Eisenmenger và được tìm hiểu thêm các kỹ thuật chẩn đoán, điều trị bệnh hiệu quả. Mời bạn đọc cùng theo dõi nhé!  

Dấu hiệu của hội chứng Eisenmenger và các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra

Hội chứng Eisenmenger là tình trạng bệnh lý nặng nề của hệ tim mạch và thường gặp trong các bệnh tim bẩm sinh và không quá phổ biến trên lâm sàng.

Hội chứng Eisenmenger thường gây ra khiếm khuyết về cấu trúc của tim, trong đó sẽ tồn tại một dòng máu bất thường chạy giữa các buồng tim thông qua các lỗ thông và sẽ gây ra hòa trộn máu đỏ tươi là máu giàu oxy và màu đỏ sẫm là máu nghèo oxy. Nghiêm trọng hơn và có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như cơn thiếu oxy cấp tính, áp xe não, thuyên tắc mạch và lâu dần trong suốt một thời gian dài sẽ dẫn đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày và đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Nguyên nhân gây ra Hội chứng Eisenmenger

Hội chứng Eisenmenger thường xuất hiện trước tuổi trưởng thành, đôi khi cũng ghi nhận các trường hợp ở tuổi vị thành niên hoặc trẻ nhỏ.

Chủ yếu nguyên nhân gây ra Hội chứng Eisenmenger là do một lỗ giữa các buồng tim của bạn. Một số các dị tật tim bẩm sinh có lỗ thông giữa các buồng tim như:

  • Thông liên thất: lỗ thông giữa hai tâm thất của tim tại vách liên thất.
  • Thông liên nhĩ: có lỗ thông giữa hai tâm nhĩ của tim tại vách liên nhĩ.
  • Còn ống động mạch: tồn tại ống động mạch của thời kỳ bào thai, nối thông giữa động mạch chủ và động mạch phổi.
  • Thân chung động mạch: động mạch chủ và động mạch phổi có chung một thân xuất phát.

Các bệnh tim bẩm sinh hoặc một số phẫu thuật can thiệp sẽ tạo ra cầu nối sẽ tạo ra các lỗ thông như: phẫu thuật tạo cầu nối động mạch chủ với động mạch phổi, nối động mạch dưới đòn và động mạch phổi.

Theo ý kiến của nhiều các chuyên gia thì chỉ những lỗ thông lớn giữa tim phải và tim trái sẽ làm gia tăng tình trạng tăng áp mạch phổi mới dẫn đến hội chứng Eisenmenger.

- Các đối tượng dễ có nguy cơ mắc hội chứng Eisenmenger như:

  • Mắc bệnh tim bẩm sinh và tồn tại các luồng thông giữa tim phải và tim trái.
  • Gia đình có tiền sử về bệnh lý tim mạch nói chung.

Sẽ còn có các nguyên nhân và yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc hội chứng Eisenmenger. Bạn đọc thắc mắc hãy liên hệ trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết hơn.

Những triệu chứng nhận biết hội chứng Eisenmenger

Các dấu hiệu nhận biết của hội chứng Eisenmenger sẽ bao gồm cả những triệu chứng của bệnh lý nền, cụ thể như sau:

  • Da người bệnh xanh xao: do sự hòa trộn máu qua lỗ thông và gây ra tình trạng thiếu oxy. Bên cạnh đó móng tay và móng chân sẽ có hình dạng giống dùi trống lớn và tròn đây cũng chính là dấu hiệu của tình trạng thiếu oxy máu.
  • Người bệnh mệt mỏi, đặc biệt là những lúc hoạt động và gắng sức thực hiện.
  • Hoạt động nhiều sẽ gây khó thở và ngay cả khi nằm nghỉ ngơi. Thở nhanh và nông, xuất hiện các cơn kịch phát về đêm.
  • Trước ngực có cảm giác đau vùng  trước.
  • Rối loạn nhịp tim, đánh trống ngực và có cảm giác hồi hộp.
  • Dễ rơi vào tình trạng ngất xỉu, hoa mắt, chóng mặt.
  • Có triệu chứng ho ra máu.
  • Bị phù toàn thân.

Ngoài ra hội chứng Eisenmenger có thể gây ra một số các biến chứng nguy hiểm hơn như:

  • Mắc tình trạng đa hồng cầu và làm ra tăng độ quánh của máu dẫn đến tình trạng thuyên tắc mạch, tạo huyết khối.
  • Bị giảm tiểu cầu sẽ dễ bị chảy máu bất thường.
  • Người bệnh dễ mắc sỏi thận, sỏi mật.
  • Đau xương khớp.

Tuy rằng hội chứng Eisenmenger sẽ không gây lây truyền từ người bị bệnh sang những người khỏe mạnh nhưng người bệnh không được chủ quan.

Bên cạnh đó ngay khi nhận thấy bản thân có các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh hoặc dấu hiệu bất thường của sức khỏe thì nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị bệnh kịp thời.

hoi-chung-Eisenmenger
Điện tâm đồ là một trong những kỹ thuật được sử dụng trong chẩn đoán hội chứng Eisenmenger

Các kỹ thuật chẩn đoán và điều trị hội chứng Eisenmenger

Kỹ thuật chẩn đoán hội chứng Eisenmenger

Khi nhận thấy bạn có các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số các kỹ thuật chẩn đoán như:

  • Điện tâm đồ: Điện tâm đồ là một phương pháp để theo dõi hoạt động điện của tim rất phổ biến giúp xác định chính xác bệnh tim bẩm sinh gốc là nguyên nhân gây ra bệnh hay không.
  • Chụp X-quang ngực: là ảnh chụp lại phần ngực bằng tia X-quang, trong phim chụp bác sĩ sẽ thấy được hình ảnh của tim, phổi, đường thở, mạch máu và hạch bạch huyết. Kỹ thuật này giúp xác định ra những bất thường bên trong lồng ngực.
  • Siêu âm tim: bằng cách sử dụng sóng siêu âm tần số cao (siêu âm) để có được những hình ảnh động về tim và những cấu trúc liên quan đến tim. Đây là một kỹ thuật không xâm lấn, không sử dụng bức xạ và thường hiếm xảy ra tác dụng phụ.
  • Công thức máu.
  • Kiểm tra chức năng thận, chức năng gan.
  • Cắt lớp vi tính lồng ngực.
  • Chụp cộng hưởng từ: xác định được chi tiết tổn thương nhằm hạn chế tình trạng phơi nhiễm tia X.
  • Thông tim: là một thủ thuật tim mạch giúp nhận biết được tình trạng bệnh lý một cách chính xác nhất với mức độ xâm lấn tối thiểu.

Phương pháp điều trị hội chứng Eisenmenger

Có kết quả chẩn đoán chính xác, bác sĩ chuyên khoa sẽ căn cứ vào tình trạng sức khỏe người bệnh để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp hơn. Một số các phương pháp điều trị hội chứng Eisenmenger như:

Dùng thuốc trong điều trị

  • Thuốc kiểm soát nhịp tim.
  • Dùng sắt theo đúng chỉ định của bác sĩ.
  • Sử dụng Aspirin hoặc các loại thuốc chống đông khác như Coumadin, Jantoven.
  • Để bảo vệ mạch máu cần dùng các chất đối kháng thụ thể endothelin.
  • Thuốc kháng sinh: nhóm thuốc này sẽ có tác dụng ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập và hạn chế gây viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, viêm cơ tim.

Sử dụng phương pháp điều trị bằng thuốc người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, không được tự ý dùng theo sở thích của bản thân để hạn chế tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Phương pháp chích máu

Nếu người bệnh có tình trạng đa hồng cầu trong máu ngày càng phát triển với các triệu chứng nhức đầu, khó tập trung, rối loạn thị lực nhằm giảm số lượng hồng cầu trong máu. Tuy  nhiên khi lựa chọn phương pháp này người bệnh cần thực hiện bù dịch song song để thay thế phần thể tích dịch mất đi và tuyệt đối không nên làm thường xuyên.

Điều trị cấy ghép tim, phổi

Đây cũng chính là phương pháp cuối cùng khi những biện pháp điều trị khác không có hiệu quả.

Bệnh nhân nên được theo dõi bởi các chuyên gia tim mạch, tái khám ít nhất mỗi năm một lần. Toàn trạng, triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng nên được đánh giá đầy đủ trong mỗi lần thăm khám.

Bài viết ở trên được giảng viên giảng dạy Cao đẳng Dược TPHCM chia sẻ một số những dấu hiệu cảnh báo hội chứng Eisenmenger, từ đó bạn đọc có thêm nhiều kiến thức y khoa hữu ích. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.