Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Nguyên nhân nào gây ra bệnh bướu cổ? Phương pháp điều trị hiệu quả bướu cổ là gì?

Cập nhật: 11/01/2022 04:36 | Trần Thị Mai

Bướu cổ là bệnh lý tuyến giáp phổ biến, nữ giới sẽ có khả năng mắc cao hơn nam giới. Vậy nguyên nhân nào gây ra bệnh? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Có kỹ thuật nào để chẩn đoán và điều trị bướu cổ. Bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu kỹ hơn các thông tin về bệnh bướu cổ.  

Nguyên nhân nào gây ra bệnh bướu cổ? Phương pháp điều trị hiệu quả bướu cổ là gì?

Bướu cổ hay còn gọi là bướu giáp, bệnh lý này phổ biến của tuyến giáp có biểu hiện điển hình là có khối lồi lên ở vùng cổ do sự tăng lên về kích thích của tuyến giáp.

Hiện nay bướu cổ được chia làm ba nhóm là bướu cổ lành tính, ung thư và rối loạn chức năng nội tiết tuyến giáp. 80% các trường hợp là bướu cổ lành tính.

Tình trạng bướu cổ lành tính là khi tuyến giáp tăng lên về kích thước mà không gây ra ảnh hưởng về chức năng của tuyến giáp và không cần can thiệp bằng phẫu thuật. Mặc dù vậy khi kích thước bướu cổ quá lớn sẽ gây cản trở đến việc ăn, uống, khó thở và có thể lồi ra phía trước gây mất thẩm mỹ và có thể phẫu thuật để cắt bướu.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bướu cổ

Cơ thể bị thiếu hụt một lượng i-ốt nhất định chính là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bướu cổ,

Bên cạnh đó còn có tác nhân khác như hệ thần kinh, tuyến giáp thông thường sẽ hấp thụ i-ốt quá việc ăn uống.

Nếu các tuyến giáp không nhận đủ lượng i-ốt từ yếu tố bên ngoài thì sẽ tự sản sinh ra hormone để bù đắp. Chính vì vậy mà tuyến giáp sẽ phồng to kích thước của mình và tạo ra tình trạng bướu cổ.

Ngoài ra bạn cũng có thể gặp phải tình trạng bướu cổ do sử dụng một số các loại thuốc hoặc thực phẩm như:

  • Dùng không đúng cách hoặc quá lạm dụng các loại thuốc kháng giáp tổng hợp, thuốc thấp khớp, thuốc cản quang, muối lithi trong chuyên khoa tâm thần…
  • Thường xuyên sử dụng thức ăn như khoai mì, măng, các loại rau họ cải… làm cho chức năng tổng hợp hormone tuyến giáp bị ức chế.
  • Những người thường xuyên sử dụng các thực phẩm chứa nhiều i-ốt đặc biệt người sinh sống ở các khu vực miền núi.
  • Do yếu tố bẩm sinh hoặc di truyền từ gia đình làm rối loạn hoạt động tuyến giáp.
  • Sau điều trị các bệnh lý tâm thần.
  • Trẻ em đang trong độ tuổi dậy thì, phụ nữ mang thai hoặc đang trong thời kỳ cho con bú… có nhu cầu các hormone tuyến giáp cao.
  • Các tác nhân khác như hút thuốc cũng sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ i-ốt, viêm giáp, thay đổi nội tiết tố nữ…
  • Có tiền sử các bệnh lý về tuyến giáp như u tuyến giáp, nhiễm trùng, rối loạn tuyến giáp tự miễn…

Sẽ còn những nguyên nhân và các yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ mắc bướu cổ, nếu người bệnh có thắc mắc hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp rõ hơn.

Dấu hiệu nhận biết bệnh bướu cổ

Trong thời gian đầu khi mắc bướu cổ sẽ rất khó để nhận ra các triệu chứng vì nó không quá rõ ràng. Khi kích thước của bướu quá nhỏ rất khó để quan sát bằng mắt thường mà cần phải quan sát nghiêng hoặc sờ bằng tay mới có thể nhận thấy.

Một số các triệu chứng giúp bạn dễ nhận biết bệnh bướu cổ như:

Họng cảm thấy khó chịu khi nuốt hoặc thậm chí gặp khó khăn trong việc nuốt.

  • Cơ thể luôn thấy mệt mỏi, căng thẳng, da khô nẻ hoặc có triệu chứng của táo bón?
  • Khi nằm cảm thấy rất khó thở.
  • Khi bướu phát triển to hơn sẽ dễ dàng nhận biết bằng mắt thường.
  • Có những cơn đau tim đột ngột xuất hiện hoặc luôn có cảm giác hồi hộp, đổ nhiều mồ hôi hoặc có các dấu hiệu bị thừa hormone.

Ngoài ra có những trường hợp đặc biệt như: 

  • Bướu cổ ở dưới lưỡi: bệnh gặp nhiều ở phụ nữ và làm ảnh hưởng đến việc nhai và nuốt. Điều này còn gây ảnh hưởng đến việc giao tiếp, trao đổi thông tin của người bệnh với người khác.
  • Bướu cổ ở trong lồng ngực sau xương ức hay còn gọi là bướu giáp chìm. Người bệnh sẽ đặc biệt gặp khó khăn trong việc nuốt và thở.

Để xác định và kiểm soát tốt tình trạng về bệnh thì ngay khi có các dấu hiệu về bướu cổ thì bạn lên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và có hướng điều trị phù hợp.

benh-buou-co
Nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán chính xác

Kỹ thuật chẩn đoán bướu cổ

Để có kết quả chẩn đoán tình trạng bệnh chính xác thì bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện một số các kỹ thuật như:

  • Xét nghiệm máu: kỹ thuật này sẽ giúp kiểm tra được sự thay đổi của các hormone tuyến giáp
  • Xạ hình tuyến giáp: đây là kỹ thuật hiện đại bậc nhất hiện nay. Vì cho hình ảnh sắc nét và có tác dụng đánh giá được chức năng tuyến giáp, đồng thời phát hiện được giai đoạn ung thư tuyến giáp.
  • Siêu âm tuyến giáp: tiến hành kỹ thuật siêu âm sẽ kiểm tra được hình thái cấu trúc của tuyến giáp và theo dõi các sự bất thường.
  • Chọc hút tuyến giáp: dùng kim chọc nhỏ để lấy mẫu tuyến giáp và kiểm tra xem bướu cổ ở loại lành tính hay không.

Phương pháp điều trị bướu cổ hiệu quả

Căn cứ vào mức độ bệnh và thể trạng đáp ứng điều trị để đưa ra chỉ định phù hợp. Một số các phương pháp thường được dùng trong điều trị bướu cổ như:

Đối với trường hợp bướu giáp nhỏ và không có triệu chứng điển hình thì chỉ cần theo dõi bằng cách khám lâm sàng định kỳ và siêu âm nhằm kiểm soát tốt tình trạng bướu cổ.

  • Điều trị nội khoa

Việc sử dụng các loại thuốc sẽ có tác dụng đưa hormone tuyến giáp về trạng thái ổn định hơn. Phương pháp này dùng cho những trường hợp có triệu chứng rối loạn chức năng tuyến giáp hoặc sử dụng sau khi xạ trị, phẫu thuật tuyến giáp. Trước đó người bệnh cũng nên tìm hiểu về thuốc cần trong điều trị bệnh. 

Người bệnh cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Tái khám định kỳ để kiểm soát hiệu quả sử dụng thuốc và điều chỉnh cho phù hợp hơn.

  • Phẫu thuật tuyến giáp

Phương pháp được sử dụng khá phổ biến trong điều trị ung thư tuyến giáp.

Tùy thuộc vào tình trạng mà bác sĩ sẽ chỉ định cắt bỏ toàn bộ hoặc nhân độc thì chỉ cần cắt một phần tuyến giáp độc.

  • Xạ trị tuyến giáp

Phương pháp này sẽ dùng i-ốt phóng xạ với mục đích làm giảm đi kích thước của tuyến giáp.

Xạ trị tuyến giáp là phương pháp hiện đại có hiệu quả điều trị tốt tuy nhiên giá thành rất cao.

 

benh-buou-co
Bệnh bướu cổ nên ăn những gì?
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp

Các giảng viên ngành Điều dưỡng của nhà trường chia sẻ bướu cổ hầu hết là bệnh lành tính, khi được phát hiện và điều trị kịp thời thì tỷ lệ khỏi bệnh khá cao. Do đó nếu bệnh nhân phát hiện thấy bản thân có những dấu hiệu bất thường thì cũng nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng để cải thiện nhanh chóng tình trạng bệnh.

Nếu người bệnh còn thắc mắc các thông tin về bệnh bướu cổ thì hãy hỏi trực tiếp bác sĩ chuyên khoa để được biết chi tiết hơn. Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế chỉ định của bác sĩ. Hãy thường xuyên ghé chuyên mục này để cập nhật thêm các thông tin hữu ích về sức khỏe khác.