Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh viêm bàng quang và cách điều trị bệnh

Cập nhật: 09/01/2021 15:16 | Trần Thị Mai

Viêm bàng quang là tình trạng viêm xảy ra tại bàng quang với phần lớn các trường hợp là do nhiễm vi khuẩn gây nên. Khi bị viêm bàng quang người bệnh sẽ cảm thấy rất đau đớn và khó chịu nếu không điều trị trong một thời gian dài bệnh có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe đặc biệt khi nhiễm trùng lây lan đến thận.  

Tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh viêm bàng quang và cách điều trị bệnh

Nguyên nhân gây viêm bàng quang

Hầu hết nguyên nhân để gây ra viêm bàng quang là do vi khuẩn nhưng cũng có những trường hợp chưa phát hiện được lý do gây viêm bàng quang.

Một số các nguyên nhân phổ biến gây viêm bàng quang như:

Do vi khuẩn gây ra viêm bàng quang

Khi đường tiết niệu bị nhiễm trùng sẽ khiến cho các vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào trong đường tiểu thông qua niệu đạo và bắt phát sinh trưởng, phát triển tại đó. Hầu hết trường hợp bị viêm bàng quang là do vi khuẩn có tên là Escherichia coli gây ra.

Ở nữ giới thì viêm bàng quang có thể xảy ra do quan hệ tình dục. Phái nữ sẽ có khả năng cao bị nhiễm trùng đường tiết niệu dưới ngay cả khi không quan hệ tình dục. Vì vùng sinh dục ở nữ có vi khuẩn nên sẽ gây ra viêm bàng quang. Bên cạnh đó do niệu đạo ở cơ thể người phụ nữ thường ngắn hơn nên mở ra gần với hậu môn hơn rất nhiều so với đàn ông.

Viêm bàng quang không do nhiễm trùng

Khi nguyên nhân không phải do nhiễm trùng thì sẽ do các bệnh lý gây ra. Cụ thể như:

  • Mắc viêm bàng quang kẽ: đây là tình trạng của viêm bàng quang mạn tính hay còn được gọi là hội chứng đau bàng quang. Hiện chưa xác định được nguyên nhân gây ra bệnh nhưng nữ giới sẽ có khả năng mắc bệnh cao hơn.
  • Bị viêm do thuốc: sử dụng sai cách một số các loại thuốc hoặc quá lạm dụng trong suốt một thời gian dài như: cyclophosphamide, ifosfamide có thể ra viêm bàng quang.
  • Do bức xạ: việc điều trị bệnh bằng tia phóng xạ ở vùng xương chậu sẽ gây ra phản ứng phụ viêm tại bàng quang.
  • Các chất hóa học: Có những trường hợp quá mẫn cảm với các chất hóa học có trong thành phần của sữa tắm, xà phòng ngâm bồn tắm, dung dịch vệ sinh phụ nữ…nên sẽ gây ra dị ứng và gây viêm bàng quang.
  • Một số các vấn đề về sức khỏe khác cũng có thể gây ra bệnh viêm bàng quang như sỏi thận, đái tháo đường, phì đại tuyến tiền liệt, tổn thương tủy sống…

Yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc viêm bàng quang cho người bệnh như:

  • Giới tính: phụ nữ sẽ có nguy cơ cao mắc viêm bàng quang hơn nam giới.
  • Độ tuổi: càng cao tuổi thì nguy cơ mắc viêm bàng quang càng cao hơn những người trẻ tuổi.
  • Người bất động lâu ngày.
  • Quan hệ tình dục không an toàn cũng sẽ gây ra triệu chứng của viêm bàng quang.
  • Phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai hoặc đang bị mãn kinh.
  • Mắc bệnh phì đại tiền liệt tuyến.
  • Trước đó đã hình thành sỏi trong bàng quang, sỏi thận, sỏi niệu đạo…
  • Đang trong quá trình điều trị ung thư.
  • Trong suốt một thời gian dài sử dụng ống thông tiểu.
  • Vệ sinh không đúng cách sẽ khiến cho các vi khuẩn từ hậu môn di chuyển và xâm nhập vào niệu đạo lên bàng quang và gây ra viêm.

Ngoài ra sẽ còn có các nguyên nhân và yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh viêm bàng quang khác mà chưa được liệt kê ở trên. Nếu bạn đọc có thắc mắc hãy liên hệ trực tiếp bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết.

viem-bang-quang
Những triệu chứng nào để nhận biết bệnh viêm bàng quang?

Triệu chứng bệnh viêm bàng quang

Một số các triệu chứng điển hình để nhận biết bệnh viêm bàng quang như:

  • Tiểu ra máu hoặc nước tiểu có màu đục kèm theo mùi hôi.
  • Tần suất đi tiểu nhiều lần trong ngày, mỗi lần đi tiểu chỉ ra một ít.
  • Khi đi tiểu có cảm giác đau hoặc nóng.
  • Bụng dưới bị đau trằn xuống.
  • Xuất hiện cảm giác đau lưng ở cả hai bên hoặc đau ở giữa lưng.
  • Trẻ em có thể tè dầm vào cả ban ngày.
  • Triệu chứng sốt nhẹ.

Ở cả người gia và trẻ em khi mắc viêm bàng quang không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những triệu chứng làm tổn thương thận vĩnh viễn. Do đó để đảm bảo sức khỏe cần thăm khám sức khỏe thường xuyên để phát hiện bệnh sớm hoặc ngay khi có triệu chứng bất thường cần đi khám để có phương pháp điều trị bệnh sớm hơn.

Các phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh

Kỹ thuật chẩn đoán bệnh viêm bàng quang

Khi nhận thấy người bệnh có các triệu chứng nghi ngờ mắc viêm bàng quang thì bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định người bệnh thực hiện các kỹ thuật để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh như:

  • Thực hiện xét nghiệm phân tích nước tiểu để tìm ra vi khuẩn gây bệnh, máu hoặc mủ trong nước tiểu.
  • Soi bàng quang.
  • Xét nghiệm hình ảnh để chụp X-quang, chụp CT Scanner.
viem-bang-quang
Việc điều trị viêm bàng quang người bệnh cần tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả trong điều trị

Phương pháp điều trị viêm bàng quang

Khi đã có kết quả chẩn đoán bệnh thì bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với mức độ bệnh của bạn. Cùng tìm hiểu một số các phương pháp điều trị viêm bàng quang như:

  • Trường hợp điều trị viêm bàng quang do vi khuẩn gây ra

Dùng thuốc kháng sinh sẽ là lựa chọn đầu tiên trong việc điều trị viêm bàng quang do vi khuẩn gây ra.

- Các loại thuốc kháng sinh được dùng nhiều trong điều trị viêm bàng quang như: amoxicillin, ciprofloxacin, nitrofurantoin, sulfamethoxazole và trimethoprim.

- Đối với những người viêm bàng quang lần đầu: sử dụng kháng sinh trong 3 ngày – 1 tuần để cho các triệu chứng được cải thiện.

- Đối với những người nhiễm trùng tái phát: cần sử dụng kháng sinh trong thời gian dài hơn với 15 – 20 ngày.

- Bị mắc viêm bàng quang khi ở bệnh viện: điều trị theo  đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa vì các vi khuẩn ở bệnh viên đa số kháng thuốc nên sẽ gặp khó khăn trong điều trị.

- Đối với phụ nữ đã mãn kinh thì cần bổ sung thêm các loại thuốc estrogen dạng kem.

  • Cách điều trị các nguyên nhân khác gây ra viêm bàng quang

Tùy thuộc vào việc xác định nguyên nhân gây ra bệnh mà sẽ có cách điều trị bệnh khác nhau, cụ thể như:

- khi viêm bàng quang do hóa chất: tránh tuyệt đối việc sử dụng các hóa chất để gây viêm bàng quang nhằm giảm bớt những triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra cho người bệnh.

- Viêm bàng quang do xạ tri hoặc do dùng thuốc: điều trị bằng thuốc nhằm giảm bớt các triệu chứng, uống nước nhiều sẽ giúp đào thải được những chất gây kích thích bàng quang.

- Viêm bàng quang do biến chứng từ những bệnh lý khác: điều trị tận gốc nguyên nhân để loại bỏ nguy cơ gây ra bệnh, tăng sức đề kháng và tránh được yếu tố gây bệnh.

  • Dùng điều trị hỗ trợ

- Sử dụng các biện pháp điều trị hỗ trợ

- Nhằm giảm bớt các triệu chứng đau do viêm bàng quang gây ra thì người bệnh có thể sử dụng các biện pháp điều trị hỗ trợ như:

- Dùng khăn, túi chườm nóng vùng bụng để giảm bớt tình trạng đau nhức, đau bàng quang…

- Bổ sung nhiều nước cho cơ thể.

- Không uống cà phê, các chất kích thích như rượu, trà, nước cam chanh, không ăn thức ăn cay nóng vì những thực phẩm này có thể gây kích thích bàng quang dẫn đến viêm.

Phòng ngừa viêm bàng quang

Sau đây là những cách được khuyến khích thực hiện nếu bạn muốn ngăn ngừa nhiễm trùng xảy ra ở đường tiết niệu:

  • Bổ sung nhiều nước cho cơ thể, nếu bạn đang trải qua hóa trị hoặc xạ trị cần chú ý uống nhiều nước hơn.
  • Không được nhịn tiểu và hãy đi tiểu ngay cả khi không cảm thấy buồn tiểu.
  • Mỗi khi đi đại tiện xong cần rửa sạch và lau từ trước ra sau để ngăn chặn các vi khuẩn lan từ hậu  môn đến âm đạo và sau đó di chuyển đến niệu đạo.
  • Tránh dùng sản phẩm xịt khử mùi hay các dung dịch vệ sinh phụ nữ ở vùng sinh dục nếu bạn quá mẫn cảm với các chất có trong sản phẩm.
  • Trong trường hợp bạn đang bị nhiễm trùng đường tiểu thì hãy tắm đứng và tuyệt đối không nên tắm bồn.
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ xung quanh âm đạo và hậu môn hằng ngày. Nên lựa chọn loại dung dịch vệ sinh phù hợp với cơ thể và không dùng loại có chất tẩy rửa quá mạnh vì vùng da này dễ bị kích ứng.
  • Đi vệ sinh càng sớm càng tốt sau khi quan hệ tình dục. Bạn có thể uống thêm một ly nước đầy để giúp loại bỏ vi khuẩn ra khỏi cơ thể.

Bài viết ở trên được giảng viên khoa Dược chia sẻ các thông tin bệnh viêm bàng quang, nếu bạn đọc có bất cứ thắc  mắc nào hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để nhận được thông tin giải đáp chi tiết. Hy vọng bạn đọc thường xuyên ghé thăm chuyên mục này để cập nhật nhiều bài viết hữu ích khác về sức khỏe.