Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Các dấu hiệu nhận biết bệnh sốt rét và cách phòng ngừa

Cập nhật: 05/11/2022 14:24 | Trần Thị Mai

Sốt rét là một căn bệnh rất dễ lây truyền từ người sang người thông qua muỗi - vật truyền trung gian. Vậy  nguyên nhân gây bệnh sốt rét là gì? Các triệu chứng phát hiện bệnh ra sao? Có những cách nào được dùng trong điều trị sốt rét?. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm các thông tin về bệnh.  

Các dấu hiệu nhận biết bệnh sốt rét và cách phòng ngừa

Bệnh sốt rét là gì? Nguyên nhân nào gây ra bệnh sốt rét?

Sốt rét là dạng bệnh gây ra bởi ký sinh trùng protozoa thuộc chi Plasmodium, lây truyền qua đường muỗi đốt, cấy ghép nội tạng, truyền máu từ người sang người. Khi người bị muỗi đốt thì các ký sinh sẽ theo đường nước bọt của muỗi để đi vào trong cơ thể người và sống ký sinh ở tế bào gan, hồng cầu và gây ra bệnh sốt rét.

Bệnh sốt rét có thể lây lan từ người sang người khi bị muỗi mang ký sinh đốt hoặc đốt từ người bệnh sang người bình thường. Khi có các biểu hiện của sốt rét thì sẽ bị sốt khoảng 2 – 3 ngày/ lần. Trường hợp mắc bệnh nặng nếu không được phát hiện sớm và điều trị có thể gây ra tử vong. 

Bệnh sốt rét có lây không?

Một số con đường lây truyền chủ yếu như: 

  • Lây truyền máu có nhiễm ký sinh trùng sốt rét.
  • Phụ nữ mang thai mắc sốt rét thì từ mẹ truyền sang con qua nhau thai bị tổn thương (tuy nhiên trường hợp này hiếm gặp).
  • Sử dụng chung kim tiêm: dùng chung bơm kim tiêm có chứa máu của người bệnh sốt rét.  
  • Phương thức muỗi truyền: Con đường lây nhiễm chủ yếu của bệnh sốt rét.

Theo nhiều chuyên gia cho rằng bệnh do ký sinh trùng sốt rét chi Plasmodium gây ra và hiện tại ở người có 5 loài ký sinh trùng thuốc chi này gây ra bệnh như: P.falciparum, P.malariae, P.ovale, P.vivax, P.knowlesi. 

Dù ở lứa tuổi nào thì cũng có thể mắc sốt rét, đặc biệt ở những vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thì có khả năng cao mắc bệnh này. Một số các yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc sốt rét như:

  • Người phải sống trong môi trường có điều kiện sinh hoạt ô nhiễm, không thường xuyên thực hiện các biện pháp phòng bệnh sốt rét.
  • Trẻ em, trẻ sơ sinh: Vì ở độ tuổi này rất dễ bị muỗi tấn công và trẻ em chưa thể tự bảo vệ bản thân không để bị muỗi đốt.
  • Người đã từng đi đến từ những nơi có dịch sốt rét.
  • Đối tượng nghi ngờ bản thân bị muỗi Anophen đốt nhưng lại không đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị bệnh.

Ngoài ra sẽ còn có những nguyên nhân và yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh sốt rét khác chưa được liệt kê đầy đủ ở trên. Nếu người bệnh thắc mắc hãy tham khảo ý kiến  bác sĩ chuyên  khoa để được giải đáp chính xác.

Triệu chứng của bệnh sốt rét

Thông thường ban đầu khi mới mắc bệnh sốt rét thì sẽ chưa có các triệu chứng chỉ khi đến ngày thứ 8 trở đi mới có các dấu hiệu.

Tùy thuộc vào mức độ bệnh và loại ký  sinh trùng mắc phải mà mỗi người sẽ có những dấu hiệu khác nhau.

Triệu chứng phổ biến của bệnh sốt rét là sốt trên 40 độ nhưng cơ thể vẫn cảm thấy lạnh, mồ hôi vã ra, cơ thể đau nhức. Các dấu hiệu này sẽ tái phát sau khoảng từ 48 – 72 giờ. Nếu diễn ra trong suốt một thời gian dài sẽ khiến sức khỏe cơ thể mệt mỏi, suy nhược.

Trên thực tế sốt rét sẽ chia thành 2 thể là sốt rét thể thường và ác tính, cụ thể như:

Ở thể sốt rét thể thường

Thể này sẽ không đe dọa đến tính mạng người bệnh những chủ yếu vẫn xuất hiện các giai đoạn của bệnh là rét run, sốt và ra nhiều mồ hôi. Kèm theo đó là triệu chứng thiếu máu, da người bệnh xanh xao, suy nhược mệt mỏi, lá lách phình to, gan to…

Ở thể sốt rét ác tính

Người bệnh mắc thể này nếu không phát hiện và điều trị nhanh chóng có thể làm diễn biến bệnh xấu đi và đe dọa đến tính mạng do sốt cao liên tục không có dấu hiệu thuyên giảm, buồn nôn, tiêu chảy, đau đầu, thiếu máu, ngủ li bì, mơ sảng trong lúc ngủ…

Đối với các phụ nữ có thai mà bị mắc sốt rét thì có thể dẫn đến sảy thai, bị đẻ non hoặc thai chết lưu.

Trẻ em nếu như mắc sốt rét sẽ chậm lớn so với bạn bè đồng trang lứa, suy dinh dưỡng hay ốm vặt.

Khi bị sốt rét nếu không phát hiện sớm và có liệu pháp điều trị đúng cách thì sẽ rất dễ trở thành nguồn lây nhiễm và bệnh trở thành ác tính dẫn đến tử vong.

sot-ret
Các triệu chứng điển hình của bệnh sốt rét

Điều trị bệnh sốt rét

Để có phương pháp điều trị bệnh sốt rét đúng cách và phù hợp thì trước đó người bệnh cần đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa ngay khi có dấu hiệu của bệnh

Bác sĩ chỉ định người bệnh dùng một số các loại thuốc để giảm sốt và hạn chế khả năng lây lan. Tuy nhiên tùy vào nguyên  nhân gây sốt rét mà sẽ có loại thuốc điều trị phù hợp. Một số loại thuốc có tác dụng giảm sốt, diệt ký sinh trùng và tăng sức đề kháng như: Quinine, Chloroquine, Artemisinine.

Nếu trường hợp bị sốt rét ác tính sẽ cần chuyển đến các cơ sở y tế ngay lập tức để theo dõi và điều trị cho đến khi bệnh có chuyển biến tốt hơn.

Phòng ngừa bệnh sốt rét

Hiện nay thì vẫn chưa có loại vắc xin nào giúp phòng tránh tốt bệnh sốt rét, cách hữu hiệu để phòng tránh là thực hiện những phương pháp như giữ vệ sinh môi trường, thay đổi lối sống sinh hoạt. Cụ thể như: 

Vệ sinh sạch sẽ nơi ở xung quanh để hạn chế ẩm mốc, không để đọng nước ở các lu hay những thùng nước nhằm hạn chế tình trạng sinh sôi và phát triển của muỗi.

Sử dụng màn khi ngủ hoặc các xịt chống côn trùng để khôi bị muỗi đốt vào ban đêm. 

Nếu bạn sinh sống ở khu vực có nhiều người nhiễm bệnh sốt rét thì nên tự bản thân thực hiện tốt các biện pháp phòng tránh và đi khám tại các cơ sở y tế  khi xuất hiện các biểu hiện nghi ngờ của bệnh sốt rét. 

Hy vọng với những thông tin các thầy cô ngành Dược của nhà trường chia sẻ trên sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về căn bệnh sốt rét. Nếu thấy sức khỏe có dấu hiệu bất thường hay giống với những dấu hiệu bệnh ở trên thì hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế chỉ định của bác sĩ.