Nguyên nhân gây ra sốc phản vệ
Sốc phản vệ là tình trạng một số chất hóa học được giải phóng bởi hệ miễn dịch trong phản vệ khiến cho người mắc phải bị sốc.
Tình trạng này xuất hiện giãn mạch và thành mạch tăng tính thẩm thấu, phế quản của người bệnh trở nên nhạy cảm quá mức. Có nhiều trường hợp dễ xác định được nguyên nhân số còn lại cũng có thể gặp khó khăn trong việc xác định nguyên nhân.
Có nhiều nguyên nhân gây ra sốc phản vệ như:
- Thuốc: Đây là nguyên nhân gây sốc phản vệ hàng đầu cho người bệnh. Nhưng đường thuốc đưa vào cơ thể như tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp, trong da, uống, xông, nhỏ mắt, đặt âm đạo hoặc bôi ngoài da… đều có thể gây sốc phản vệ. Bên cạnh đó thì việc tiêm đường tĩnh mạch là nguy hiểm nhất. Hầu hết tất cả các loại thuốc đều có thể gây ra sốc phản vệ cho người bệnh hoặc gặp nhất là loại thuốc kháng sinh, thuốc gây tê, giảm đau chống viêm, thuốc giãn cơ...
- Thức ăn: Có những loại thức ăn với nguồn gốc từ thực vật như cá thu, cá ngừ, tép, tôm, ốc, nhộng, trứng, sữa, dứa, khoai tây, lạc, các loại hạt, các chất phụ gia, đậu nành...
- Nọc côn trùng: Do các loại côn trùng như ong đốt, rết, bọ cạp, nhện… cắn sẽ là cho lượng độc tố trong nọc côn trùng tiết ra sẽ gây ra sốc phản vệ cho nạn nhân.
Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như nhựa cây, phấn hoa… và các yếu tố khác gây ra bệnh. Nếu bạn đọc có thắc mắc hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết.
Triệu chứng của sốc phản vệ
Khi bị sốc phản vệ thì sẽ có rất nhiều các triệu chứng xảy ra, tuy nhiên do cơ địa của mỗi người khác nhau nên sẽ xuất hiện dấu hiệu khác nhau. Cụ thể các triệu chứng phổ biến như:
- Bề mặt da ngứa hoặc phát ban.
- Nước mũi bị chảy và hắt hơi liên tục.
- Ngứa miệng, đau họng, khó nuốt.
- Môi và lưỡi bị sưng.
- Ho dai dẳng trong suốt một thời gian,
- Nôn mửa nhiều, buồn nôn.
Một số các triệu chứng nghiêm trọng hơn khi bị sốc phản vệ như:
- Khó thở hoặc gặp các vấn đề về suy hô hấp cấp.
- Đau ngực hoặc tức ngực khó thở.
- Hoa mắt, chóng mặt.
- Thường xuyên lú lẫn.
- Trường hợp xuất hiện các triệu chứng của sốc phản vệ có thể xấu đi nhanh chóng, lúc này cần được điều trị khẩn cấp trong khoảng thời gian ngắn từ 30 - 60 phút để hạn chế tình trạng nghiêm trọng gây ra tử vong.
Người bệnh cần chú ý dấu hiệu báo động các cơn sốc phản vệ thường lặp đi lặp lại nhiều lần như:
- Những triệu chứng xuất hiện ngay sau khoảng vài phút ngay sau khi bạn chạm hoặc ăn thức ăn gây dị ứng.
- Mắc một số các triệu chứng phát ban, ói mửa, sưng… cùng một lần.
- Có một triệu chứng xuất hiện lặp đi lặp lại trong nhiều giờ.
Danh mục về triệu chứng của tình trạng sốc phản vệ chưa được liệt kê đầy đủ, nếu bạn đọc thắc mắc hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết.
Sốc phản vệ có nguy hiểm không?
Ngay sau khi bạn tiếp xúc với các phản ứng dị ứng nghiêm trọng thì có thể nguy hiểm đến cả tính mạng, tình trạng sốc phản vệ được phát hiện sớm thì mức độ nguy hiểm cho sức khỏe.
Do đó mà việc hiểu rõ nguyên nhân và các dị nguyên cụ thể là điều vô cùng cần thiết để được điều trị nhanh chóng, kịp thời.
Căn cứ vào diễn biến bệnh mà được chia thành 3 mức độ nhẹ, trung bình và nặng:
Trường hợp mức độ nhẹ: Người bệnh sẽ có các triệu chứng đau đầu, chóng mặt và luôn thấy sợ hãi. Bên cạnh đó còn có hiện tượng khó thở, đau bụng nhiều, mệt mỏi, đi tiểu không tự chủ, phổi có tiếng giống như hiện tượng hen phế quản, tụt huyết áp, tim đập nhanh…
Trường hợp mức độ trung bình: Lúc này các biểu hiện sẽ xuất hiện nhiều hơn và dễ bị choáng váng, huyết áp giảm kèm theo các triệu chứng như hoảng hốt, ngứa ngáy, có nhiều trường hợp người bệnh bị co giật, xuất huyết dạ dày, chảy máu mũi và đôi khi là hôn mê. Nhận thấy da người bệnh tái nhợt, môi thâm, đồng tử giãn ra và lớp niêm mạc bị tái tím. Có người bệnh rất khó để đo dược huyết áp, khó bắt mạch, nhịp tim yếu.
Trường hợp mức độ nghiêm trọng: Tình trạng này có thể xảy ra ngay từ những phút đầu ngay khi tiếp xúc với các dị nguyên làm cho người bệnh hôn mê, da tím tái, co giật, hoặc có thể tử vong sau vài giờ.
Làm gì để phòng tránh bị sốc phản vệ?
Có trường hợp sốc phản vệ có thể xảy ra rất sớm hoặc muộn hơn sau một vài giờ, vì vậy bạn nên lưu ý những điều dưới đây để phòng tránh tới mức tối đa các nguy hiểm xảy đến với sức khỏe người bệnh.
– Bản thân bạn có tiền sử dị ứng thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi được kê đơn thuốc vì như vậy bạn sẽ giảm được khả năng bị dị ứng thuốc. Luôn luôn mang theo các loại thuốc giải dị ứng.
– Nếu bạn mới tiêm thuốc xong cần theo dõi sức khỏe và ngay khi thấy có các triệu chứng như bồn chồn, sợ hãi, tê lưỡi, hốt hoảng... để có các biện pháp xử lý nhanh chóng, kịp thời như ngừng tiêm, xử lý sốc phản vệ.
– Khi tiêm thuốc xong nên ở lại phòng tiêm khoảng 15 - 30 phút để theo dõi sức khỏe không nên ra về ngay nhằm để phòng sốc phản vệ có thể xảy ra tùy theo cơ địa người bệnh.
– Sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, đúng chỉ định.
– Nếu ăn một loại đồ ăn lạ nên thử một chút để xem xét các phản ứng từ cơ thể. Sau khoảng 1 ngày nếu không thấy hiện tượng gì bất thường thì nên ăn lại. Với những người có cơ địa dị ứng sẽ rất dễ bị sốc do ăn uống những đồ có chất lạ.
Hy vọng bài viết trên đây được chia sẻ đã giúp chị em hiểu rõ bệnh sốc phản vệ, từ đó biết cách điều trị cũng như phòng ngừa hiệu quả nhất. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.