Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Bệnh quai bị có lây không ?

Cập nhật: 08/11/2018 15:30 | Thu Hương

Bệnh quai bị là bệnh thường gặp ở trẻ em. Bệnh này có khả năng lây lan nhanh  chóng và có thể để lại những biến chứng khôn lường như thế nào. Hãy cùng đọc bài viết sau đây.

Bệnh quai bị có lây không ?

Cần phải biết một số bệnh quai bị để phòng tránh

Bệnh quai bị lây như thế nào?

Bệnh quai bị là bệnh có thể lây lan bùng phát thành đại dịch với tốc độ nhanh chóng qua nhiều con đường. Nếu trẻ em khi bị bệnh không được cách ly có thể lây cho những đứa trẻ khác hoặc những người xung quanh và để lại những biến chứng nguy hiểm.

Bệnh này do vi rút paramuxorivus gây nên và thường xuất hiện vào mùa xuân là nhiều nhất. Đây là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây trực tiếp bằng đường hô hấp. Biểu hiện lâm sàng phổ biến nhất của bệnh là viêm tuyến nước bọt mang tai không hóa mủ, lây trực tiếp qua đường miệng khi bệnh nhân nói, ho hoặc hắt hơi.

Hiện nay, bệnh này mới chỉ xuất hiện ở người, thường gặp ở trẻ nhỏ, lứa tuổi vị thành niêm và thỉnh thoảng có trường hợp ở người lớn. Bệnh có khả năng lây nhiến từ 7 ngày trước khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên và 7 ngày sau khi hết triệu chứng.

Nguyên nhân lây nhiễm trong thời gian như vậy là do khi bệnh nhân bị nhiễm bệnh , vi rút gây bệnh sẽ nhân lên trong khoang tỵ hầu và hạch bạch huyết. Những con vi rút này sẽ tăng cao trong huyết thanh khoảng 12-15 ngày sau khi nhiễm và lan ra các cơ quan khác.

Ngoài lây qua đường miệng, qua nước bọt thì hiện nhiều nhà khoa học, bác sĩ đang nghiên cứu vấn đề lây bệnh qua đường phân và nước tiểu vì vi rút quai bị có khả năng tồn tại trong nước tiểu khoảng 2-3 tuần. Bệnh này thường ít gặp ở trẻ em dưới 2 tuổi và thường hay bị nhất ở lứa tuổi từ 10-19 tuổi.

Dấu hiệu bệnh quai bị sau khi bị nhiễm vi rút từ 14-24 ngày là người bệnh có cảm giác khó chịu, sốt, đau họng, nổi hạch góc hàm và tuyến mang tai sưng dần trong khoảng 3 ngày rồi giảm sưng trong 1 lần. Tuyến mang tại có thế sưng 1 bên hoặc cả 2 bên. Vùng sưng thường lan đến má, dưới hàm, đẩy vùng tai lên trên, ra ngoài đôi khi lan xuống ngực gây phù trước xương ức. Sau đó, bệnh nhân có những cảm giác sau:

  • Đau ở vùng tuyến bị sưng, da trên vùng sưng không nóng và không sung huyết
  • Lỗ ống Stenon ở niêm mạc má 2 bên sưng đỏ, có khi giả mạc
  • Có cảm giác khó nói, khó nuốt, phù thanh môn gây khó thở phải mở khí quản

Tuy nhiên, theo khảo sát có tới 25% người bệnh bị nhiễm virus này lại không có bất kỳ biểu hiện vào rõ rệt và có khả năng lây nhiễm sang những người xung quanh cao mà không biết vì vậy phải hết sức cẩn thận.

bệnh quai bị

Người bênh quai bị thường bị sưng to ở cùng má và cằm

Biến chứng bệnh quai bị

Những biến chứng thường gặp ở bệnh quai bị có thể kể đến là:

  • Biến chứng phổ biến và nguy hiểm nhất là viêm tinh hoàn. Bệnh này có thể dẫn đến tình trạng teo tinh hoàn, khô tinh trùng và cuối cùng là vô sinh.
  • Viêm tụy
  • Viêm buồng trứng ở phụ nữ
  • Một số biến chứng khác: mất thính giác, viêm màng não,…

Cách điều trị bệnh quai bị

Hiện nay, bệnh quai bị chưa có thuốc đặc trị vì vậy nếu thấy trẻ có bất kỳ biểu hiện nào của bệnh thì hãy đưa ngay đến bác sĩ kiểm tra và cần phải lưu ý một số các điều trị sau:

  • Không cho trẻ vận động nhiều
  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho trẻ, chọn thức ăn mềm, dễ nuốt, nhiều chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật.
  • Có thể cho uống thuốc giảm sốt
  • Cho trẻ uống nhiều nước
  • Không nên cho trẻ ra ngoài để tránh gió
  • Tránh đến những nơi công cộng, đông người
  • Tránh tự ý sử dụng thuốc
  • Quan tâm để ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ
  • Chườm nóng vung hàm họng

Các phòng tránh bệnh quai bị

Để phòng tránh cho trẻ không bị mắc bệnh quai bị và tránh bệnh lây lan sang những người xung quanh thì nên chú ý những điều sau đây:

  • Bệnh nhân bị bệnh quai bị cần phải được cách ly tối thiểu 15 ngày từ ngày bị phát bệnh
  • Tránh không cho trẻ tiếp xúc vơi bệnh nhân bị quai bị
  • Chủ động gây miễn dịch bằng vắc xin. Không nên tiêm vắc xin này cho trẻ dưới 1 tuổi (nếu trong môi trường dịch bệnh có thể tiêm cho trẻ từ 9 tháng tuổi). Không tiêm cho phụ nữ có thai, người bị dị ứng với vắc xin, người đang dùng thuốc gây giảm miễn dịch.

Trên đây là những thông tin cần thiết về bệnh quai bị và trả lời cho câu hỏi: “ bệnh quai bị có lây không?  Hãy quan tâm, để ý nếu con bạn có bất kỳ biểu hiện nào của bệnh thì hãy đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra, phòng ngừa và chữa trị kịp thời. Chúc tất cả các bạn đều khỏe mạnh!