Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Các phương pháp nào dùng trong điều trị bệnh suy gan?

Cập nhật: 30/12/2022 09:21 | Trần Thị Mai

Suy gan là bệnh lý ẩn chứa nhiều nguy hiểm khi gan đã bị tổn thương hoặc không thể thực hiện được chức năng gan. Nên người mắc bệnh suy gan cần phát hiện sớm và điều trị nhanh chóng kịp thời. Bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây để nhận biết bệnh qua các dấu hiệu, tìm hiểu phương pháp điều trị.  

Các phương pháp nào dùng trong điều trị bệnh suy gan?

Suy gan là hiện tượng chức năng gan suy giảm, gan bị hủy hoại, biến dạng và khó phục hồi. Suy gan dẫn đến gan không thể thực hiện các chức năng quan trọng đối với cơ thể.

Suy gan bao gồm 2 dạng là suy gan cấp tính và suy gan mãn tính.

  • Suy gan mãn tính: đây là hậu quả của việc xơ gan có diễn biến xảy ra chậm mất vài tháng hoặc vài năm mới xuất hiện triệu chứng của bệnh. 
  • Suy gan cấp tính: xảy ra đột ngột mà không có bất cứ triệu chứng nào. Bệnh thường tấn công nhanh và chức năng gan sẽ bị mất trong vòng vài ngày hoặc vài tuần. Suy gan cấp có tỷ lệ tử vong cao lên đến 50 – 90% nếu không được điều trị hợp lý.

Nguyên nhân gây suy gan

Suy gan do nhiều yếu tố và nguyên nhân gây ra. Có một số nguyên nhân chính gây ra bệnh như:

Mắc viêm gan do virus A, B, C, D... là một trong những căn nguyên gây suy gan cấp. Bên cạnh đó có các loại virus khác liên quan đến tình trạng suy gan như: Epstein-Barr (EBV), cytomegalo (CMV) và herpes simplex (HSV).

  • Do dùng quá liều một số các loại thuốc như paracetamol, halothane, thuốc kháng viêm không steroid, thuốc chống co giật…
  • Sử dụng các thực phẩm chứa chất độc.
  • Người thường xuyên uống nhiều rượu, bia.
  • Hút thuốc lá.
  • Bị ngộ độc nấm mủ tử thần Amanita phalloides đây là nấm độc hoang dã thường bị nhầm lẫn với nấm ăn được an toàn.
  • Sốc: tình trạng nhiễm trùng huyết và sốc có thể làm giảm nghiêm trọng lưu lượng máu đến gan và gây suy gan.

Ngoài ra bệnh suy gan còn có các nguyên nhân khác gây ra bệnh, tuy nhiên chưa được liệt kê ở trên. Nếu bạn đọc thắc mắc hãy liên hệ trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để có thêm nhiều thông tin chi tiết.

Các triệu chứng nhận biết bệnh suy gan

Ở trong giai đoạn đầu mắc bệnh suy gan thì sẽ có các triệu chứng không rõ ràng và dễ nhầm lẫn với những bệnh khác như:

  • Người bệnh buồn nôn, nôn mửa.
  • Cơ thể chán ăn, mệt mỏi.
  • Có các triệu chứng tiêu chảy.
  • Trọng lượng cơ thể giảm nhanh chóng.

Khi bệnh tiến triển vào giai đoạn nặng hơn thì sẽ xảy ra các triệu chứng như:

Vàng da, vàng mắt: dấu hiệu nhận biết phổ biến của bệnh gan. Lý giải cho việc này là do chức năng gan bị suy giảm dẫn đến tích tụ bilirubin trong máu và gây ra tình trạng vàng da, vàng mắt.

  • Có các vết bầm da hoặc chảy máu bất thường: suy gan dẫn đến gan không thể thải độc máu tốt và bạn sẽ gặp phải các vấn đề về đông máu bề mặt da. Từ đó dẫn đến các vết bầm trên da, thậm chí chảy máu mà không rõ nguyên nhân.
  • Chướng bụng hoặc có sự tích tụ dịch ở trong bụng: Khi gan nằm dưới sườn phải nên có thể khiến cho người bệnh thấy đau nhói, âm ỉ ở khu vực sườn phải bị suy gan.
  • Chân cơ thể phù nề và tích tụ dịch.

Dù là bất cứ triệu chứng nào người bệnh cần theo dõi cơ thể khi thấy có các triệu chứng khác thường và đến cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám.

Các giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn chia sẻ mỗi người bệnh sẽ có các triệu chứng nhận biết bệnh khác nhau, nên không được phép chủ quan. Còn nhiều dấu hiệu suy gan khác mà chưa được liệt kê ở trên. Nếu người bệnh thắc mắc hãy hỏi bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp.

suy-gan
Có những phương pháp nào để điều trị bệnh suy gan?

Các phương pháp điều trị

Trước khi điều trị bệnh suy gan người bệnh cần phải thực hiện một vài các xét nghiệm, siêu âm để có kết quả khám chính xác, cụ thể một số kỹ thuật thường dùng trong chẩn đoán bệnh như:

  • Chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, chụp CT: những hình ảnh rõ nét phát hiện các bất thường trên gan
  • Xét nghiệm máu: phát hiện được các bất thường trong máu cũng có sẽ liên quan đến bệnh suy gan.
  • Sinh thiết: lấy một mành gan nhỏ sẽ được bác sĩ chuyên khoa để từ đó phát triển những tổn thương của gan.

Khi đã có kết quả chẩn đoán chính xác thì bác sĩ sẽ căn cứ vào mức độ bệnh, tình trạng sức khỏe của người bệnh thì sẽ có phương pháp điều trị phù hợp, cụ thể như:

Điều trị bằng thuốc

Trường hợp mắc bệnh suy gan nhẹ và chưa mắc nhiều tổn thương thì bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh dùng thuốc để chống lại nguyên nhân gây suy gan và đồng thời hỗ trợ giúp gan nhanh phục hồi hơn.

Việc dùng thuốc người bệnh cần tuân thủ đúng theo liều lượng, thời gian mà bác sĩ hướng dẫn để cải thiện triệu chứng do bệnh gây ra và hạn chế tác dụng phụ có thể xảy ra.

Sử dụng phương pháp phẫu thuật

Khi gan bị tổn thương nặng hoặc đã bị tổn thương một phần thì sẽ cần phẫu thuật cắt bỏ phần gan bị tổn thương để ngăn chặn tình trạng lây lan.

Người bệnh không cần quá lo lắng khi trải qua phẫu thuật vì gan có thể tự hồi phục nên sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Ghép gan

Cho trường hợp gan bị tổn thương quá nặng hoặc vùng tổn thương rộng thì người bệnh cần thực hiện ghép gan nhằm đảm bảo sức khỏe cho toàn bộ cơ thể.

Dù thực hiện phương pháp điều trị nào thì người bệnh cần chú ý đến vấn đề  chăm sóc, điều trị để gan mau chóng được hồi phục và thực hiện tốt chức năng vốn có của gan.

Ngoài ra cần thay đổi thói quen sinh hoạt, tập luyện, dinh dưỡng để hỗ trợ tốt cho việc điều trị  và ngăn ngừa tình trạng tái phát.

  • Thực hiện tiêm vắc xin phòng ngừa các bệnh lý về gan như nhằm đẩy lùi các tác nhân gây bệnh lý về gan.
  • Chế độ ăn uống khoa học, chú ý sử dụng các thực phẩm tốt cho gan và thực phẩm làm mát gan.
  • Tránh xa rượu, bia, hút thuốc lá, cafein… hoặc các tác nhân xấu gây bệnh lý về gan.
  • Duy trì việc tập thể dục thể thao thường xuyên nhằm tăng cường sức đề kháng và phòng tránh tốt các bệnh. Thực hiện các bài tập nhẹ nhàng phù hợp với sức khỏe như: đi bộ, chạy thể dục…

Từ những thông tin về bệnh suy gan ở trên chắc hẳn bạn đọc đã hiểu rõ nguyên nhân, dấu hiệu, phương pháp điều trị của bệnh. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo nên nếu người bệnh có thắc mắc hãy hỏi trực tiếp bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp cụ thể, chính xác.