Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Bệnh đục thủy tinh thể có nguy hiểm không? Dấu hiệu để nhận biết bệnh như thế nào?

Cập nhật: 13/12/2021 06:08 | Trần Thị Mai

Đục thủy tinh thể là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến thị lực và xảy ra phổ biến ở người cao tuổi. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cụ thể về thông tin bệnh đục thủy  tinh thể, bạn đọc hãy cùng theo dõi nhé.  

Bệnh đục thủy tinh thể có nguy hiểm không? Dấu hiệu để nhận biết bệnh như thế nào?

Nguyên nhân gây ra đục thủy tinh thể

Thủy tinh thể là thấy kính trong suốt và có vai trò quan trọng giúp mắt có thể nhìn được những vật ở các khoảng cách xa gần khác nhau. Trong trường hợp bạn tiếp xúc với ánh sáng đến võng mạc từ  đó giúp nhìn rõ nét hơn hình ảnh bên ngoài.

Đục thủy tinh thể là tình trạng rối loạn thị lực do cấu trúc protein của thủy tinh thể thay đổi dưới tác động của các chất có hại sinh từ bên trong cơ thể hoặc từ môi trường bên ngoài.

Bệnh đục thủy tinh thể được phân loại các bệnh lý như:

  • Đục thủy tinh thể tuổi già: Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ảnh hưởng đến thị lực ở độ tuổi trung niên.
  • Đục thủy tinh thể do bệnh lý: Người mắc các bệnh lý như tăng huyết áp, béo phì, đái tháo đường… dẫn đến bệnh đục thủy  tinh thể.
  • Đục thủy tinh thể do chấn thương: Sau khi gặp phải chấn thương gây ra đục thủy tinh thể.
  • Đục thủy tinh thể do bẩm sinh: Ngay khi trẻ mới sinh ra đã mắc tình trạng đục thủy tinh thể do mắc các rối loạn di truyển hoặc mẹ mắc các bệnh như giang mai.

Nguyên nhân phổ biến gây ra đục thủy tinh thể là do lão hóa. Tuy nhiên tình trạng bị đục thủy tinh thể diễn biến khá chậm và thời kỳ đầu không cảm thấy khó chịu và có các triệu chứng không rõ ràng.  Lâu dần sẽ làm cản trở đến thị lực và khó khăn trong công việc, đọc sách hoặc các sinh hoạt hàng ngày.

Một số các nguyên nhân gây ra tình trạng đục thủy tinh thể như:

Nguyên nhân nguyên phát

Do có các bẩm sinh liên quan đến các rối loạn yếu tố di truyền.

Qúa trình lão hóa tự nhiên gây ảnh hưởng đến dinh dưỡng cho thủy tinh thể và thường trên 50 tuổi.

Nguyên nhân thứ phát

Do các bệnh lý về mắt như viêm màng bồ đào…

Có tiền sử chấn  thương mắt.

Sử dụng thường xuyên hoặc quá lạm dụng các loại thuốc có thể gây ảnh hưởng đến mắt như corticoid, thuốc hạ mỡ máu, thuốc chống trầm cảm…

Có tiền sử mắc các bệnh lý như đái tháo đường, béo phì, tăng huyết áp.

Đặc thù công việc phải tiếp xúc tia tử ngoại, ánh sáng tia chớp, tia hàn…

Bên cạnh đó còn có các yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể như:

  • Do người bệnh không chú ý cung cấp các dưỡng chất cho mắt.
  • Sử dụng quá nhiều các chất kích thích, đồ uống có cồn như bia, rượu…
  • Người bị căng thẳng thường xuyên và tiếp xúc với môi trường khói bụi ô nhiễm.

Ngoài ra sẽ còn có nhiều nguyên nhân và yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể mà chưa được liệt kê ở trên. Nếu bạn đọc thắc mắc hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết.

Dấu hiệu nhận biết bênh đục thủy tinh thể

Thường thì bệnh đục thủy tinh thể sẽ có diễn biến bệnh âm thầm và không gây đau đớn, ngay khi mắc bệnh sẽ rất khó để phát hiện ra triệu chứng. Chỉ đến khi bước vào giai đoạn nghiêm trọng mới xuất hiện các triệu  chứng như:

  • Giảm thị lực, mắt nhìn mờ hơn, rất khó nhìn và bị mỏi mắt khi nhìn tập trung vào vật nào đó.
  • Mắt dễ bị nhạy cảm với ánh sáng, lóa mắt, nhìn ở ngoài sáng bị khó hơn so với nhìn ở nơi có bóng râm. 
  • Xuất hiện triệu chứng nhìn đôi, nhìn một vật thành nhiều vật.
  • Có màn sương nhìn mờ che trước mắt.

Tất cả các triệu chứng ở trên có thể xuất hiện ở một mắt hoặc hai mắt. Nên ngay khi mắc các dấu hiệu khác của thị lực thì người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị bệnh hiệu quả.

duc-thuy-tinh-the
Phương pháp điều trị bệnh đục thủy tinh thể hiệu quả

Bệnh đục thủy tinh thể có nguy hiểm không?

Đục thủy tinh thể có thể là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mù lòa nếu không được điều trị đúng cách hoặc phát hiện sớm thì có thể gây ra các ảnh hưởng đến sức khỏe như:

  • Làm ảnh hưởng đến thể chất của người bệnh: Khi mắt bị yếu sẽ gây khó khăn hoặc các phiền toái trong sinh hoạt, công việc của người bệnh. Đồng thời họ có thể tham gia giao thông dễ bị va chạm, gặp tai nạn do không nhìn rõ phương tiện đặc biệt vào buổi chiều hoặc tối. Đối với những trường hợp nghiêm trọng hơn thì có thể nhờ đến sự giúp đỡ của người khác để di chuyển và sinh hoạt cá nhân.
  • Ảnh hưởng đến tâm lý: Khi không thể thực hiện được các hoạt động sinh hoạt, công việc đời thường mà cần nhờ vào người khác thì người bệnh sẽ dễ bị tự ti, chán chường… Nếu kéo dài trong suốt một thời gian sẽ dẫn đến cảm giác lo âu, trầm cảm hoặc mắc các vấn đề về thần kinh nguy hiểm khác.
  • Tình trạng đục thủy tinh thể kéo dài sẽ dẫn đến tăng nhãn áp, vỡ bao và phản ứng viêm màng bồ đào, mắt không thể điều tiết dịch gây ra cảm giác đau dữ dội cho người bệnh.
  • Nghiêm trọng hơn sẽ làm teo thần kinh mắt và rất khó để phục hồi trở lại kể cả có phẫu thuật. Lúc này khả năng phục hồi của người bệnh sẽ kém và thậm chí có nhiều trường hợp dẫn đến mù lòa.

Cách điều trị bệnh đục thủy tinh thể

Để xác định chính xác mức độ đục thủy tinh thể thì bác sĩ sẽ căn cứ các bệnh lý của bạn và thực hiện những xét nghiệm kiểm tra mắt như: Kiểm tra thị lực, kiểm tra mắt bằng kính hiển vi, xét nghiệm máu, khám võng mạc…

Từ đó sẽ đưa ra những biện pháp để cải thiện thị lực và điều trị đục nhân mắt một cách phù hợp hơn. Một số phương pháp điều trị phổ biến bệnh đục thủy tinh thể như:

Điều trị bằng kính

Nếu trường hợp mắc bệnh ở giai đoạn sớm thì bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện cách đeo kính hoặc dùng kính lúp để hỗ trợ việc cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho mắt của người bệnh.

Đồng thời người bệnh cũng được khuyên nên làm việc trong môi trường ánh sáng tốt để giảm thiểu được triệu chứng rối loạn thị giác.

Phương pháp phẫu thuật 

Trường hợp người bệnh bị mất thị lực và không thể sử dụng thuốc hay đeo kính thì người bệnh sẽ cần được tiến hành phẫu thuật và thay thế thủy tinh nhân tạo. 

Phẫu thuật Laco sẽ là một trong những phương pháp an toàn và cực kỳ hiệu quả trong việc cải thiện thị lực.

Phương pháp này bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ trên mắt và phá vỡ thủy tinh thể bằng sóng siêu âm và lấy ra phần thủy tinh thể bị đục và thay vào đó bằng thủy tinh thể nhân tạo.

Khi thực hiện phương pháp này sẽ có những ưu điểm như: Chi phí mổ hợp lý, vết mổ nhỏ, thị lực sẽ nhanh chóng được phục hồi và thời gian ngắn chỉ trong khoảng 20 - 30 phút, xuất viện ngay trong ngày.

Bên cạnh các phương pháp điều trị đục thủy tinh thể ở trên thì chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất bằng cách:

  • Bổ sung những thực phẩm như thịt nạc, sữa bò, đậu phù, sữa đậu nành… có chứa nhiều protein.
  • Cà rốt, cà chua, rau chân vịt, bắp cải, táo, lê, gan, xà lách… là nhóm thực phẩm có chứa nhiều vitamin mà người bệnh nên ăn hàng ngày.
  •  Thực phẩm chứa kẽm như thịt nạc, cá trắm đen, sò biển, đậu phộng, quả óc chó… chứa nhiều kẽm rất tốt cho người bệnh.
  • Người mắc bệnh không nên ăn những loại thức ăn cay, nóng, thuốc lá, rượu bia…

Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh đục thủy tinh thể, hy vọng nó sẽ hữu ích cho bạn đọc. Tuy nhiên những thông tin ở trên chỉ mang tính chất tham khảo, nếu người bệnh thắc mắc gì hãy hỏi bác sĩ để được giải đáp chi tiết nhất.